- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 hành vi của phụ huynh dễ khiến con bị trầm cảm mà không hề hay biết
Thực tế cho thấy gia đình có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm lý của trẻ.
Cách đây ít lâu, một video trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) thu hút sự quan tâm của hơn 300 triệu người. Trong video, một cô gái họ Mã nói rằng bản thân đã vật lộn với bệnh trầm cảm 7 năm qua, nhiều lần muốn tự tử. Nhưng khi cô nói với mẹ, bà trả lời: "Con vẫn luôn như thế, đã bao năm rồi? Con vẫn tỏ ra mình khác biệt, bản thân không tự chịu còn bắt ai chịu thay". Mã kể chậm rãi, nói xong cười tuyệt vọng.
Áp lực gia đình kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của trẻ. Đặc biệt là có khả năng làm gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần, trong đó phổ biến nhất là chứng trầm cảm và rối loạn lo âu. Đáng sợ hơn nữa là nhiều cha mẹ coi nhẹ vấn đề tinh thần của con, cho rằng con "làm quá" để gây chú ý.
Nghiên cứu của Hiệp hội Gia đình Trung Quốc với 2.679 trẻ từ 10-15 tuổi tại 25 tỉnh, thành ở quốc gia này cho thấy cứ 5 trẻ thì 1 trẻ có dấu hiệu trầm cảm. Đặc biệt, trẻ em tại vùng nông thôn có nguy cơ trầm cảm cao hơn trẻ em thành thị do áp lực từ gia đình, theo NCBI.
China Maker Education Bluebook từng tiến hành khảo sát và đưa ra 7 lý do khiến trẻ em nghĩ đến cái chết, bao gồm: Xung đột gia đình (33%), áp lực học tập (26%), xung đột giáo viên - học sinh (16%) và các vấn đề tâm lý (10%), tranh chấp tình cảm (5%), bắt nạt học đường (4%), các vấn đề khác (6%).
Qua đó, có thể thấy gia đình có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và tâm lý của trẻ.
Đừng truyền lo lắng, đừng ép trẻ phải hoàn hảo, hãy để trẻ vui vẻ và tự do là chính mình. Ảnh minh họa
6 kiểu gia đình sau có thể khiến trẻ rơi vào trầm cảm, bất ổn.
1. Gia đình có kỳ vọng quá cao vào con cái
Trong chương trình tạp kỹ của Đài truyền hình Bắc Kinh: "Teacher Please Answer" xuất hiện cô bé 6 tuổi Khả Hinh khiến nhiều người bất ngờ.
Dù nhỏ tuổi nhưng dưới sự sắp đặt của mẹ, cô bé đã lên thời gian biểu trong ngày chi tiết đến từng giờ, thậm chí từng phút. Nghỉ ngơi, ăn uống, đọc truyện cũng được sắp xếp chuẩn từng giây. Đây chính là nguyên nhân khiến cuộc sống của Khả Hinh luôn chịu áp lực.
Mọi yêu cầu mẹ đưa ra, cô bé đều nghiêm túc làm theo, không cự cãi, cũng không tỏ thái độ khó chịu. Tuy nhiên trong chương trình, cô bé lại mờ nhạt ở mọi vấn đề xã hội khác. Cô bé không có bạn bè và khó hòa nhập với các bạn trong lớp. Cô bé quen với việc làm hài lòng người khác, ngay cả khi bản thân cảm thấy khó chịu. Điều xót xa hơn nữa là dù còn nhỏ tuổi, Khả Hinh nói rằng không cảm thấy hạnh phúc.
"Nếu kỳ vọng của cha mẹ quá cao, đứa trẻ chỉ có thể kìm nén bản thân để làm vui lòng người lớn. Tuy nhiên trẻ sẽ mất dần ý thức về cảm xúc thật của mình", người dẫn chương trình "Teacher Please Answer" chia sẻ khi tiếp xúc với Khả Hinh.
Chuyên gia tâm lý Trung Quốc Hồ Trấn Chi cho hay: "Trầm cảm thường bắt nguồn từ sự mất mát. Trẻ càng cư xử đúng mực, cha mẹ càng không nên tạo sự kỳ vọng không giới hạn. Trẻ càng nhạy cảm thì càng không nên hoàn hảo trong mọi việc". Ông Hồ cho biết, bởi trẻ sẽ ức chế nếu không biết từ chối. Quá nhiều kỳ vọng cuối cùng sẽ "bóp chết" đứa trẻ.
Vì vậy để chữa lành bệnh cho con, câu trả lời chỉ là "Sự yêu thương". Khi trẻ được cha mẹ chấp nhận một cách chân thành, nội lực của chúng rất dồi dào. Đừng truyền lo lắng, đừng ép trẻ phải hoàn hảo, hãy để trẻ vui vẻ và tự do là chính mình. Không được hạ thấp và chế giễu trẻ như một cách giao tiếp. Hãy tôn trọng trẻ và học cách nói những lời tốt đẹp.
