- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
3 điều "cấm kỵ" khi giáo dục con trai tuổi vị thành niên, bố mẹ nhất định phải dè chừng
Tuổi mới lớn là giai đoạn đặc biệt trong quá trình trưởng thành của trẻ em, tâm sinh lý trẻ có những thay đổi to lớn. Đây cũng là thách thức lớn với các bậc phụ huynh trong quá trình giao tiếp, nuôi dạy trẻ.
Trẻ ở tuổi vị thành niên với những thay đổi và bất ổn về tâm sinh lý khi dậy thì, nhất là các bé trai thường khiến các bố mẹ rất đau đầu, nhiều người thậm chí còn thốt lên những tiếng thở dài bất lực như:
"Con trai vị thành niên khó quản quá, nóng tính kinh khủng. Tôi chỉ nói vài câu động đến nó, nó đã khó chịu rồi. Nhiều lúc không dám nói về nó nữa, tâm trạng thất thường, tức giận vô cớ, không biết nên làm thế nào nữa…”
"Con trai tôi luôn ngoan ngoãn và lanh lợi hơn cho đến năm 10 tuổi, nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, nó hoàn toàn giống như một đứa trẻ, hành xử thì tùy hứng xong suốt ngày chống đối và làm trái ý bố mẹ. Nếu bạn bảo nó đi phía đông, nó sẽ đi phía tây, tôi nhiều khi phát điên lên với nó, không biết thế nào mà lần ...”
"Con trai tôi trước rất hay nói cười nhưng khi bước vào tuổi dậy thì, về nhà nó lại đóng cửa phòng ngủ, cứ lầm lì chẳng muốn nói chuyện gì với mọi người trong gia đình. Tôi cũng không biết đứa nhỏ đang suy nghĩ cái gì?...."
Đó là những than thở rất phổ biến của các bậc phụ huynh khi có con trai ở tuổi vị thành niên. Nhiều bố mẹ rơi vào tâm trạng bất lực, lo lắng, thậm chí đau đớn, khổ sở… khi đối mặt với những cậu bé thời kỳ dậy thì và nổi loạn này (các bé gái khoảng 10 tuổi và các bé trai vào khoảng 12 tuổi).
Theo thạc sĩ tâm lý học, khoa học não bộ và giáo sư Đại học Harvard, ông Daniel Siegel cũng đã mô tả tuổi dậy thì như sau: “Tuổi vị thành niên là đỉnh cao thứ hai của sự phát triển trí não, trẻ lúc này nổi loạn và hay thay đổi, khó giao tiếp, bốc đồng và hay nghi ngờ, cũng hoang mang, ham muốn sự độc lập, trưởng thành và muốn chứng tỏ giá trị của mình”.
Như vậy, tuổi mới lớn là giai đoạn đặc biệt trong quá trình trưởng thành của trẻ em, tâm sinh lý trẻ có những thay đổi to lớn. Đây cũng là thách thức lớn với các bậc phụ huynh trong quá trình giao tiếp, uốn nắn và hướng dẫn trẻ. Và khi giáo dục con trai vị thành niên, có 3 điều “cấm kỵ” mà cha mẹ nhất định phải biết để không mắc sai lầm.
# 1. Tránh dùng vũ lực để trấn áp
Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng khi con cái ở tuổi vị thành niên, chúng hay cãi lại và mất bình tĩnh, không nghe lời, dễ mất kiểm soát cảm xúc… Đối mặt với những hành vi này của trẻ, nếu cha mẹ cảm thấy khó chịu và bất lực, họ thường chọn cách dùng vũ lực để trấn áp trẻ, như đánh đập hoặc la mắng, chỉ trích.
