- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
6 phương pháp nuôi dạy con ưu tú của cha mẹ thông minh
Giáo dục trong gia đình vô cùng quan trọng với trẻ. Phương thức giáo dục con cái của cha mẹ đều sẽ quyết định quá trình hình thành tâm lý, tính cách, hành vi của con trong tương lai.
Nhiều người nghĩ rằng con đường nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công nghe có vẻ mơ hồ bởi có vô số lời khuyên, một số dựa trên cơ sở khoa học và một số thì phụ thuộc vào kinh nghiệm của người đi trước.
Sự thực thì luôn có những đặc điểm chung giữa các bậc cha mẹ nuôi dạy nên những đứa trẻ kiên cường, tự tin và thích nghi tốt.
Cách cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau vô cùng quan trọng. Ảnh minh hoạ
1. Cha mẹ dạy trẻ làm việc nhà từ nhỏ
Julie Lythcott-Haims, cựu hiệu trưởng trường Cao đẳng, trực thuộc Đại học Stanford và là tác giả của cuốn sách "Nuôi dạy con cái", tin rằng làm việc nhà là bước đệm và công cụ học tập giúp trẻ tự tin, xây dựng khả năng phục hồi và trở nên độc lập khi lớn hơn.
Làm việc nhà cũng khuyến khích trách nhiệm, tinh thần làm việc nhóm và kỷ luật công việc cần thiết trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, trẻ làm việc nhà từ nhỏ thường có lòng nhân ái và trách nhiệm hơn.
"Bằng cách dạy trẻ làm việc nhà, trẻ sẽ sớm nhận ra mình phải làm công việc của cuộc sống để trở thành một phần của cuộc sống", Julie Lythcott-Haims nói.
2. Cha mẹ trò chuyện thân mật với con
Có rất nhiều gia đình quát mắng và dùng hình phạt để giáo dục con trẻ. Họ cho rằng như vậy sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng chịu đựng, biết nghe lời, ngoan ngoãn hơn.
Tuy nhiên, sự thật là không có đứa trẻ nào thích được "dạy dỗ" như vậy. Giáo dục trẻ theo cách đó chỉ khiến chúng thêm lì lợm và nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực.
Bạo lực bằng lời nói cũng vô cùng đáng sợ. Tuy không có tổn thương trên thân thể nhưng sẽ tạo nên những vết thương trong lòng trẻ. Những vết thương này sẽ khiến trẻ luôn lo lắng và sẽ ám ảnh chúng cả đời.
Rất nhiều người từ nhỏ bị cha mẹ trách móc nặng nề, sau này lớn lên cho dù đã thành công, nhưng vẫn rất tự ti, luôn thiếu cảm giác an toàn, vô cùng nhạy cảm và đa nghi.
Cách cha mẹ và con cái trò chuyện với nhau vô cùng quan trọng. Để trẻ cởi mở và vui vẻ khi trò chuyện, quan trọng nhất là phải tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Thay vì tạo áp lực cho con cái, cha mẹ nên trở thành người bạn đồng hành, giúp trẻ tự tin phát triển những năng khiếu của mình.
Vậy nên, muốn có những đứa con ưu tú, đầu tiên phải biết cách giáo dục trẻ bằng những cuộc trò chuyện thân mật. Có như vậy trẻ sẽ vui vẻ tiếp nhận và làm theo mà không cần thúc ép.
3. Cha mẹ dạy con đồng cảm
Michele Borba là một nhà tâm lý học về lĩnh vực giáo dục, chuyên gia nuôi dạy con cái, tác giả của cuốn sách Tại sao một số trẻ em gặp khó khăn còn những người khác tỏa sáng.
Michele Borba chia sẻ rằng, một trong những đặc điểm dễ thấy ở những đứa trẻ thành công đó là cha mẹ chúng thường xuyên thể hiện sự đồng cảm với con cái. Bố mẹ nên tỏ ra quan tâm tới con bằng những câu nói như: "Nhìn con vui quá" hoặc "con có vẻ buồn lòng".
