3 khác biệt lớn giữa trẻ xem và không xem tivi khi trưởng thành, nghe xong bố mẹ chỉ muốn "ném" tivi ngay lập tức

Không thấy được những hậu quả hiện tại tác động lên tinh thần, tính cách, sức khỏe... của việc xem tivi ở trẻ nhỏ nên hầu hết cha mẹ vẫn để con xem thoải mái.

Trong bộ phim nổi tiếng đã lớn lên cùng nhiều thế hệ khán giả Việt mang tên "Charlie và nhà máy Socola" có một câu thoại để lại rất nhiều suy ngẫm cho các bậc làm cha làm mẹ: "Đừng bao giờ để con của bạn đến gần tivi, bạn thậm chí còn không nên mua nó. Đây là điều ngu ngốc nhất trên đời!"

Một câu hỏi được đặt ra lúc này chính là: "Tivi liệu có thực sự đáng sợ đến như vậy?".

Trên thực tế, có nhiều bậc cha mẹ hiện nay đã vô tình để cho con cái tiếp xúc với tivi như một thói quen, bởi chỉ có như vậy cha mẹ mới dễ dàng dỗ dành các con ngồi ngoan và làm theo những yêu cầu của bố mẹ để họ có thời gian làm thêm những việc khác hoặc nghỉ ngơi chốc lát.

Thậm chí, có không ít bậc cha mẹ coi tivi là "bảo mẫu" của trẻ: Con khóc thì cho xem tivi, con không ăn cũng cho xem tivi,…

Thế nhưng, hậu quả nghiêm trọng của việc cho trẻ tiếp xúc với tivi trong thời gian dài sẽ như thế nào thì các bậc phụ huynh đã biết chưa?

Ngay từ năm 1998, các giáo sư Đại học Harvard đã đưa ra đề xuất:

- Không cho trẻ em dưới 2 tuổi tiếp xúc với tivi.

- Trẻ em từ 2-4 tuổi không được xem TV quá 1 giờ.

- Trẻ em từ 4-8 tuổi không được sử dụng các thiết bị điện tử quá 2 giờ.

3 khác biệt lớn giữa trẻ xem và không xem tivi khi trưởng thành, nghe xong bố mẹ chỉ muốn ném tivi ngay lập tức-1


Đề xuất này được đưa vào sách giáo dưỡng bằng hàng chục ngôn ngữ bao gồm: Pháp, Nhật Bản, Đức và Hoa Kỳ.

Tại Pháp, vào năm 2008 đã cấm tất cả các chương trình về trẻ em dưới 3 tuổi. Nội dung của các kênh dành cho trẻ em phải được kiểm soát nghiêm ngặt trước khi trẻ em có thể xem.

Những đề xuất này của các giáo sư Đại học Harvard xuất phát từ kết quả nghiên cứu về những đứa trẻ có xem tivi và không xem tivi lúc còn nhỏ. Theo đó, sự khác biệt giữa hai đối tượng này là rất lớn khi chúng bước vào độ tuổi trưởng thành.

1. Thị lực kém

Những trẻ thích xem tivi thường ngồi rất lâu trước màn hình khiến mắt không được nghỉ ngơi, vận động. Ngoài ra ánh sáng từ màn hình dễ làm trẻ bị cay mắt, khô mắt, mỏi mắt,… Đây chính là những nguyên nhân cơ bản khiến nhiều trẻ bị giảm thị lực, cận thị.

3 khác biệt lớn giữa trẻ xem và không xem tivi khi trưởng thành, nghe xong bố mẹ chỉ muốn ném tivi ngay lập tức-2

Trong khi đó, những trẻ không thích xem tivi thường sẽ dành nhiều thời gian cho các môn thể thao ngoài trời hoặc chơi với các loại đồ chơi khác nhau, giúp tầm nhìn của trẻ không bị ảnh hưởng, mắt cũng không cần thiết phải hoạt động quá sức như khi tiếp xúc với màn hình tivi, điện thoại, máy tính…

Bên cạnh đó, các bé thích đi chơi xa và thường xuyên được đi ra ngoài ít bị ảnh hưởng đến thị lực hơn nữa vì trẻ dành nhiều thời gian ở ngoài trời, ngắm cảnh vật giúp đôi mắt được xoa dịu và sáng khỏe hơn. Đó cũng là lý do mà thị lực của trẻ xem tivi kém hơn rất nhiều so với những trẻ không xem tivi thường xuyên.

