6 việc không nên làm khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ

Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, cần phải được chăm sóc cẩn thận, bởi thời gian này cơ thể của trẻ rất yếu. Cảnh báo cha mẹ không nên làm những điều này khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển của bé.

Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ mới bước vào thế giới này, đây là giai đoạn tương đối đặc biệt, các chức năng cơ thể của trẻ cũng phát triển nhanh chóng để thích nghi với môi trường bên ngoài. Cha mẹ phải chăm sóc bé cẩn thận trong giai đoạn này, nếu không cơ thể non nớt của bé sẽ bị tổn hại rất nhiều.

1. Lấy ráy tai

6 việc không nên làm khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ-1

Không nên dùng bông ngoáy tai hay tự lấy ráy tai cho trẻ nhỏ (Ảnh minh họa).

Một số bà mẹ mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nhìn thấy ráy tai trong tai của con thì cảm thấy rất khó chịu, nên dùng tăm bông ngoáy tai cho trẻ. Nhưng việc ngoáy tai sẽ khiến da của ống thính giác bên ngoài của trẻ trở nên mỏng hơn, dễ gây tắc nghẽn mãn tính. Hơn nữa bản thân ráy tai có tác dụng kháng khuẩn, nếu vệ sinh quá sạch sẽ không tốt cho trẻ mà còn dễ phát sinh bệnh tật, vì vậy cha mẹ không nên lấy ráy tai cho trẻ trong giai đoạn 3 tháng tuổi.

2. Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh quá nhiều

Đối với các bé sơ sinh, việc chăm sóc rốn là một vấn đề vô cùng quan trọng, nếu chăm sóc không tốt có thể khiến rốn bị viêm nhiễm, không có lợi cho sức khỏe của bé. Vì vậy, các mẹ sẽ rất coi trọng việc vệ sinh rốn. Nhưng một số mẹ vệ sinh rốn cho trẻ quá kỹ, khi tắm cho trẻ cũng nghĩ ngay đến việc rửa rốn cho trẻ, thực tế điều này có thể phản tác dụng và khiến rốn trẻ bị viêm nhiễm.

3. Bế trẻ thẳng đứng trong thời gian dài

6 việc không nên làm khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ-2

Nhiều bậc cha mẹ thường áp dụng cách ôm thẳng đứng khi bế trẻ sơ sinh, nhưng thực tế, cách làm này là sai lầm. Sự phát triển cột sống của trẻ chưa hoàn thiện, còn rất mềm và yếu, nếu bế trẻ đứng thẳng trong thời gian dài sẽ gây áp lực lớn lên cột sống của trẻ, đặc biệt dễ khiến cột sống phát triển bị biến dạng. Vì vậy, nếu bạn muốn bế trẻ, hãy cố gắng áp dụng phương pháp bế trẻ nằm ngang, kê đầu cao hơn một chút để trẻ cảm thấy thoải mái nhất.

4. "Xi tè" cho trẻ quá sớm

Việc "xi tè" quá sớm không tốt cho bé, thứ nhất là ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, thứ hai là dễ làm tổn thương cột sống, khớp háng, cơ vòng hậu môn, cơ thắt niệu đạo và các bộ phận khác của trẻ. Khi bé được một tuổi rồi từ từ huấn luyện trẻ, khi đó tác hại của bé sẽ tương đối nhỏ.

5. Cho trẻ uống nước

6 việc không nên làm khi trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển của trẻ-3

Không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước (Ảnh minh họa).

"Trong vòng sáu tháng tuổi, trẻ ăn sữa mẹ và sữa công thức thì không cần bổ sung nước uống và nước trái cây". Có thể nhiều bậc cha mẹ không đồng tình với khuyến cáo này bởi lo lắng nếu trẻ không uống nước sẽ khát thì sao? Ai cũng biết sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển thể chất của bé. Vì sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng và có tỷ lệ cân đối nên có thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 0-6 tháng, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, khoáng chất, vitamin,… cũng bao gồm cả nước.

Thành phần quan trọng nhất trong sữa mẹ là nước, chiếm 80 – 90%. Sữa công thức bán trên thị trường cũng là sản phẩm làm nhái sữa mẹ, nhưng hàm lượng dinh dưỡng của sữa bột không thể so sánh với sữa mẹ. Vì vậy, chỉ cần trẻ bú đủ sữa mẹ thì mẹ không cần cho trẻ bú sữa ngoài. Trong giai đoạn trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không cho trẻ uống nước.

6. Cho trẻ nằm gối quá sớm

Trước khi bé chào đời, mẹ đã chuẩn bị sẵn một chiếc gối nhỏ cho bé, thực ra bé sơ sinh không cần dùng gối, thay vào đó, gối sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống và hình dáng đầu của bé. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến khả năng thở và nuốt của trẻ

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/6-viec-khong-nen-lam-khi-tre-duoi-3-thang-tuoi-neu-khong-se-gay-nguy-hiem-cho-su-phat-trien-cua-tre-162202111212940670.htm

chăm sóc trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.