- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo sư ĐH Harvard: 4 câu hỏi mỗi ngày đi học về, giúp trẻ thành công vượt trội
Cha mẹ thường hỏi 4 câu này không chỉ quyết định tâm trạng của trẻ mà còn cho trẻ những định hướng tích cực, có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời chúng.
Chuyện học hành của con cái luôn là chuyện trọng đại của mỗi gia đình. Bậc làm cha làm mẹ nào cũng hy vọng con mình trưởng thành, tiến bộ nên không ngần ngại đầu tư vào việc học hành cho con. Tuy nhiên, có đôi khi, dù bạn cho con theo học những trường đắt đỏ, đăng ký cho con nhiều khóa học thú vị, điểm số của con đúng là đã được cải thiện nhưng khoảng cách giữa bạn và con cái lại càng ngày càng xa. Đây liệu có phải điều mà cha mẹ thực sự mong muốn?
Quan tâm đến tiến độ và thành tích học tập của trẻ không có gì sai, nhưng không thể bỏ qua việc giao tiếp tốt với trẻ. Đây là hai mặt của giáo dục, không thể tách rời.
Ảnh minh họa
Dưới đây là gợi ý từ giáo sư Harvard dành cho các bậc phụ huynh, trẻ được hỏi 4 câu này mỗi ngày sau khi đi học về sẽ mang lại lợi ích rất lớn.
4 câu cha mẹ nên hỏi trẻ mỗi ngày sau khi trẻ đi học về
Câu 1: Hôm nay ở trường có gì hay không con?
Câu nói này có tác dụng khảo sát cách định giá của trẻ, giúp trẻ hiểu rằng điều gì tốt, điều gì không tốt, điều gì hay ho thú vị và điều gì không.
Câu 2: Hôm nay con đã làm tốt như thế nào?
Câu nói này thực chất đang khuyến khích trẻ, tăng cường sự tự tin ở trẻ.
Câu 3: Hôm nay con có thu hoạch được điều gì không?
Câu này giúp trẻ rèn khả năng ghi nhớ và xác nhận lại chi tiết những gì mình đã học được.
Câu 4: Con có cần sự giúp đỡ của bố/ mẹ không?
Câu này nhằm 2 mục đích. Một là thể hiện việc cha mẹ quan tâm đến con cái. Hai là khẳng định việc học vốn là việc của cá nhân trẻ, cha mẹ có thể can thiệp nhưng chỉ dừng lại bằng hình thức giúp đỡ, hỗ trợ.
4 câu hỏi ngắn gọn và đơn giản này chứa đựng trong đó rất nhiều sự quan tâm, trăn trở. Trong triết lý giáo dục, muốn giáo dục con cái tốt thì quan trọng nhất là phải giải quyết mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Khi cha mẹ có được vị trí đặc biệt trong lòng trẻ
Khi cha mẹ xây dựng được "địa vị" của mình trong lòng con cái, đứa trẻ sẽ có lòng tin rằng cha mẹ yêu thương mình vô điều kiện và tất cả những lời phê bình, chỉ trích của cha mẹ đều bắt nguồn từ tình yêu dành cho mình. Trong hoàn cảnh như vậy, giáo dục trẻ sẽ trở thành một vấn đề đơn giản.
Theo Vasyl Sukhomlynsky - nhà giáo dục vĩ đại của Liên Xô, cách giáo dục tốt nhất là "cùng trẻ trưởng thành". Trên thực tế, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không phải lúc nào cũng ổn mà vẫn có những sai sót xảy ra khiến con cái không hoàn toàn tin tưởng cha mẹ mình, dẫn đến việc cha mẹ dạy dỗ con cái trở nên khó khăn. Vẫn biết cha mẹ nào cũng yêu thương con cái nhưng nhiều khi phương pháp dạy con của họ đã sai, ví dụ mua cho trẻ những món đồ tốt nhất nhưng lại không dành thời gian bên con. Suy cho cùng, thứ trẻ cần nhất là tình yêu và sự đồng hành của cha mẹ.
Ảnh minh họa
Muốn làm cha mẹ tốt không khó, chỉ cần nhớ những điều sau:
1. Không đánh mắng con, tuyệt đối không nói những câu như "Sao con vô dụng/ ngu ngốc thế?".
2. Quan tâm hỗ trợ vật chất là phụ, yêu thương con cái mới là điều quan trọng nhất.
3. Biết tôn trọng ý kiến của trẻ.
4. Giáo dục trẻ theo hướng tích cực.
5. Điều chỉnh mối quan hệ cha mẹ và con cái kịp thời.
6. Tách biệt giữa học tập và đam mê, đừng chỉ quan tâm đến điểm số, nghĩ rằng 9-10 điểm mới là tốt còn 5-6 điểm là tệ.
Theo Trí thức trẻ
-
Làm mẹ8 phút trướcTrước tuổi dậy thì trẻ phải được trang bị một số kỹ năng sống thiết yếu để bắt đầu những năm tháng tuổi teen thuận lợi.
-
Làm mẹ11 giờ trướcNgay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.
-
Làm mẹ14 giờ trướcBé yêu của bạn có thể gặp nguy hiểm khi dùng thuốc sai cách. Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể giúp bé thoát khỏi tình cảnh đó nhờ vào kiến thức y học thường thức cơ bản về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha mẹ mắc phải những sai lầm này sẽ để lại bóng tối trong tâm hồn trẻ thơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức sau này của trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCác bác sĩ tai- mũi- họng thường khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, không ăn muộn sau 20h để phòng tránh bệnh tật
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhiều phụ huynh cấm con nhỏ xem phim kinh dị nhưng không ngại hóa trang cho trẻ thật rùng rợn vào dịp Halloween; vui thì ngắn mà ảnh hưởng độc hại thì lâu dài.
-
Làm mẹ2 ngày trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ3 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐể con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
-
Làm mẹ4 ngày trướcTiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.