3 lý do vì sao bố mẹ không nên để trẻ ngủ với ông bà, nghe có vẻ vô lý nhưng có chứng cứ khoa học đàng hoàng?

Có những lý do rất khoa học khi không nên để con cái còn nhỏ ngủ chung với ông bà, điều này sẽ tốt cho cả 2 bên.

"Có nên để trẻ ngủ với ông bà không?" Khi nhắc đến câu hỏi này, có lẽ không ít bố mẹ tỏ ra hoang mang, họ thắc mắc tại sao người già không được ngủ cùng trẻ, có phải do thành kiến hay yếu tố nào khác.

Trên thực tế, câu trả lời của câu hỏi trên là không. Nguyên nhân được giải thích bởi 3 yếu tố sau đây:

1. Không có lợi cho mối quan hệ cha mẹ và con cái

Ban đêm là thời điểm một đứa trẻ cần cảm giác an toàn bên cạnh bố mẹ nhất. Nếu vì lý do nào đó, đứa trẻ buộc phải ngủ với ông bà nhiều, chúng có xu hướng dần xa cách bố mẹ mình hơn. Điều này đương nhiên không có lợi cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Nếu giữa cha mẹ và con cái không có sự gắn kết, đứa trẻ sau này sẽ khó dạy dỗ.

3 lý do vì sao bố mẹ không nên để trẻ ngủ với ông bà, nghe có vẻ vô lý nhưng có chứng cứ khoa học đàng hoàng?-1
Con cái ngủ nhiều với ông bà không có lợi cho mối quan hệ với bố mẹ.

2. Không tốt cho sức khỏe của trẻ

Con người càng già, chức năng các bộ phận trong cơ thể sẽ suy yếu theo, đặc biệt là phổi. Màng nhầy ở mũi có chức năng lọc bụi bẩn, khi cơ thể già đi, chức năng này sẽ kém dần, không có lợi cho việc trao đổi khí. Hơn nữa, niêm mạc đường hô hấp cũng lão hóa và co lại, dịch tiết trong phế quản khó thải ra ngoài, khí thở ra sẽ có mùi đặc trưng.

Vì thế, khi ở gần người già, bạn sẽ cảm thấy người già thở ra có mùi khó chịu. Nếu trẻ em ngủ thường xuyên với ông bà, chúng sẽ dễ dàng hít phải khí này, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

3 lý do vì sao bố mẹ không nên để trẻ ngủ với ông bà, nghe có vẻ vô lý nhưng có chứng cứ khoa học đàng hoàng?-2
Ngủ chung với ông bà không tốt cho việc hô hấp của trẻ. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, mặc dù người già thường xuyên vệ sinh tắm rửa nhưng cơ thể họ vẫn có mùi đặc trưng. Thực ra, mùi này chính là diacetyl. Da của người già thường thô ráp, mỏng manh, dễ bong tróc nên tạo điều kiện cho vi khuẩn, bọ phát triển trên lớp bã nhờn ở da. Điều này khiến da của người già có mùi khó chịu tỏa ra tự nhiên.

Người lớn tiếp xúc với những lớp bong tróc da của người già thường không có vấn đề gì. Thế nhưng đối với trẻ nhỏ, da của chúng mỏng manh, sức đề kháng yếu, nếu chẳng may những con bọ, vi khuẩn lây truyền qua da sẽ dễ gây ra hiện tượng nổi mề đay, ngứa ngáy.

3. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ

Người già thường ngủ ít, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm và dậy khá sớm. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Bạn cũng biết rằng, trong giai đoạn trẻ phát triển, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng, nó góp phần khiến hormone tăng trưởng tiết ra nhiều. Nếu những cử động của ông bà khiến trẻ ngủ không sâu, lăn lóc, trở mình nhiều lần, điều đó hoàn toàn không có lợi cho trẻ. Nó không chỉ gây căng thẳng thần kinh cho trẻ mà còn cản trở sự phát triển chiều cao.

3 lý do vì sao bố mẹ không nên để trẻ ngủ với ông bà, nghe có vẻ vô lý nhưng có chứng cứ khoa học đàng hoàng?-3
Ngủ chung với ông bà có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, người già thường quan tâm tới con cháu nhiều hơn, thường quan sát những cử động nhỏ nhất của trẻ khi ngủ, chẳng hạn như sờ vào tay chân chúng xem có lạnh không. Điều này mặc dù tốt cho trẻ nhưng cũng khiến người già mệt thêm và cũng làm phiền tới giấc ngủ của trẻ.

Tóm lại, để tốt cho ông bà và cho cả đứa trẻ, bố mẹ không nên để con mình ngủ chung. Trong một số hoàn cảnh nhất định, bố mẹ bận rộn có thể nhờ ông bà chăm cháu vài bữa nhưng tuyệt đối không để trẻ ngủ thường xuyên. Mặc dù việc ngăn cản ông bà ngủ chung với con cháu có thể gây ra một số phiền phức về mặt tình cảm nhưng nó hoàn toàn tốt cho cả 2 bên, cha mẹ nên khéo léo cân nhắc.

Theo Nhịp Sống Việt

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/3-ly-do-vi-sao-bo-me-khong-nen-de-tre-ngu-voi-ong-ba-nghe-co-ve-vo-ly-nhung-co-chung-cu-khoa-hoc-dang-hoang-222021121120731259.htm

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.