Tuy nhiên, sự đàn áp của cha mẹ bằng vũ lực không những không làm cho trẻ nghe lời mà còn gây ra sự phản kháng từ trẻ và thậm chí là mâu thuẫn lớn hơn với cha mẹ. Lý do có thể lý giải như sau:
Trong một cuốn sách nói về sự khác biệt lớn giữa con trai và con gái đã cho biết rằng trong giai đoạn tiền dậy thì, tức là bắt đầu từ khoảng 10 tuổi, các bé trai có thể bị tác động bởi 7 đến 10 lần "đạt đỉnh" hoặc "tăng" testosterone mỗi lần/ngày. Các đợt testosterone ở tuổi thiếu niên có thể làm cho hạch hạnh nhân to ra. Các hạch hạnh nhân nằm trong hệ limbic và chịu trách nhiệm tạo ra cảm xúc giận dữ, sợ hãi. Điều này khiến các bé trai tuổi mới lớn trở nên hung hãn và hiếu chiến hơn trước.
Hơn nữa, sự phát triển của vỏ não trước trán trong não của trẻ vị thành niên, nơi chịu trách nhiệm kiểm soát các xung động, vẫn chưa hoàn thiện. Sự trù dập của cha mẹ sẽ khiến những cậu bé tuổi mới lớn vốn đã hiếu thắng, dễ mất kiểm soát cảm xúc lại càng trở nên vô lý và có những quyết định liều lĩnh, những việc khiến bản thân và cha mẹ phải ân hận cả đời.
Câu chuyện một cậu bé 14 tuổi ở Vũ Hán (Trung Quốc) nhảy khỏi tòa nhà là một bằng chứng chấn động dư luận. Cụ thể, do cậu bé đang đánh bài trong lớp nên cô giáo đã gọi điện cho phụ huynh. Sau khi mẹ của cậu bé chạy đến trường, bà đã lao lên và tát con trai ngay tại hành lang nơi mọi người qua lại. Tiếp đến, bà còn véo mạnh vào cổ con trai mình một cái rồi trong miệng mắng chửi gì đó và bỏ đi. Còn cậu bé thì nhìn theo hướng mẹ đi rồi trèo lên lan can, nhảy xuống từ cửa sổ trên tầng năm.
Một số người có thể nói tại sao đứa trẻ mỏng manh đến mức nhảy khỏi tòa nhà khi bị mẹ đánh, mắng, hoặc chỉ trích. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của testosterone trong cơ thể và sự phát triển chưa hoàn thiện của vỏ não kiểm soát xung động trước trán, cậu bé có thể thực sự không kìm nén được hành vi bốc đồng trong tâm trí của mình lúc đó.
Vì vậy, khi cha mẹ đối mặt với một cậu bé vị thành niên, xin đừng vội buộc tội, chỉ trích hay đánh đập và đàn áp nó bằng vũ lực, bởi vì sự giáo dục của cha mẹ càng khó thì sức bật của trẻ vị thành niên càng lớn. Cũng giống như định luật thứ ba về chuyển động của Newton: mọi lực đều có phản lực theo hướng ngược lại.
Nếu bạn luôn muốn đàn áp chúng bằng vũ lực, thì rất có thể trẻ sẽ ra tay khiến cha mẹ hối hận, và sẽ xảy ra tình huống mà cha mẹ không muốn gặp. Thay vào đó, đối với những cậu bé ở tuổi vị thành niên, cha mẹ nên học cách hiểu và bao dung những lỗi lầm của con, đừng dùng vũ lực để ép buộc con phải tuân theo sự giáo dục của mình.
# 2. Tránh cằn nhằn và thuyết giảng
Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển từ thời kỳ phát triển non nớt sang thời kỳ trưởng thành của một đứa trẻ, tức là giai đoạn chuyển tiếp từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành, khi tâm lý của trẻ ở trạng thái “nửa độc lập, nửa phụ thuộc”.
Bị thúc đẩy bởi tâm lý bán trưởng thành này, đứa trẻ đặc biệt không muốn bị cha mẹ sai khiến và kiềm chế ở mọi nơi. Vì vậy, các bé trai ở tuổi vị thành niên có thể sợ và chán nhất sự cằn nhằn và thuyết giáo của cha mẹ.
Một là vì cha mẹ làm chúng khó chịu với việc dạy dỗ lặp đi lặp lại. Thứ hai là sự “cằn nhằn” của cha mẹ truyền đi thông điệp thiếu tin tưởng và thiếu tôn trọng các em, trong khi vị trẻ thành niên cho rằng mình có khả năng tư duy và làm việc mà không cần cha mẹ phải liên tục “chỉ trỏ” với suy nghĩ như: “Con đã là người lớn rồi”, “Con biết cách để làm mọi thứ, con biết điều gì đúng hay sai, con biết ... ".