2. Gia đình luôn cãi vã
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường cha mẹ luôn cãi vã thường sẽ rất nhạy cảm và luôn thấy bản thân kém cỏi.
Chất lượng của mối quan hệ giữa vợ và chồng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Cha mẹ không cãi nhau trước mặt con có thể cho chúng cảm giác an toàn và sức mạnh vô hình để sống tự tin hơn. Nếu có khúc mắc, sau khi rời khỏi tầm mắt của trẻ, có thể trao đổi để tìm cách giải quyết.
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường cha mẹ luôn cãi vã thường sẽ rất nhạy cảm và luôn thấy bản thân kém cỏi. Ảnh minh họa
3. Gia đình luôn phủ nhận cố gắng và đánh giá thấp về con
Một bác sĩ tâm lý ở Bắc Kinh kể chuyện: "Một cháu bị trầm cảm đi tái khám. Lúc chờ bác sĩ, cậu bé mở sách ra đọc, khi trở về bác sĩ khen: 'Cháu chăm chỉ thật'. Không ngờ mẹ cậu bé đáp trả ngay: 'Chăm chỉ gì, chỉ toàn giả vờ'".
Vị bác sĩ cho rằng, dù con có tâm lý không bình thường, bố mẹ cũng không thể sử dụng cách mỉa mai này để giao tiếp với trẻ. Bác sĩ rất nỗ lực hàn gắn tâm lý cho trẻ nhưng chỉ vì câu nói của người mẹ mà mọi công sức tiêu tan.
"Nhiều cha mẹ thực sự không biết vì sao trẻ trầm cảm, cũng không hiểu tại sao có đứa đòi chết. Bố mẹ hết lòng yêu thương trẻ cũng có thể là người làm tổn thương trẻ nhiều nhất", vị bác sĩ nói.
Mới đây, trên mạng xã hội Trung Quốc một người kể câu chuyện của mình: "Khi còn nhỏ, trên đường đi học chẳng may bị xe đâm, tôi sẽ bị mắng là chậm chạp, không biết tai nạn mà tránh. Nếu bị bạn cùng lớp lấy mất tiền, bố mẹ sẽ quy cho tôi tội không trung thực, tiêu tiền bừa bãi còn nói dối. Bị bạn khác đánh, sưng đầu mẻ trán nhưng người bị mắng vẫn là tôi. Tại sao tôi không bắt nạt người khác mà bố mẹ lại cứ bắt nạt tôi?".
Với trẻ, sự đánh giá của cha mẹ chính là cách chúng nhận biết giá trị bản thân. Gặp trắc trở gì bố mẹ đều đổ lỗi cho trẻ, gặp thất bại gì trẻ cũng bị bố mẹ nhạo báng, lâu dần sự tự tin của chúng bị hao mòn, lòng tự trọng bị đánh gục và cuối cùng rơi vào bóng tối.
4. Gia đình chỉ quan tâm đến điểm số của con cái
Không ít phụ huynh khi thấy con bị điểm kém liền nặng lời trách mắng. Cũng không ít phụ huynh đưa ra lời dọa dành cho con trước kỳ thi: "Bị điểm kém thì cứ liệu hồn đấy", "Điểm số không nằm trong top 3 thì đừng về nhà nữa",…
Việc cha mẹ quá chú trọng vào thành tích, vào điểm số chỉ khiến con cảm thấy căng thẳng. Như vậy, trẻ sẽ dễ mắc lỗi sai khi làm bài. Một khi trẻ học không tốt sẽ rơi vào trạng thái tự trách móc, lo lắng, có lỗi với cha mẹ, những cảm xúc tiêu cực lâu dài sẽ khiến trẻ dễ bị trầm cảm.
Các bậc phụ huynh không nên tạo áp lực cho con. Chỉ cần con nỗ lực hết sức thì điểm số dù thấp cũng là điều đáng quý, đáng trân trọng. Điểm số, thành tích không quan trọng bằng sự cố gắng phi thường của con.
Vì thế, cha mẹ hãy đồng hành cùng con, nói cho con hiểu rằng điểm số không phải là điều quyết định tất cả. Điều này sẽ giúp trẻ duy trì được tâm trạng thoải mái, tích cực. Từ đó, trẻ sẽ hoàn thành bài kiểm tra một cách tốt nhất.
Các bậc phụ huynh không nên tạo áp lực cho con. Ảnh minh họa
5. Gia đình thờ ơ với cảm xúc của con
Bà Lý Mộng Lệ, Hiệu phó trường THCS 55 Bắc Kinh, từng kể một câu chuyện xảy ra tại trường. Một học sinh lớp 7 học lực giỏi nhiều năm đột nhiên sa sút không rõ lý do. Cô bé liên tục nói không muốn sống vì cảm thấy cuộc sống quá vô nghĩa.
