- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 nguyên tắc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử từ khi còn bé
Giao tiếp tốt là một lợi thế rất lớn quyết định sự tự tin và thành công của mỗi cá nhân mà người trưởng thành nào cũng phải công nhận. Chính vì vậy việc dạy kỹ năng giao tiếp cho con cái đang ngày càng được các phụ huynh lưu tâm chú ý ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Cha mẹ nên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ lúc mấy tuổi?
Theo các chuyên gia, những trẻ giao tiếp tốt sẽ có khả năng ngôn ngữ phát triển, tính cách tự tin và phản xạ tốt. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để bé "ứng phó" những sự thay đổi trong tương lai và dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống. Thế nhưng bố mẹ có thể dạy kỹ năng giao tiếp cho con từ khi nào? mấy tuổi thì trẻ có thể tiếp thu và học hiểu những điều bố mẹ dạy?
Kinh nghiệm từ quá trình nuôi dạy con cho thấy, trong năm đầu đời, bé hầu như chỉ giới hạn giao tiếp với bố mẹ. Tất cả nỗ lực, sự tập trung của bé đều dồn vào việc mày mò năng lực của bản thân và khám phá thế giới xung quanh như quan sát, cầm nắm đồ vật, học lật, học bò, học đi, học nói… Nhưng ngay cả khi bé vẫn còn chưa biết bập bẹ, cứ mỗi lần được bố mẹ hỏi chuyện hoặc đọc truyện cho nghe là bé đã bắt đầu tiếp thu để chuẩn bị cho giai đoạn ngôn ngữ phát triển hơn về sau này.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu nhận định, kỹ năng giao tiếp ở trẻ nhỏ được phát triển theo từng giai đoạn khác nhau. Nếu từ lúc sơ sinh, trẻ giao tiếp qua các cử động tay chân, tiếng khóc thì lên 3 tuổi trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ hay thái độ, cảm xúc, ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Có thể nói giao tiếp chính là "công cụ" để trẻ tồn tại và phát triển, chính vì thế bố mẹ nên dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ ngay từ nhỏ. Lúc đó não bộ của trẻ đang phát triển và dễ dàng tiếp thu nhanh. Những trẻ giao tiếp tốt sẽ biết vận dụng ngôn ngữ linh hoạt, ứng xử lễ phép, thể hiện rõ quan điểm và cá tính của mình. Nhờ đó trẻ sẽ có nền tảng vững chắc hơn trong tương lai, tạo mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và dễ dàng thành công hơn.
Vì sao nên dạy trẻ kỹ năng giao tiếp?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu lợi ích của việc dạy kỹ năng giao tiếp sớm cho trẻ . Cụ thể, theo các chuyên gia tâm lý, việc dạy trẻ giao tiếp ngay từ nhỏ không chỉ giúp các bé học cách tự tin mà còn tăng thêm vốn từ đa dạng trong cuộc sống thường ngày, từ đó giúp các bé học cách tự lập, phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Ngoài ra, trẻ cũng có những phản xạ tốt hơn như khéo léo trong việc trò chuyện, giao tiếp và dễ dàng kết nối với bạn bè hay gia đình. Các bé cũng dễ dàng tạo thiện cảm với người đối diện bởi cách hành xử, câu từ và khả năng đối đáp. Đây cũng là một trong những điều đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp các bé hoàn thiện bản thân mình hơn.
Chính vì lẽ đó, các bậc phụ huynh cần dạy trẻ giao tiếp ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu ở độ tuổi từ 3 tuổi trở lên. Lứa tuổi này sẽ giúp trẻ nhanh chóng tiếp thu và làm quen với phần việc của mình. Học cách giao tiếp sẽ giúp trẻ tăng khả năng ngôn từ cũng như biết cách thể hiện rõ những cảm xúc của mình và dễ đạt được điều mong muốn hơn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý rằng, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng học hỏi và làm theo từ những người xung quanh. Vì thế, hãy chú ý đến lời nói, cư xử đúng mực cũng như tránh cho các bé tiếp xúc những vấn đề tiêu cực hay thói hư tật xấu nhằm tránh để con bị ảnh hưởng theo. Hãy tạo cho các bé cơ hội vui chơi, học tập trong một không gian ngập tràn yêu thương để trẻ hiểu rằng, dù cho có bất cứ điều gì xảy ra thì gia đình sẽ là nơi để trở về và cha mẹ luôn dang rộng vòng tay chào đón các con.
6 kỹ năng giao tiếp mà các bố mẹ nên dạy cho trẻ
Nuôi dạy con không bao giờ là việc dễ dàng và việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ sao cho hiệu quả cũng là cả một thử thách khó khăn với các bố mẹ. Tuy rằng có rất nhiều kỹ năng khác nhau và tùy vào từng tình huống giao tiếp, các kỹ năng cũng cần thay đổi linh hoạt mới phù hợp xong theo các chuyên gia có 6 kỹ năng giao tiếp cơ bản sau đây bố mẹ nhất thiết phải dạy con.