Hỏi con bạn về cảm xúc của chúng. Điều này có thể giúp con nhận ra cảm giác của mình và thể hiện bản thân mà không xấu hổ. Bố mẹ có thể hỏi con những câu hỏi như: "Điều đó khiến con cảm thấy thế nào?" hoặc "con có vẻ sợ hãi đúng không?".
Bố mẹ cũng nên chia sẻ về cảm xúc của mình để con cảm thấy an toàn khi chia sẻ cảm xúc của chúng với cha mẹ.
Đừng quên yêu cầu con bạn chú ý đến cảm xúc của những người xung quanh chúng. Nếu bạn đang ở công viên, có thể chỉ cho con cách quan sát thái độ của mọi người và hỏi con: "Con nghĩ người đó đang cảm thấy thế nào?".
4. Cha mẹ khéo dạy con kỹ năng xã hội
Một số gia đình thường dạy con yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình mà không chú trọng đến việc giúp đỡ và quan tâm đến những người xung quanh, không có họ hàng với mình. Đó là phương pháp chưa khoa học.
Nếu cha mẹ dạy cho con cách quan tâm, giúp đỡ người ngoài xã hội sẽ khiến con được mọi người quý mến, giúp đỡ tận tình. Khi trẻ lớn lên dễ dàng hoà đồng, thích nghi với cuộc sống.
Một nghiên cứu khác của Đại học Pennsylvania và Duke (Hoa Kỳ) nói rằng, giúp trẻ phát triển các kỹ năng liên quan đến giao tiếp, tương tác xã hội là một trong những điều quan trọng nhất để nuôi dưỡng tương lai.
Vì vậy, cha mẹ không chỉ chăm chăm khuyến khích con học kiến thức từ sách vở mà hãy giúp con phát triển kỹ năng như: Khả năng giao tiếp, khả năng chia sẻ, cách giải quyết vấn đề,…
Giúp trẻ phát triển các kỹ năng liên quan đến giao tiếp, tương tác xã hội là một trong những điều quan trọng nhất để nuôi dưỡng tương lai. Ảnh minh hoạ
5. Cha mẹ khuyến khích trẻ làm việc chăm chỉ và không trốn tránh thất bại
Carol Dweck, nhà tâm lý học tại Đại học Stanford phát hiện ra rằng người lớn và trẻ em suy nghĩ về thành công theo hai cách. Một là "suy nghĩ cố định" rằng thành công là kết quả của trí thông minh, khả năng sáng tạo bẩm sinh, không thay đổi. Hai là "tư duy tăng trưởng" khi nhận thấy thất bại chỉ là bàn đạp khích lệ, là cơ hội học hỏi và là hướng phát triển tự nhiên theo mô hình xoắn ốc để đi đến thành công.
Cốt lõi trong sự phân biệt thành công của cha mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng thành công của con cái trong tương lai. Cha mẹ của những người thành công thường không trông mong quá nhiều hay khen ngợi vào khả năng thông minh vốn có của con cái, họ dạy con "tư duy tăng trưởng" để trẻ tự phấn đấu, học tập và làm việc chăm chỉ hơn cho những thành tựu sau này.
6. Cha mẹ thể hiện sự quan tâm đến sở thích của con
Margot Machol Bisnow là tác giả của cuốn sách Nuôi dạy một doanh nhân: Cách giúp con bạn đạt được ước mơ. Cô đã phỏng vấn 70 bậc cha mẹ của những người con thành đạt để tìm hiểu xem có bất kỳ phương pháp nuôi dạy con cái phổ biến nào không.
Một điều cô ấy nhận thấy là cha mẹ của những đứa trẻ thành công thể hiện sự quan tâm thực sự đến sở thích của con cái họ.
