4 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi con yêu bước vào tuổi tập đi, tưởng là tốt nhưng thực chất có thể khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng

Một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong quá trình trưởng thành đầu đời của bé là những bước đi chập chững. Lúc này bố mẹ rất dễ mắc phải một số sai lầm, tưởng là tốt nhưng thực chất lại không có ích gì đối với đứa bé, ngược lại còn có thể gây tổn hại cho con.

Tập đi là một cột mốc quan trọng trong quá trình trưởng thành của bé, nó không chỉ mang đến bất ngờ cho bố mẹ mà còn là cơ sở để bé học các môn thể thao khác, đồng thời nó còn mang lại sự tự tin cho bé. Tuy nhiên, khi bé tập đi, nhiều bậc cha mẹ sẽ háo hức với thành công và bắt đầu áp dụng một số cách sai lầm để hướng dẫn bé tập đi mà không biết gây hại cho con. 

4 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi con yêu bước vào tuổi tập đi, tưởng là tốt nhưng thực chất có thể khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng-1

1. Ép buộc bé tập đi

Thời điểm và tốc độ tập đi của mỗi bé là khác nhau. Có bé hơn 10 tháng tuổi đã chập chững muốn đi, nhưng cũng có bé phải 14 tháng mới bắt đầu những bước đi đầu tiên. Điều đó là hết sức bình thường vì thực tế giai đoạn tập đi của bé giao động từ 9-15 tháng tuổi và không liên quan gì đến trí thông minh. Cha mẹ phải tôn trọng những khác biệt riêng của bé và đừng nên so sánh một cách mù quáng con mình với những đứa trẻ khác rồi lo lắng sốt ruột và ép bé tập đi sớm gây hại cho bé.

Cụ thể, một số bậc cha mẹ cố tình cho bé “tập đi sớm”, kể cả khi bé đứng chưa vững đã xốc nách hoặc nắm lấy đôi tay mềm yếu của bé dắt đi. Hành vi như vậy thực sự rất nguy hiểm, không chỉ gây tổn hại đến sự phát triển xương chân, cột sống mà còn ảnh hưởng đến thói quen đi bộ của bé. Điều này dễ khiến bé có tâm lý sợ đi, từ chối học tập để bước đi trong tương lai.

4 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi con yêu bước vào tuổi tập đi, tưởng là tốt nhưng thực chất có thể khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng-2

Thực ra, bé tập đi tuân theo nguyên tắc thả trôi, vì bé có quy luật phát triển riêng, đến lúc tập đi sẽ biết đi, bố mẹ không nên ép buộc. Khi em bé sẵn sàng tập đi, bố mẹ có thể hỗ trợ và thúc đẩy cũng chưa muộn. Theo  Giáo sư Mitch Blair thuộc Học viện Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia Thụy Sĩ, chỉ những trẻ sơ sinh chưa có dấu hiệu biết đi trong hơn 18 tháng mới cần đi khám.

2. Em bé bị ngã xuống, lập tức đỡ nó lên

Những em bé mới biết đi vẫn đang phát triển khả năng giữ thăng bằng và việc té ngã thường hay xảy ra nhưng đa phần không ảnh hưởng nhiều đến bé.

Trên cơ sở quan sát, nếu thấy bé không bị thương hay quá đau đớn, bố mẹ đừng lập tức đỡ con dậy, thay vào đó cứ để “chiến binh” nhỏ bé của chúng ta tự xử lý.

4 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi con yêu bước vào tuổi tập đi, tưởng là tốt nhưng thực chất có thể khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng-3

Thực tế, chỉ cần kiên nhẫn trong một khoảng thời gian nhất định, trẻ sẽ có thể tự mình khắc phục những thất bại nhỏ này, từ đó tự tin hơn vào bản thân và trở nên mạnh dạn hơn rất nhiều. 

