- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
4 nguyên tắc chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày, cha mẹ cần nhớ để khỏi hại con
Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý hoặc do bệnh lý nào đó. Tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý thường xảy ra ở những năm đầu đời của bé, có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên và được chăm sóc đúng cách.
Trào ngược dạ dày ở trẻ thường có những biểu hiện ra sao?
Nếu bạn thấy bé biếng ăn, dễ nôn, ói ngay sau khi ăn hay uống sữa; thường xuyên nấc cụt, ho, ợ nóng, dễ bị nghẹn, thở khò khè, quấy khóc, ngủ không sâu giấc… thì đó chính là những biểu hiện đặc trưng của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, những biểu hiện này cũng có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý và không nên tự… làm bác sĩ chẩn đoán bệnh. Nên đưa con đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo chuyên gia về tiêu hóa, TS.BS. Lê Việt Khánh (Bệnh viện Việt Đức), trào ngược dạ dày kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến trẻ kém hấp thu dưỡng chất, chậm lớn. Đa số trẻ bị trào ngược dạ dày có thể trạng thấp còi so với bạn bè cùng tuổi.
Trào ngược dạ dày dễ gây ho, lâu ngày sẽ làm tăng nguy cơ viêm họng, nhiễm trùng phổi ở trẻ. Hơi thở của trẻ cũng thường có mùi hôi, men răng dễ bị hỏng. Ở trẻ lớn hơn, bệnh có thể gây triệu chứng đau phía sau xương ức, ợ nóng khó chịu.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến viêm phổi, viêm thanh quản hoặc hen suyễn.
Cách chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày
Kinh nghiệm truyền miệng của các bà mẹ sau khi cho con bú hay ăn xong, để tránh hiện tượng nôn trớ thì thường vỗ ợ, giữ nguyên tư thế đứng khoảng 30 phút sau bú. Điều đó cũng chính là một phần của phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày không dùng thuốc của y học. Với trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý, bên cạnh các động tác đó, bác sĩ hướng dẫn cha mẹ cho trẻ mặc quần áo thoải mái, tránh chèn ép, tác động đến vùng bụng của trẻ nhất là sau khi vừa bú/ăn xong; tránh cho trẻ ăn các thực phẩm kích thích dạ dày…
Trẻ bú xong, cần được vỗ ợ đúng cách.
Khi cha mẹ chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày đúng cách thì sẽ tăng hiệu quả điều trị căn bệnh này và cũng khiến trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Như mọi căn bệnh dạ dày khác, chia nhỏ bữa ăn là biện pháp đầu tiên: Ở trẻ nhỏ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, khoảng 10-15 phút/lần; mỗi lần cho bú cách nhau khoảng 1,5 giờ. Khi cho trẻ bú, mẹ lưu ý để trẻ ngậm bắt vú, bú đúng tư thế nhằm hạn chế để trẻ nuốt nhiều hơi vào dạ dày. Trẻ bú xong, cần được vỗ ợ đúng cách. Ở trẻ bú bình hoặc bú sữa công thức, cha mẹ cần lựa chọn bình sữa với kích thước núm vú, tia sữa phù hợp với khả năng bú/nuốt của trẻ. Trẻ lớn hơn, bố mẹ cho chia nhỏ bữa ăn và chỉ cho trẻ ăn một lượng vừa đủ mỗi bữa. Bên cạnh đó, cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, không bỏ bữa.
Trẻ bị trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiêng gì: Nếu trẻ đang bú mẹ, tiếp tục cho bú mẹ, sữa mẹ vừa dễ tiêu hóa, vừa cung cấp nhiều loại kháng thể giúp bảo vệ đường tiêu hóa cho trẻ. Mẹ cần lưu ý ăn đủ chất và ngủ đủ để đảm bảo nguồn sữa tốt cho trẻ. Nếu trẻ bú sữa công thức, có thể sử dụng sữa công thức dành cho trẻ bị trào ngược hoặc sữa có chứa bột gạo, ngũ cốc (giúp sữa đặc hơn).
