6 câu nói làm tổn thương trẻ nhất, cha mẹ càng nói nhiều, trẻ càng xa bạn

Lời nói của cha mẹ, mở ra con đường cho trẻ. Cha mẹ biết cách nói chuyện, trẻ có thể xuất sắc hơn từng ngày.

Đa phần cha mẹ đều biết rằng khi trong lòng bức xúc, mắng trẻ, la hét trẻ là xấu nhưng lại thường bỏ qua. Rất nhiều lời nói hàng ngày là thuận miệng nói, nhưng lại ẩn bên trong rất nhiều cảm xúc tiêu cực và công kích.

Trẻ khi cảm thấy những cảm xúc và công kích này, sẽ sinh ra sự tức giận và khó chịu không thể giải thích được, nhưng lại bất lực không thể nói ra.

Lâu ngày trong trẻ sẽ hình thành nội thương, cùng quan hệ với cha mẹ dần dần xa cách. Khi đó, cha mẹ không thể giải thích được: “Tôi ít quát con, rất quan tâm đến con, sao chuyện này có thể xảy ra?”

Dưới đây là những câu, nếu cha mẹ thường xuyên nói, rất dễ khiến con trở nên xa cách:

01.

“Con nhìn người ta kia kìa…”

6 câu nói làm tổn thương trẻ nhất, cha mẹ càng nói nhiều, trẻ càng xa bạn-1

Ví dụ bố mẹ nói: “Nhìn người ta kia kìa, rồi nhìn lại mình lần nữa, người ta làm được, sao con lại không thể?”

Những lời này đứng đầu chỉ số phản cảm đối với trẻ.

Đừng nói đến trẻ con, tất cả mọi người đều ghét bị so sánh với những người khác.

Chúng ta thường thấy cha mẹ nói những câu như: 

- "Con nhìn đi, bạn xinh đẹp thế kia, con không cảm thấy ngượng tí nào à?”

- "Con xem người ta giỏi kiếm tiền thế chứ, thử nhìn lại mình xem!”

Rất nhiều cha mẹ là như vậy, cố tình dùng con cái nhà người khác để “truyền cảm hứng” cho con cái mình. Nêu gương là việc cần thiết nhưng là để trẻ tiến bộ chứ không phải khiến trẻ hổ thẹn.

"Con nhìn vào người khác", cụm từ này ngụ ý: “con quá kém, con không tốt bằng người khác”, không những thế còn mang theo ý ghét bỏ. Kết quả là thành công khơi dậy tâm lý phản đối và thất vọng của trẻ, khiến trẻ trong bụng chứa đầy tức giận nhưng không có nơi nào để giải tỏa. Nội tâm yếu ớt hơn, chỉ biết lẳng lặng nghe, lẳng lặng đau lòng. 

02.

“Mẹ đã nói rồi…”

6 câu nói làm tổn thương trẻ nhất, cha mẹ càng nói nhiều, trẻ càng xa bạn-2

Ví dụ, rất nhiều bà mẹ hay nói: “Thấy chưa, mẹ đã nói gì nào? Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, nhưng con không nghe. Bây giờ thì biết rồi nhé”.

Rất nhiều bậc cha mẹ sau khi con cái của họ rơi vào ngõ cụt, sẽ không thể không nói mấy câu dạng này. 

Có lẽ ý định của cha mẹ là muốn trẻ nhớ rõ bài học, sau này biết lắng nghe nhiều hơn, nhưng nghe lại có cảm giác như đang “hả hê” đắc thắng với con mình, giống như nói: “Đấy, lúc trước không nghe lời mẹ, giờ thì rơi xuống vực rồi nhé!”

Nếu cha mẹ làm cho mọi thứ với trẻ một cách khách quan với và từ sự tổng hợp kinh nghiệm cá nhân của mình, trẻ có thể chấp nhận một cách bình tĩnh. Nhưng nếu cha mẹ sử dụng những lời như trên để cố gắng làm cho đứa trẻ hiểu thì chỉ có thể khơi dậy sự bẽ bàng của trẻ.

Để thoát khỏi cảm giác khó chịu này, trẻ có thể thể hiện sự tức giận và sự phản kháng mạnh mẽ: “Mẹ nói đúng thì sao? Con cứ không nghe đấy!” Kết quả chính là, đem một cơ hội chỉ dạy trẻ rất tốt trong nháy mắt biến thành cảm xúc đối kháng ở trẻ.

03.

“Mẹ làm tất cả là vì lợi ích của con…”

Chẳng hạn, các bà mẹ hay nói: “Tất cả đều là vì lợi ích của con. Không phải vì lợi ích của con thì người khác có bảo mẹ quản con, mẹ cũng mặc kệ”.

Câu nói này thực cho thấy hai điều: 1 là cha mẹ thường xâm phạm vào ranh giới cả nhân của con và áp đặt ý chí của mình lên con cái; 2 là cho rằng những gì mình làm là tốt cho trẻ nhưng thực ra là đáp ứng nhu cầu của chính mình. Giống như một người càng thể hiện họ không quan tâm đến một điều gì đó, trên thực tế lại rất để tâm đến nó.  

Cha mẹ thực sự muốn tốt cho con cái, rất hiếm khi dán nhãn "vì lợi ích của con" bằng lời nói. Hơn nữa, những lời này, luôn cảm thấy có một ít ý tứ quy chụp về đạo đức, giống như: “Tôi là cha mẹ của anh/chị, tôi làm sao có thể làm hại anh/chị? Anh/chị phải hiểu nỗi khổ này của tôi!”.