Một số cha mẹ lo lắng mà vội vàng giúp đỡ bé sau mỗi lần té ngã có thể khiến bé trở nên ỉ lại, nhút nhát hơn. Điều đó vô tình còn khiến quá trình tập đi của bé trở nên chậm trễ hơn.

Các chuyên gia khuyên phụ huynh không nên quá căng thẳng sẽ làm trầm trọng thêm tâm lý sợ hãi của bé khi chập chững biết đi. Thay vào đó, cha mẹ cần kịp thời động viên, khen ngợi và kiên nhẫn hướng dẫn để bé yên tâm, tự tin hơn.

3. Sử dụng xe tập đi cho bé

Ông bố bà mẹ nào cũng muốn con mình đi trước một bước và bước đi một cách suôn sẻ, vì vậy họ đã nghĩ đến các sản phẩm dành cho trẻ mới biết đi. Chẳng hạn như xe tập đi, tuy nhiên nếu sử dụng xe tập đi sai phương pháp không những không tốt cho việc tập đi của bé mà còn có những tác động xấu:

4 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi con yêu bước vào tuổi tập đi, tưởng là tốt nhưng thực chất có thể khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng-4

- Bé có thể trượt rất xa trong xe tập đi, nếu mặt đất không bằng phẳng hoặc có cầu thang, bé rất dễ bị lật hoặc lật nhào.
-  Ở xe tập đi, bé chưa thực sự tập được thăng bằng, việc học kỹ năng đi sẽ khiến bé tập đi sau này.
-  Lớp đệm trong xe tập đi khiến chân bé không đứng thẳng được, dễ dẫn đến chân bé không bình thường.

Như vậy xe tập đi có những tác hại và không có lợi cho bé, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn rất lớn.Ngoài ra, việc để bé đứng sớm khi tập đi trong xe tập đi cũng không tốt cho cột sống, cẳng chân và bàn chân của bé.

4. Cho bé đi những đôi giày ngộ nghĩnh, bắt mắt

Những đôi giày nhỏ xinh, sành điệu cho trẻ nhỏ thường rất bắt mắt bố mẹ, nhìn thì đẹp mắt và đáng yêunhưng chưa hẳn đã tốt cho quá trình tập đi và đôi chân của bé.

Chúng ta thường thấy nhiều em bé mới bắt đầu tập đi sẽ mang một đôi giày nghộ nghĩnh có thể phát ra tiếng kêu khi bước đi. Có vẻ dễ thương đấy nhưng các mẹ không biết rằng chúng sẽ cản trở nghiêm trọng đến cảm giác chân của bé, ảnh hưởng đến khả năng quan sát mọi vật xung quanh, không có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não của bé. 

4 sai lầm phổ biến của cha mẹ khi con yêu bước vào tuổi tập đi, tưởng là tốt nhưng thực chất có thể khiến bé bị tổn thương nghiêm trọng-5

Bàn chân của bé được bao phủ bởi nhiều dây thần kinh và mạch máu, để chân trần, kích thích từ bên ngoài có lợi cho sự phát triển của bàn chân bé, các cơ và dây chằng cũng có thể được vận động đầy đủ, có lợi hơn cho sự phát triển bàn chân và vận động của bé. Đối với những bé mới tập đi thì không nên đi trong giày, vì bé không thể cảm nhận được sự lên xuống của mặt đất và không thể điều chỉnh bước đi của mình bất cứ lúc nào. 

Nếu bạn ở nhà, tốt nhất là bạn nên để bé đi chân trần vào mùa hè, đôi chân bé bỏng của bé có thể cảm nhận mặt sàn tốt, rất tốt cho sự phát triển của bàn chân. Khi thời mùa đông tiết lạnh hoặc chơi ngoài trời, bạn có thể cho trẻ đi tất hoặc giày tập đi chuyên dụng có đế mềm sẽ phù hợp hơn là những đôi giày cầu kỳ như người lớn nhưng không thiết thực.

Theo V.K - Vietnamnet


chăm sóc con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.