Cha mẹ nên chọn những loại thức ăn lành mạnh, dễ tiêu hóa, không gây kích thích dạ dày trẻ như chuối, táo, gạo, khoai lang, bí đỏ… Chế độ ăn của trẻ cần loại trừ thực phẩm nhiều mỡ, các gia vị cay nóng, cà phê hoặc sô cô la.
Không ăn trước khi ngủ là nguyên tắc quan trọng: Ngủ ngay khi vừa mới ăn xong sẽ khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là không nên cho trẻ ăn gì trong khoảng 2-3 tiếng trước khi ngủ. Hoặc chỉ cho trẻ ăn nhẹ một lượng thức ăn dễ tiêu hóa trong trường hợp trẻ bị đói. Sau khi ăn, tuyệt đối không cho trẻ nằm ngủ ngay.
Bế trẻ ở tư thế nào? Tư thế trẻ nằm ngủ như thế nào cho đúng? Không vác trẻ trên vai hoặc bế ngang người, nhất là khi trẻ mới bú/ăn no. Luôn bế để trẻ ở tư thế thẳng đứng, dù người bế ngồi hay đứng. Điều này càng đặc biệt quan trọng khi trẻ vừa ăn xong.
Khi cho trẻ ngủ, cha mẹ đặt trẻ nằm nghiêng trái và có gối kê đầu nhung không quá cao. Tư thế này giúp giảm áp lực lên dạ dày, hạn chế axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Theo Tiền Phong
-
Làm mẹ12 giờ trướcHãy là người hướng dẫn, đừng trở thành "thiên thần hộ mệnh"!
-
Làm mẹ1 ngày trướcNăm 2025, vắc-xin Rotavirus ngừa tiêu chảy sẽ được triển khai uống miễn phí tại 41 địa phương. Cùng đó, vắc-xin phế cầu sẽ tiêm miễn phí trong năm nay
-
Làm mẹ2 ngày trướcTheo chuyên gia, phong tục lì xì nếu áp dụng sai cách có thể khiến trẻ đặt nặng vật chất từ sớm, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và tính cách.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTheo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, miền Bắc sắp có những ngày rét đậm rét hại. Thời tiết này khiến trẻ dễ mắc bệnh, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp. Để phòng bệnh, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTheo một nghiên cứu của Cục Quản lý môi trường y tế và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, tỉ lệ học sinh phổ thông bị mắc cong vẹo cột sống là 7,4%, tăng theo cấp học. T ỉ lệ học sinh nữ bị cong vẹo cột sống cao hơn so với học sinh nam.
-
Làm mẹ3 ngày trướcLàm cha mẹ là đã bắt đầu gắn chữ lo lên đời mình rồi. Là chưa kể những nỗi lo thường trực như mưu sinh, tiền bạc, công việc, sự nghiệp.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTôi muốn sáng nay chúng ta sẽ nghĩ như thế đi: Cha mẹ muốn là món quà của con chứ không phải con cái là món quà của cha mẹ nữa, được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcNấm miệng (nấm lưỡi) thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi nhưng cũng có thể gặp ở trẻ lớn hơn.Trẻ bị nấm miệng khiến nhiều bà mẹ lo lắng trong việc chữa trị và phòng bệnh tái phát.
-
Làm mẹ5 ngày trướcBao nhiêu cha mẹ chịu nói lời xin lỗi sau khi đã mắng oan con? Nói xin lỗi con có khó với cha mẹ không? Nói xin lỗi con có làm mất đi cái uy của cha mẹ? Chúng ta chẳng ai là hoàn hảo. Hành trình làm cha mẹ của chúng ta cũng vậy, nào phải mọi thứ ta làm với con đều là đúng đắn?
-
Làm mẹ6 ngày trướcRối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại. Trẻ mắc bệnh có những biểu hiện hành vi tăng hoạt động và giảm chú ý nhiều hơn rõ rệt so với trẻ cùng tuổi, cùng giới. Nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của trẻ sau này, ThS.BS. Lê Công Thiện (Viện Sức khỏe tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai) cho biết.
-
Làm mẹ6 ngày trướcTrẻ em cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là qua lời nói. Nên việc lựa chọn những từ ngữ phù hợp để dạy con cũng là cách giúp con trưởng thành tốt nhất.