8 cách dạy con học hiệu quả giúp bé tiếp thu nhanh, rèn kỹ năng tốt

Không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng tự nhiên học giỏi, thông minh mà cần được dạy dỗ một cách hiệu quả. Vì thế các bậc cha mẹ cần có biện pháp rèn cho con từ bé.

Ngoài việc nuôi dạy con khỏe mạnh, thông minh thì sự nghiệp học hành của trẻ cũng luôn là vấn đề tối quan trọng mà bậc cha mẹ nào cũng quan tâm, lo lắng. Việc học không phải lớn lên mới cần thiết mà giờ đây nó đã được bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng tốt nhất trên con đường trưởng thành.

8 cách dạy con học hiệu quả giúp bé tiếp thu nhanh, rèn kỹ năng tốt-1

Tại sao cần dạy con học từ nhỏ?

Ngày nay hầu như các gia đình đều sinh ít con và có điều kiện kinh tế tốt hơn nên trẻ em đều có cuộc sống đầy đủ, không mấy thiếu thốn về vật chất hay dinh dưỡng. Tuy nhiêu có nhiều đứa trẻ lớn lên khi phải ra ngoài xã hội đều tỏ ra khó hòa nhập, rụt rè, thiếu tự tin. Lý do là do các em còn thiếu các kỹ năng sống, quen dựa dẫm ỷ lại vào bố mẹ nên thiếu tính tự lập, làm gì cũng bỡ ngỡ và không thể tự mình làm được.

Vì vậy, việc dạy con học từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng để bé có kỹ năng sống tốt và luôn tự tin giúp quá trình trưởng thành trở nên suôn sẻ, đón nhận một tương tươi sáng, thành công.

8 cách dạy con học tốt nhất

1. Sắp xếp không gian học tập hợp lý

Góc học tập của bé có thể là ngay trong phòng riêng của bé hay đơn giản là một chiếc bàn đặt trong phòng làm việc nhưng điều cốt yếu cần đảm bảo để việc học tập của bé hiệu quả là phải yên tĩnh, gọn gàng và tuyệt đối không làm phiền đến sự tập trung của bé. Hãy loại trừ càng nhiều yếu tố làm cho bé sao nhãng càng tốt. 

Bên cạnh đó, góc học tập cần có đủ sách vở, đồ dùng học tập, đèn tiêu chuẩn chống cận thị và các vật dụng cần thiết. Để mặt bàn học luôn ngăn nắp bố mẹ rất nên đóng cho con giá sách hoặc chọn bàn học có ngăn bàn rộng, đồng thời giúp và hướng dẫn con cách sắp xếp đồ đạc sao cho ngăn nắp, gọn gàng, khoa học.

2. Dạy con kỹ năng đánh dấu thông tin quan trọng

Nhiều bé không biết tóm tắt ý chính của bài học, ý nào quan trọng hơn ý nào mà chỉ viết tất cả những gì thầy cô giáo đã dạy trên lớp. Vì thế, thông tin về bài học có thể lan man, không rõ ràng. Bạn có thể dạy con viết những ghi chú quan trọng. Cách này hơi mất thời gian nhưng bé sẽ học được kiến thức theo cách sắp xếp riêng của bé.

3. Khuyến khích bé tự học, tự đọc sách nhiều hơn

Với các bé lớn bạn hãy khuyến khích con ghi chú lại một vài điều cơ bản khi bé đang đọc một chương sách, hướng dẫn bé cách đọc lướt qua tài liệu, nghiên cứu các bảng biểu và bản đồ, tóm tắt những gì đã đọc bằng chính ngôn từ của bé.

Ngoài ra, cha mẹ dạy con dùng những mẩu giấy nhỏ để ghi lại những điều cần được xem lại nhanh như ngày tháng, công thức, từ hay nhầm lẫn…Với các bé nhỏ còn học tiểu học thì bạn có thể khuyến khích bé đọc nhiều hơn các loại sách khác nhau và luôn có mặt kề bên để giải thích giúp bé những từ, những nội dung bé chưa hiểu rõ.

8 cách dạy con học hiệu quả giúp bé tiếp thu nhanh, rèn kỹ năng tốt-2

4. Chỉ hỗ trợ chứ không được giúp bé làm bài tập về nhà

Phương pháp dạy con học hiệu quả chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ con làm bài tập về nhà một cách tốt và có hiệu quả nhất chứ không phải việc bố mẹ xắn tay áo vào và làm bài giúp con.

Việc người lớn làm hộ bài tập cho con sẽ tạo thói quen ỷ lại, lười suy nghĩ cho các bé. Bên cạnh đó, các bài tập về nhà sẽ mất đi ý nghĩa của nó nếu trẻ không hiểu rõ được việc cần làm. Thay vào đó, bố mẹ hãy để cho bé có thời gian suy nghĩ cũng như tự mình hoàn tất cả bài tập được giao chứ tuyệt đối không làm hộ con.

Bố mẹ chỉ nên hỗ trợ bé như kiểm tra lỗi chính tả, kiểm tra kết quả bài tập toán sau khi bé đã hoàn thành hoặc đưa ra những lời gợi ý mở cho bé khi làm bài. 