Margot cho biết: "Thể thao, trò chơi điện tử, tranh luận, âm nhạc... Mọi đứa trẻ của các bậc cha mẹ mà tôi nói chuyện đều có niềm đam mê bên ngoài lớp học. Các bậc cha mẹ đó không bao giờ yêu cầu con cái từ bỏ sở thích vì họ biết điều đó tốt cho trí óc của con mình".
Tiến sĩ Dana Suskind, giáo sư nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Chicago, Mỹ, cho biết, việc bố mẹ thể hiện sự quan tâm đến những gì con làm mỗi ngày có thể có tác động to lớn tới kỹ năng nhận thức, khả năng phục hồi và tính bền bỉ của con.
Suskind, tác giả của cuốn sách Làm cha mẹ: Khai phá tiềm năng của mọi đứa trẻ, cho biết, các bậc cha mẹ nên quan tâm tới những gì con yêu thích, trò chuyện với con về những gì con thấy hấp dẫn.
Bố mẹ và con cái hãy đảm bảo rằng cả hai bên đều tham gia vào cuộc trò chuyện một cách bình đẳng. Bố mẹ có thể đặt câu hỏi và khuyến khích con trả lời thoải mái về những vấn đề mà con đang quan tâm.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ9 giờ trướcĐể pha sữa cho trẻ, không nên sử dụng nước có chứa nhiều flo; nhiệt độ nước cũng cần phù hợp mới có thể hòa tan bột sữa mà không làm mất đi dưỡng chất quan trọng.
-
Làm mẹ18 giờ trướcLàm cha mẹ đơn thân không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn mà là số phận. Các vấn đề của cha mẹ đơn thân bao gồm phải thích nghi với việc thu nhập giảm, cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí là thay đổi nhà cửa.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTăng cường trí thông minh của con là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Song, không phải ai cũng hiểu rõ những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcSức mạnh của thói quen mạnh đến mức có thể đưa một người lên thiên đường hoặc kéo họ xuống địa ngục.
-
Làm mẹ1 ngày trướcViệc nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài không thể trong ngày một ngày hai mà cần cả quá trình rèn luyện.
-
Làm mẹ2 ngày trước"Chỉ vì quá vô tâm, không ít lần người mẹ ấy suýt đẩy con gái vào vùng không an toàn, tạo cơ hội cho đối tượng là người quen của gia đình quấy rối hoặc lạm dụng tình dục con mình" - chị Mai Chi, chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Đông Đô, Hà Nội, chia sẻ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
-
Làm mẹ2 ngày trướcMang thai ở vết mổ đẻ cũ là một tình trạng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm cần xử lý y tế kịp thời. Sau phẫu thuật quá trình phục hồi không chỉ phụ thuộc vào chăm sóc y tế, chế độ ăn khoa học mà còn dựa vào việc thực hiện các bài tập luyện thể dục hợp lý.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBất chấp quan niệm từ lâu rằng chỉ người mẹ mới nên hạn chế việc uống rượu trong quá trình mang thai, một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy việc người bố uống rượu cũng mang lại tác động đáng lo ngại cho con cái sau này.
-
Làm mẹ4 ngày trướcĐối với những cha mẹ thông thái, họ có cách nuôi dạy con rất khác. Để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã áp dụng một số nguyên tắc dưới đây.
-
Làm mẹ5 ngày trướcVai trò của cha mẹ không chỉ dừng lại ở việc cung cấp điều kiện vật chất mà còn là người bạn đồng hành, người hướng dẫn tin cậy trong hành trình trưởng thành của con
-
Làm mẹ5 ngày trướcMột số bậc cha mẹ khi con còn nhỏ chỉ chú ý đến chỉ số thông minh IQ mà không hề biết rằng chỉ số EQ mới ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này của trẻ.
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều mẹ vì muốn con có làn da trắng nên ăn rất nhiều trứng trong thai kỳ, vậy ăn trứng có giúp trẻ sinh ra trắng hồng không?