2. Khả năng diễn đạt ngôn ngữ thiếu linh hoạt, ít nói

Cũng theo nghiên cứu của các giáo sư ở Đại học Harvard, những đứa trẻ thích xem tivi có khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém hơn các bạn. Điều này dễ hiểu khi tất cả các chương trình truyền hình đều được thiết kế màu sắc, âm thanh sống động, bắt mắt để thu hút sự chú ý trẻ. Lâu dần, trẻ khó có thể thoát ra và bị lệ thuộc vào thế giới ảo trên tivi, ít giao tiếp với thế giới thực nên kỹ năng diễn đạt bị kém đi.

Ngược lại, những trẻ không thích xem tivi có nhiều thời gian để giao tiếp với mọi người giúp khả năng diễn đạt ngôn ngữ được linh hoạt hơn.

3 khác biệt lớn giữa trẻ xem và không xem tivi khi trưởng thành, nghe xong bố mẹ chỉ muốn ném tivi ngay lập tức-3

Khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều bất lợi trong cuộc sống khi lớn lên và phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

3. Giảm tập trung

Vào năm 2000, ông Edward Hallowell - Giáo sư trường Đại học Harvard, cũng là nhà tâm lý học trẻ em nổi tiếng đã tiến hành cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng khi trẻ khoảng 3 tuổi xem tivi trong một giờ thì sự tập trung của chúng sẽ giảm khoảng 10% khi lên 6 tuổi. Các triệu chứng mất tập trung, nghiện Internet đều liên quan đến các sản phẩm điện tử như: tivi, máy tính, điện thoại thông minh...

Nguyên nhân được xác định là do tivi có màu sắc tươi sáng, cảm giác vui vẻ, âm thanh sống động và giọng nói cuốn hút. Bởi lẽ đó, nếu xem tivi lâu sẽ ảnh hưởng mạnh tới sự phát triển thị giác và thính giác của trẻ khiến chúng dễ bị mất tập trung.

3 khác biệt lớn giữa trẻ xem và không xem tivi khi trưởng thành, nghe xong bố mẹ chỉ muốn ném tivi ngay lập tức-4

Tất cả chúng ta đều biết rằng sự tập trung là điều đặc biệt quan trọng đối với trẻ. Dù là học tập, sinh hoạt hay làm việc thì khả năng tập trung sẽ giúp bạn xử lý được rất nhiều công việc hữu ích còn những trẻ thiếu tập trung thì cuộc sống của chúng dường như bị chậm lại, thậm chí mọi thứ đều phụ thuộc vào cha mẹ.

Do đó, để khắc phục tất cả những hệ lụy có thể phát sinh và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và thể chất của trẻ trong tương lai, các bố mẹ cần quan tâm, giám sát, kiểm tra trẻ thường xuyên hơn. Ngoài ra cần lập cho trẻ thời gian biểu cụ thể về thời gian học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi, giải trí phù hợp và yêu cầu trẻ cam kết thực hiện.

Đồng thời, bố mẹ cũng cần thay giáo viên giám sát, giúp đỡ việc học tại nhà, học trực tuyến qua internet, tivi của các con. Có thể không cần cấm tuyệt đối việc trẻ xem tivi, sử dụng điện thoại mà kiểm soát một cách thông minh - nghĩa là cho phép con sử dụng chừng mực trong một khuôn khổ, giới hạn nhất định.

Theo Trí Thức Trẻ 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/3-khac-biet-lon-giua-tre-xem-va-khong-xem-tivi-khi-truong-thanh-nghe-xong-bo-me-chi-muon-nem-tivi-ngay-lap-tuc-2220218414456939.htm

tivi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.