5. Không la mắng, trách phạt con

Khi dạy trẻ làm bài tập, bạn rất mong bé trả lời trôi chảy các câu hỏi, tuy nhiên trẻ ngập ngừng không biết cần phải bắt đầu từ đâu hoặc mải mê làm việc riêng dẫn đến chậm trễ và sai sót khiến bạn nóng giận mà quát mắng, thậm chí đánh con. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng, khi bị quát mắng, trẻ sẽ xem bố mẹ như mối đe dọa, cảm thấy lo lắng, không có giá trị và không muốn tương tác, làm việc học càng khó khăn hơn. Do đó, thay vì quát mắng, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, nhẹ nhàng, kiên nhẫn giải thích căn nguyên của vấn đề cho trẻ hiểu. 

6. Sắp xếp thời gian biểu hợp lý, cố định 

Bạn hãy kiếm một quyển lịch lớn, có nhiều khoảng trống để bé có thể ghi nhanh lại mọi việc cần làm trong ngày. Để tách ra từng tháng để bạn cũng như bé có thể thấy thời gian còn lại trong học kỳ này. Chẳng hạn, bạn có thể xé tháng 9, 10, 11, 12, và tháng 1 và dán chúng vào từ trái sang phải ngang một bức tường.

Bé có thể sử dụng một loại bút màu để đánh dấu ngày thi, một màu khác cho những sự kiện sắp đến… Điều này cũng giống như một công cụ nhắc nhớ để bé không phải rối tung lên mỗi khi đến thời điểm quan trọng.

7. Tạo cảm hứng, không tạo áp lực cho con khi học tập

Học tập là điều ai cũng phải trải qua, là một “bàn đạp” quan trọng để mỗi người quyết định cuộc sống, sự thành công của mình trong tương lai. Chính vì vậy, bố mẹ nào cũng kỳ vọng con học thật giỏi, điểm thật cao khi đi học nhưng nếu phụ huynh quá tập trung vào điều đó thì vô hình chung lại đang tạo áp lực cho con, khiến tuổi thơ của con mệt mỏi và kém hạnh phúc. Những câu nói chê bai và so sánh, một ánh mắt thất vọng, một tiếng thở dài của bố mẹ đều sẽ tạo ra áp lực vô hình khiến con luôn sợ kiểm tra, sợ điểm kém, mất đi hứng thú học tập hoặc ngày càng trở nên tự ti, khép kín…

Vì vậy, thay vì thích thú tận hưởng từng ngày đến trường, con sẽ chỉ nghĩ tới thành tích và cảm thấy thất bại, nếu không đạt thành tích cao như các bạn. Phụ huynh đừng chỉ đánh giá khả năng của trẻ vào những con số. Trước một bài kiểm tra, một bảng xếp hạng không như kỳ vọng, phụ huynh hãy cố gắng tìm ra điểm tích cực, ôm con vào lòng, động viên để tại thêm động lực, cảm hứng cho con cố gắng hơn trong thời gian tới.

8 cách dạy con học hiệu quả giúp bé tiếp thu nhanh, rèn kỹ năng tốt-3

8. Dạy con biết chủ động tìm lời giải khi chưa hiểu bài

Chắc chắn không phải lúc nào trẻ cũng sẽ hiểu hết tất cả những kiến thức đã học, nhưng lại ngại hỏi vì sợ bị la mắng hay chê cười. Hãy giúp con biết cách chủ động hỏi khi chưa biết hoặc không biết vấn đề nào đó.

Đầu tiên, bố mẹ cần giúp con hiểu rõ rằng mỗi người sẽ có khả năng tiếp thu khác nhau. Sẽ là điều bình thường nếu con chưa kịp hiểu bài học ở trên lớp. Hãy hướng dẫn con là nên hỏi người bạn gần nhất, nếu bạn không giải đáp được thì hãy hỏi giáo viên, bố mẹ để được giúp đỡ chứ không nên giấu dốt.

Bạn cũng có thể hình thành thói quen chủ động hỏi của con ngay từ khi còn nhỏ bằng việc hỏi con đã hiểu việc gì đó chưa và lặp đi lặp lại câu “Nếu con chưa hiểu thì hãy hỏi mẹ nhé”. Hãy hình thành cho bé nếp suy nghĩ là việc chủ động hỏi khi chưa hiểu là điều bình thường. Việc chủ động hỏi là điều tốt và không có gì phải ngại ngùng. Tuyệt đối không được nóng vội, vừa thấy con hỏi bài đã vội cằn nhằn, mắng mỏ khiến con càng chán nản, thu mình và có xu hướng dấu dốt… thì càng khó dạy dỗ hơn.

Theo V-K. Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Bạn trai kém 4 tuổi ham mê cờ bạc nhưng tôi không thể chia tay
Bạn trai tôi thường xuyên "đốt tiền" vào những trò cá cược đỏ đen trên mạng, không ít lần tôi phải đi trả nợ thay cho anh ta. Dù tôi đã nhiều lần chia tay nhưng bạn trai liên tục níu kéo, thậm chí dọa dẫm khiến tôi không thể dứt khoát.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.