Khi nói những lời này, cha mẹ thường thể hiện một bộ mặt tận tâm, tận tình nhưng lại khiến trẻ thấy một áp lực vô hình của tình cảm gia đình. Trẻ rõ ràng không muốn nghe cha mẹ, rõ ràng cảm thấy cha mẹ làm không đúng, nhưng lại nói không nên lời. Nếu phản bác lại thì hình như chính là mình không có lương tâm, rất bất hiếu. Loại cảm giác ngột ngạt này làm trẻ vô cùng phiền não, hận không thể hét lớn một tiếng: “Bố/mẹ có thể đừng đối xử tốt với con như vậy không!”

04

“Hồi bằng tuổi con, mẹ đã…”

6 câu nói làm tổn thương trẻ nhất, cha mẹ càng nói nhiều, trẻ càng xa bạn-3

Ví dụ như: “Khi mẹ lớn bằng anh, mẹ đã sớm biết nấu cơm cho cả nhà, chứ nào như anh, còn chờ cha mẹ nấu cơm cho. Lúc đó bất kể trời nắng mưa, mẹ đều một mình từ nhà đến trường, nào giống anh, mỗi ngày đều có xe đưa đón, đến thức dậy còn phải giục nửa ngày. Khi mẹ học lớp 6 ấy mà, mẹ đã ra ngoài bán kẹo để kiếm tiền tiêu vặt, còn anh thì không dám mua đến cái kem…”

“Khi còn nhỏ, mẹ thế này, mẹ thế kia…”, ẩn ý của câu này là: “Mẹ có thể chịu đựng được, tại sao con không thể?”, “Mẹ có thể làm điều đó thì con phải làm điều đó”; “Con không thể làm điều đó, nghĩa là con quá yếu đuối và không có tương lai”.

Câu nói này có vẻ như là một yêu cầu nghiêm ngặt đối với trẻ, nhưng trẻ lại cảm thấy rất vô lý. Kết quả là kích thích sự tức giận và kháng cự của đứa trẻ: “Mẹ là mẹ, con là con, tại sao con phải giống như mẹ?”; “Thời nay với thời xưa khác nhau, mẹ dựa vào điều gì mà so sánh như vậy?”... Không những thế, trẻ còn có cảm giác thất bại mơ hồ. Giống như trẻ dù có cố gắng thế nào, cũng không thể vượt qua hình ảnh “huy hoàng” ngày xưa trong miệng bố mẹ, cuối cùng là ngang ngược: “Con chỉ làm được thế thôi, mẹ có thể làm gì?”

Điều thú vị, so với các bà mẹ, có vẻ như các ông bố thích nói câu này nhiều hơn. Họ say sưa trong niềm tự hào của quá khứ, nhiều khi phóng đại, suy nghĩ thiếu linh hoạt và rập khuôn hơn so với các bà mẹ.

05. 

“Con chỉ biết chơi cả ngày, con có biết làm gì khác không?”

6 câu nói làm tổn thương trẻ nhất, cha mẹ càng nói nhiều, trẻ càng xa bạn-4

Ví dụ: “Con chỉ biết chơi cả ngày/ăn cả ngày/ngủ cả ngày/cãi suốt ngày… Con có thể làm gì khác không?”

Những lời này thực sự là một cú giáng trực tiếp vào trẻ, trực tiếp phủ nhận toàn bộ sự nỗ lực và cố gắng của trẻ, làm trẻ cảm thấy mình vô dụng, toàn thân ngập tràn cảm giác thất bại. 

Trẻ có thể sẽ không cãi lại cha mẹ, bởi đả kích này quá toàn diện, làm cho trẻ không biết phản bác từ đâu, đơn giản là không nói nên lời.

06.

“Tình yêu của con như thế nào, mẹ không quan tâm!”

Những lời này, nhìn qua không giống mấy câu trước có cảm xúc rất rõ ràng, nhưng lực sát thương cũng rất lớn, thuộc về bạo lực lạnh.

Ẩn ý là: “Nếu con không lời bố mẹ, bố mẹ sẽ cắt đứt liên kết tình cảm với con”. Điều đó có nghĩa là, cha mẹ không muốn con nữa, giờ con tự làm một mình đi, tự sinh tự diệt.

Trẻ được sinh ra gắn bó với cha mẹ, nỗi sợ hãi lớn nhất của con là bị cha mẹ bỏ rơi, ngay cả ở cấp độ tâm lý.

Cho nên, những lời này nghe như nhượng bộ, kì thực là uy hiếp, cũng phóng  ra một loại lạnh lùng: “Bố mẹ yêu con là có điều kiện. Nếu con không đáp ứng được, bố mẹ sẽ không yêu con nữa”. Để tiếp tục nhận được tình yêu của cha mẹ, trẻ chỉ có thể sẽ làm những gì cha mẹ nói, nhưng trên thực tế, trẻ đã bị tổn thương.

***

Chúng tôi không phải là cha mẹ hoàn hảo, khi cảm xúc dâng trào, không thể tránh khỏi từ miệng nói ra những lời chưa hay. Nhưng khi nhận ra những lời này gây hại cho trẻ, cha mẹ nên giữ mồm, giữ miệng, cố gắng nói ít hơn.

Theo Bảo Châu - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.