Dạy trẻ biết chào hỏi mọi người
Đây là kỹ năng giao tiếp đầu tiên mà mọi đứa trẻ cần được dạy để trở thành một đứa trẻ ngoan. Chẳng hạn khi gặp người lớn tuổi, trẻ có thể chào hỏi bằng những câu hỏi thân thiện và gần gũi như: "Cháu chào ông/ bà", "Ông khỏe không ạ?" "Anh đi đâu vậy ạ?"... Khi nói chuyện, bé cần thể hiện thái độ lễ phép, không nên nói trống không, gật đầu hay lắc đầu mà phải dạ thưa.
Tuy nhiên cha mẹ cần nhớ, trẻ nhỏ thường sẽ học theo cách cư xử, thái độ của ba mẹ nên ba mẹ hãy là tấm gương sáng cho con. Trong gia đình, ba mẹ hãy giúp con xây dựng mối quan hệ thân thiết và giao tiếp thường xuyên với ông bà.
Nếu ông bà không ở chung, hãy chia sẻ, tâm sự về ông bà để bé cảm nhận được tình cảm của mọi người dành cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ nên hướng dẫn con cách quan tâm, hỏi han sức khỏe ông bà để hình thành thói quen tốt cho trẻ.
Biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc
Dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi chân thành là 2 kỹ năng cơ bản và quan trọng không thể bỏ qua khi dạy trẻ giao tiếp. Khi trẻ nhận được quà, bánh hay được người khác giúp đỡ, trẻ nên nói cảm ơn. Ví dụ như "Cháu cảm ơn bà", "Mình cảm ơn bạn". Hãy giúp trẻ hiểu nói lời cảm ơn đúng lúc sẽ thể hiện được sự trân trọng đối với người đã mang đến điều tốt đẹp cho mình.
Cùng với lời cảm ơn thì xin lỗi chân thành cũng là phép lịch sự tối thiểu bé cần ghi nhớ. Ba mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu xin lỗi khi bị sai lầm cũng là để bản thân nhìn nhận lỗi sai và hoàn thiện mình hơn.
Dạy trẻ biết tôn trọng người lớn tuổi
Tôn trọng người lớn là yếu tố rất quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Trẻ em luôn học hỏi từ chính những thứ xung quanh cuộc sống hằng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy các con là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác. Vậy nên, các bậc phụ huynh nên tôn trọng trẻ để các con cảm nhận được tôn trọng là như thế nào và hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng người lớn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần dạy con cách cư xử đúng mực với người lớn để không mất lòng mà lại còn được mọi người yêu quý. Ví dụ không la hét hay lớn tiếng với người lớn tuổi, giúp đỡ cụ già qua đường, không chen ngang khi người lớn đang nói chuyện…
Giao tiếp bằng ánh mắt
Ba mẹ hãy hướng dẫn bé khi giao tiếp với bất cứ ai cần phải hướng ánh mắt vào người đối diện, không làm việc riêng để họ biết rằng con đang nghe thực sự. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy tự tin mà còn thể hiện sự tôn trọng đối với người khác. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả giao tiếp tốt nhất và trong những tình huống có việc gấp, bố mẹ cũng cần dạy con cách phải ngắt lời thế nào sao cho phải phép.
Dạy trẻ biết cách lắng nghe
Cha mẹ hãy dạy con khi nói chuyện nên nhìn vào mắt người đang nói, không làm việc riêng để họ biết rằng con đang nghe thực sự. Hoặc trong những tình huống có việc gấp, các con cần phải ngắt lời sao cho phải phép.
Dạy trẻ biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác
Lắng nghe chính là một nghệ thuật trong giao tiếp, cũng là việc thể hiện bạn có tôn trọng người nói hay không. Trong đó, tôn trọng cảm xúc và ý kiến của người khác thể hiện qua giao tiếp như lắng nghe, không cắt ngang câu chuyện, không cướp lời, đóng góp ý kiến tích cực. Ba mẹ hãy làm gương để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ một cách tự nhiên và hiệu quả nhất.
Ngoài ra suy nghĩ trước khi nói cũng rất quan trọng nó giúp cho cuộc nói chuyện được suôn sẻ hơn, tránh những lời nói làm mất lòng nhau. Khi bạn dạy con những điều này, con sẽ hình thành nên được thói quen và tư duy phản xạ để tránh những rắc rối không đáng có.
Dạy trẻ chủ động bày tỏ mong muốn
Ba mẹ nên tạo dựng mối quan hệ gần gũi trong giao tiếp với trẻ. Từ đó, trẻ cũng dễ dàng giao tiếp và mạnh dạn bày tỏ mong muốn của mình với ba mẹ hơn. Ba mẹ có thể dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ để giúp trẻ bày tỏ mong muốn của mình bằng cách đặt ra những câu hỏi trong từng tình huống khác nhau. Ví dụ như khi con đang chơi máy bay điều khiển, ba mẹ có thể hỏi "Cho ba chơi máy bay với con nhé!"
Bên cạnh đó, ba mẹ hãy dành thời gian chơi cùng con, lắng nghe, khuyến khích trẻ giao tiếp cởi mở và đừng quên những lời cổ vũ, khen ngợi đúng lúc.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ1 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ1 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.