Theo quan điểm của trẻ thì sự cằn nhằn của cha mẹ có nghĩa là một kiểu kiểm soát và bắt chúng phải vâng lời. Kết quả là, cha mẹ càng cằn nhằn, con cái càng chống đối cha mẹ, điều này đã trở thành một cách quan trọng để chúng tuyên bố độc lập và thoát khỏi sự kiểm soát.
Một nghiên cứu của Harvard cho thấy 80% sự nổi loạn của trẻ em bắt nguồn từ việc giao tiếp với cha mẹ của chúng và các bậc cha mẹ thông minh cần tập trung vào việc giao tiếp với con cái của họ.
Giáo sư Li Meijin cũng khuyên các bậc cha mẹ rằng khi giao tiếp với các bé trai vị thành niên, hãy ít nói để tỏ ra oai vệ. Vì vậy, các bậc cha mẹ có con ở tuổi vị thành niên phải “học cách im lặng”, đồng thời cần nhớ nguyên tắc: “Tôn trọng ý kiến của trẻ em và giao tiếp không độc đoán”.
Do hạn chế về tuổi tác và kinh nghiệm, suy nghĩ, quan điểm và thực hành của trẻ có thể còn non nớt, không chính xác và không phù hợp. Cha mẹ không nên cằn nhằn, đổ lỗi hoặc tấn công trẻ mà hãy giao tiếp và thương lượng bằng sự đồng cảm, tìm kiếm điểm chung nhưng vẫn phải “bảo lưu” sự khác biệt.
#3. Tránh để cha mẹ áp đặt mong muốn của mình lên con cái.
Cha mẹ luôn nghĩ rằng mình đã đi nhiều con đường, đã trải qua nhiều chuyện, có kinh nghiệm sống phong phú và để con cái không phải chịu những mất mát, đi đường vòng, họ tự sắp xếp cho con mọi điều, yêu cầu con phải nghe lời họ. Nhưng các bậc cha mẹ đã bỏ qua một điểm, rằng cách họ cho là đang nghĩa cho con cái, thực chất lại là tước đoạt quyền lựa chọn của con cái và đó là biểu hiện trực tiếp nhất của việc áp đặt ý thức của chính mình lên con cái.
Trong khi đó trẻ vị thành niên, có ý thức tự chủ và mong muốn độc lập mạnh mẽ hơn, khi cha mẹ áp đặt ý muốn của mình lên con cái chắc chắn sẽ gây ra sự phản kháng từ trẻ, từ đó dẫn đến xung đột giữa con cái với cha mẹ, khiến mối quan hệ sẽ trở nên căng thẳng, khó tìm được tiếng nói chung.
Tuổi mới lớn cũng là giai đoạn các bé trai đòi hỏi sự độc lập, với chính kiến và lựa chọn của mình, cha mẹ phải thích nghi với sự phát triển tâm lý của con, học cách buông bỏ, cho con nhiều lựa chọn và tự chủ, để con ngày càng bay cao bay xa hơn trong tương lai.
Đôi khi những đứa trẻ nổi loạn không phải vì chúng hư mà lý do nổi loạn lại bắt nguồn từ chính phương pháp nuôi dạy sai lầm của cha mẹ. Là những bậc cha mẹ hết mực yêu thương con cái, chúng ta phải chú ý đến ba điều “cấm kỵ” nêu trên trong việc giáo dục con trai ở tuổi vị thành niên để con mình có thể vượt qua tuổi dậy thì một cách suôn sẻ và trưởng thành.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ5 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ11 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ14 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ17 giờ trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ2 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNăm ngoái, khi đang dùng bữa tại một nhà hàng ở Ohio (Mỹ), Sherry Howard, 53 tuổi, nhận được cuộc gọi từ cô con gái 28 tuổi, nhờ mua đồ ăn của nhà hàng mang về. Howard lúc đó rất sửng sốt, không phải vì việc mua đồ ăn mà vì con gái biết bà đang ở đâu.