"Không cần lo, con bé chỉ lười biếng không muốn đi học thôi", mẹ nữ sinh nói sau khi nghe giáo viên phản ánh.
Không lâu sau đó, nữ sinh được giáo viên đưa đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết cô bé mắc bệnh tâm lý nghiêm trọng.
Thực tế hiện nay, nhiều cha mẹ khó khăn khi thừa nhận tình trạng tâm lý của con. Khi đối mặt với điều này, họ tỏ ra thờ ơ, thậm chí cho rằng những cảm xúc tiêu cực này là do trẻ tự gây ra, hoặc chỉ đơn giản là trẻ lười biếng nên kiếm cớ để thoái thác việc học.
"Tại sao phải khóc, nước mắt không giải quyết được gì cả", "sao phải sợ, con xem bạn bè con kia kìa", là những câu nói trẻ trầm cảm thường phải nghe từ cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, coi thường cảm xúc còn nghiêm trọng hơn bạo lực tinh thần. Lúc này, trẻ giống như đang sống trên một hòn đảo hoang, không ai nhìn thấy và không ai tôn trọng các em.
So với bạo lực, coi thường cảm xúc không gây tổn thương cơ thể, nhưng tinh thần các em bị hủy hoại một cách thô bạo.
6. Gia đình có cha mẹ bạo hành con cái
Việc bạo hành trẻ em không chỉ gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của trẻ kéo theo nhiều hệ lụy tâm lý.
Tất cả những hành động như đánh đập, làm nhục… đều khiến đứa trẻ thiếu tự tin, rụt rè, luôn trong trạng thái thảng thốt. Khi bị bạo hành thường xuyên sẽ khiến trẻ có những rối loạn hành vi và ứng xử.
Nhiều trường hợp vì bị bạo hành quá nhiều nên kéo theo sự thay đổi về tâm tính, khả năng nhìn nhận những mặt tốt – xấu trong xã hội bị ảnh hưởng, thậm chí trở nên vô cảm, lãnh đạm với mọi thứ xung quanh.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ3 giờ trướcTăng cường trí thông minh của con là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Song, không phải ai cũng hiểu rõ những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ.
-
Làm mẹ7 giờ trướcSức mạnh của thói quen mạnh đến mức có thể đưa một người lên thiên đường hoặc kéo họ xuống địa ngục.
-
Làm mẹ10 giờ trướcViệc nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài không thể trong ngày một ngày hai mà cần cả quá trình rèn luyện.
-
Làm mẹ22 giờ trước"Chỉ vì quá vô tâm, không ít lần người mẹ ấy suýt đẩy con gái vào vùng không an toàn, tạo cơ hội cho đối tượng là người quen của gia đình quấy rối hoặc lạm dụng tình dục con mình" - chị Mai Chi, chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Đông Đô, Hà Nội, chia sẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
-
Làm mẹ1 ngày trướcMang thai ở vết mổ đẻ cũ là một tình trạng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm cần xử lý y tế kịp thời. Sau phẫu thuật quá trình phục hồi không chỉ phụ thuộc vào chăm sóc y tế, chế độ ăn khoa học mà còn dựa vào việc thực hiện các bài tập luyện thể dục hợp lý.
-
Làm mẹ1 ngày trướcBất chấp quan niệm từ lâu rằng chỉ người mẹ mới nên hạn chế việc uống rượu trong quá trình mang thai, một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy việc người bố uống rượu cũng mang lại tác động đáng lo ngại cho con cái sau này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐối với những cha mẹ thông thái, họ có cách nuôi dạy con rất khác. Để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã áp dụng một số nguyên tắc dưới đây.
-
Làm mẹ4 ngày trướcVai trò của cha mẹ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp điều kiện vật chất mà còn là người bạn đồng hành, người hướng dẫn tin cậy trong hành trình trưởng thành của con
-
Làm mẹ4 ngày trướcMột số bậc cha mẹ khi con còn nhỏ chỉ chú ý đến chỉ số thông minh IQ mà không hề biết rằng chỉ số EQ mới ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này của trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNhiều mẹ vì muốn con có làn da trắng nên ăn rất nhiều trứng trong thai kỳ, vậy ăn trứng có giúp trẻ sinh ra trắng hồng không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcKhoảng 20% tổng số ca mang thai bị sảy thai và một số ít trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcDạy con quản lý tài chính từ nhỏ là một yếu tố quyết định đến sự thành công và độc lập trong tương lai
-
Làm mẹ5 ngày trướcMỗi đứa trẻ cần được yêu thương và công nhận một cách bình đẳng