- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
5 câu hỏi thường gặp khi trẻ dậy thì muộn
Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.
1. Đông y có chữa được dậy thì muộn không?
Đông y có thể hỗ trợ điều trị dậy thì muộn ở một số trường hợp. Theo quan điểm của Đông y, dậy thì muộn thường liên quan đến các vấn đề về khí huyết tuần hoàn không thông, thận hư, hoặc do tỳ vị kém.
Các phương pháp điều trị của Đông y thường tập trung vào việc: Tăng cường chức năng thận, giúp cân bằng nội tiết tố ; Cải thiện tuần hoàn máu, giúp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn; Cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
2. Trẻ dậy thì muộn có nguy hiểm không?
Dậy thì muộn ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Dậy thì muộn không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên có ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin và chất lượng cuộc sống của trẻ, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, khi các bạn trẻ rất quan tâm đến ngoại hình và sự phát triển của bản thân.
3. Trẻ dậy thì muộn có chữa khỏi được không?
Dậy thì muộn thường không phải là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng nó có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và sự tự tin của trẻ.
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng này. Nếu nguyên nhân là do thiếu hụt hormone, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung hormone phù hợp. Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường hoạt động thể chất cũng có thể giúp cải thiện tình hình.
Để có được kết quả tốt nhất, phụ huynh không được tự ý điều trị cho trẻ mà cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn.
4. Cách chăm sóc trẻ dậy thì muộn tại nhà
Dậy thì muộn có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng và tự ti. Việc chăm sóc trẻ tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ vượt qua giai đoạn này. Vì vậy, cha mẹ cần tạo môi trường sống tích cực, tạo không gian thoải mái để trẻ chia sẻ những lo lắng, băn khoăn, động viên, khích lệ trẻ.
Không so sánh trẻ với bạn bè cùng trang lứa, điều này có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti hơn. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao, câu lạc bộ để trẻ có cơ hội giao lưu, kết bạn.
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ chất: giàu protein , vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình phát triển. Hạn chế những thực phẩm như đồ ăn nhanh, đồ uống có gas… có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tăng cân không lành mạnh…, cần cho trẻ ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tâm trạng.
Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển và kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe.
5. Chi phí điều trị trẻ dậy thì muộn
Khi thấy con có các dấu hiệu dậy thì muộn, cha mẹ không nên quá lo lắng sẽ khiến trẻ càng thêm rối loạn về tâm lý. Điều cha mẹ nên làm là đưa trẻ đi kiểm tra để xác định rõ nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời tại các bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa nội tiết trẻ em.
Bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan tiền sử gia đình, quá trình phát triển của trẻ kết hợp với thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm thăm dò để tìm nguyên nhân. Trẻ sẽ được khám sức khỏe tổng quát, khám kỹ cơ quan sinh dục ngoài, các dấu hiệu của dậy thì: ngực, hệ thống lông, cơ quan sinh dục ngoài… Bên cạnh đó, cần thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng tìm nguyên nhân như xét nghiệm máu: Tổng phân tích máu, vi chất, sinh hóa máu chức năng các cơ quan, đánh giá các hormone tăng trưởng, hormone các tuyến như tuyến yên, tuyến giáp...
Làm nhiễm sắc thể đồ: Loại trừ các rối loạn về di truyền; Chụp X-quang để ánh giá tuổi xương; Thực hiện siêu âm kiểm tra tử cung - buồng trứng với trẻ gái và tinh hoàn hệ thống sinh dục nam của trẻ trai. Ngoài ra, một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra tuyến yên nếu nghi ngờ.
Như vậy chi phí cụ thể phải căn cứ vào các xét nghiệm mà bác sĩ chỉ định tùy từng trường hợp.
Theo Giadinhxahoi
-
Làm mẹ2 giờ trướcTrong 3 tháng cuối thai kỳ, đa số các bà mẹ phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… Đây là những dấu hiệu cần đi khám cẩn thận chứ không thể chủ quan coi đó là ‘hiện tượng bình thường’ của quá trình mang thai.
-
Làm mẹ14 giờ trướcPhụ huynh thường muốn nuôi dạy con trở thành người hoàn hảo. Thực tế, trẻ có thể hạnh phúc hơn rất nhiều nếu không bị cha mẹ ngăn cản làm điều dưới đây.
-
Làm mẹ18 giờ trướcCha mẹ thường đặt ra những hạn chế để giữ con cái trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng một số hạn chế nhất định lại có thể gây tác dụng ngược.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhiều nam giới còn coi nhẹ việc hút thuốc lá trong nhà trong khi vợ đang mai thai mà chưa hiểu hết những hệ lụy khi trẻ được sinh ra. Nhẹ thì trẻ thấp, còi, nặng thì dị tật bẩm sinh khiến trẻ vào đời phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Chưa kể đến những hệ lụy mà ngay chính gia đình và xã hội phải gánh chịu.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTheo dự báo thời tiết, không khí lạnh sắp về đến miền Bắc, Hà Nội sẽ có những ngày vừa mưa vừa rét. Vào lúc thời tiết giao mùa như vậy, trẻ em thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrước tuổi dậy thì trẻ phải được trang bị một số kỹ năng sống thiết yếu để bắt đầu những năm tháng tuổi teen thuận lợi.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNgay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBé yêu của bạn có thể gặp nguy hiểm khi dùng thuốc sai cách. Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể giúp bé thoát khỏi tình cảnh đó nhờ vào kiến thức y học thường thức cơ bản về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCha mẹ mắc phải những sai lầm này sẽ để lại bóng tối trong tâm hồn trẻ thơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức sau này của trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCác bác sĩ tai- mũi- họng thường khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, không ăn muộn sau 20h để phòng tránh bệnh tật
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều phụ huynh cấm con nhỏ xem phim kinh dị nhưng không ngại hóa trang cho trẻ thật rùng rợn vào dịp Halloween; vui thì ngắn mà ảnh hưởng độc hại thì lâu dài.
-
Làm mẹ6 ngày trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ6 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.