4 kiểu cha mẹ tạo ra những đứa con có EQ cao

Ngày nay, nhiều người đã nhận ra việc phát triển chỉ số trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là EQ cũng quan trọng không kém chỉ số IQ.

Nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp gia tăng IQ (chỉ số thông minh).

Trẻ có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người cô đơn, không biết vượt qua thất bại…

Vậy nên việc phát triển chỉ số EQ cho trẻ vô cùng quan trọng.

Nếu như IQ học được ở sách vở và trường lớp, thì chỉ số EQ được rèn luyện thông qua cuộc sống. Trong đó, cha mẹ chính là những người bạn đồng hành cùng con mình trên chặng đường phát triển.

4 kiểu cha mẹ tạo ra những đứa con có EQ cao-1

Khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi trở lên, cha mẹ nên để con tự quyết định một số việc trong khả năng của mình. Ảnh minh họa

Cha mẹ bắt con tự lựa chọn

"Cha mẹ làm tất cả vì lợi ích của con", đây là điều mà nhiều bậc phụ huynh muốn nói với con cái của mình. Đó cũng là lời biện minh cho việc can thiệp vào chuyện của con cái, thỏa mãn "ham muốn kiểm soát" của chính họ.

Một số cha mẹ thích quan tâm đến mọi việc của con từ việc con ăn gì, con chơi với ai, con đọc sách gì, con mặc quần áo gì… Cha mẹ phải là người kiểm soát tất cả mọi việc. Lâu dần, những đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy sẽ không có chính kiến của bản thân và trở nên thụ động.

Không thể phủ nhận, đứng từ góc độ của cha mẹ, bất cứ ai cũng muốn con mình thành đạt và không mắc phải sai làm. Cha mẹ cũng là người trưởng thành và trải qua nhiều chuyện, do đó có thể lường trước được một số trường hợp. Nhưng việc cấm đoán như vậy khiến trẻ trở nên dè dặt, run sợ, mất khả năng tư duy độc lập và sống tự lập.

Khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi, cha mẹ nên để con tự quyết định một số việc trong khả năng của mình. Có như vậy, khi lớn lên trẻ sẽ quyết đoán và tự giác hơn, sau này khi rời xa cha mẹ và bước ra xã hội, chúng sẽ có trách nhiệm và chính kiến của riêng mình.

Cha mẹ biết kiểm soát cảm xúc tiêu cực cho con

Chưa học nói, trẻ thường khóc hoặc la hét để thể hiện tâm trạng và mong muốn của bản thân. Nhưng khi lớn hơn chút và được học diễn đạt, cha mẹ không nên mù quáng cho phép con thể hiện cảm xúc một cách cực đoan theo kiểu này.

Nếu nhận thấy con mình không muốn giao tiếp khi tâm trạng không tốt, thay vào đó là nổi cơn tức giận, quấy khóc, cha mẹ nên kiểm soát việc này.

Trong hoàn cảnh bé tỏ thái độ cáu giận, trước hết, các bậc phụ huynh nên có thái độ thông cảm, vận dụng kỹ năng lắng nghe. Sau đó, bạn nên dành thời gian chia sẻ với con cách xử lý tình huống một cách thích hợp khi rơi vào hoàn cảnh đó.

Thực tế, những trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường không dễ mất bình tình. Những người giỏi kiểm soát cảm xúc không chỉ biết cách giải quyết vấn đề lúc khó khăn mà còn có thể quan tâm đến tâm trạng của mọi người xung quanh. Tất nhiên, những cá nhân như vậy vừa được mọi người yêu quý lại còn có thể suy nghĩ lý trí khi làm việc.

4 kiểu cha mẹ tạo ra những đứa con có EQ cao-2

Nếu phụ huynh có thể cùng con hình thành trước một số quy tắc kiềm chế cảm xúc của bản thân thì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng và giúp trẻ làm chủ được chính mình. Ảnh minh họa

Cha mẹ không nổi giận và không quát mắng

Nhiều bậc cha mẹ đã mất kiên nhẫn và mất bình tĩnh với con cái. Đối với trẻ nhỏ, khi rơi vào tình huống này chúng sẽ bị hoảng sợ, lâu dần ảnh hưởng đến sự tự tin.

Một phụ huynh chia sẻ rằng cô đã mất kiên nhẫn và quát mắng cậu con trai hơn 3 tuổi. Lúc đó cậu bé sợ hãi không dám nhúc nhích, một lúc sau bật khóc nức nở.

Đối với các bậc cha mẹ có con đang đi học, tình trạng này càng xảy ra phổ biến hơn. Có những bậc phụ huynh trong lúc dạy con đã không kìm được mà nổi cơn thịnh nộ.

Điều này là do các bé học lớp 1 và lớp 2 đang trong giai đoạn phát triển thói quen học tập. Bước vào cấp 1, trẻ buộc làm bài tập, dễ chán nản và dễ phụ thuộc vào cha mẹ, quá trình này sẽ khiến cha mẹ cảm thấy bất lực.

Thực tế, khi cha mẹ la mắng, mất bình tĩnh như vậy, trẻ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tính khí sau này hình thành theo hướng xấu đi, dễ nổi cáu và nóng nảy.

Vì tâm trạng, tính khí không tốt của cha mẹ ảnh hưởng đến con, ngược lại trẻ sẽ học những điều này và tạo thành một vòng luẩn quẩn không có lối thoát.

Nếu phụ huynh có thể cùng con hình thành trước một số quy tắc kiềm chế cảm xúc của bản thân thì sẽ giúp giảm bớt gánh nặng và giúp trẻ làm chủ được chính mình. Điều này giúp EQ của trẻ nhỏ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.

Kỷ luật con nếu thiếu tôn trọng người khác

Hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện kinh tế khá giả nên con cái họ được bao bọc, nuông chiều thái quá.

Lớn lên trong môi trường này, trẻ có suy nghĩ đặt bản thân lên hàng đầu trong mọi việc, không quan tâm đến cảm xúc của người xung quanh, thậm chí không tôn trọng người khác.

Nếu cha mẹ nhận thấy con có dấu hiệu này cần kỷ luật kịp thời. Bạn cần nói cho con hiểu không ai thích chơi với người ích kỷ, dạy con cách chia sẻ hợp tác, nhấn mạnh vào sự đồng lòng, đề cao tinh thần, hợp tác, chia sẻ.

Trẻ có EQ cao thường biết tôn trọng người mọi người xung quanh, không chỉ chấp nhận ý kiến của người khác, mà còn sẵn sàng tiếp nhận những quan điểm trái ngược với mình.

Cha mẹ càng nỗ lực kỷ luật và điều chỉnh thói quen ích kỷ của trẻ. Tương lai, con có nhiều khả năng trở thành người thông minh về mặt cảm xúc.

Theo Gia đình và xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/4-kieu-cha-me-tao-ra-nhung-dua-con-co-eq-cao-172240823151432817.htm

Nuôi Dạy Con


Chuyện người trẻ 'lười yêu' - Bài 2: Bao giờ lập gia đình?
Nhiều người trẻ chọn cách tránh xa tình yêu, dành thời gian cho công việc đang vật vã đối mặt với cảm giác lạc lõng vì xung quanh ai cũng có cặp, có đôi. Một số khác còn bất hòa với chính cha mẹ ruột bởi áp lực giục cưới chồng, cưới vợ và sinh con.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.