Tuổi dậy thì: Giai đoạn “vàng” nhưng cũng là “cơ hội cuối cùng” để cải thiện chiều cao cho con

Tuổi dậy thì là cột mốc rất quan trọng quyết định chiều cao cũng như vóc dáng của trẻ, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng ý thức được điều đó để tăng cường cải thiện cho con khiến bé phải chịu thiệt thòi về ngoại hình.

# Tuổi dậy thì ảnh hưởng chiều cao như thế nào?

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chiều cao của trẻ khi lớn lên thế nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào giai đoạn dậy thì, tức là thời kỳ từ 9-14 tuổi đối với bé gái và từ 11-16 tuổi đối với bé trai. Nếu được chăm sóc tốt, bé có thể tăng vọt thêm từ 10 – 20cm trong độ tuổi này và đó cũng là lý do người ta coi tuổi dậy thì là giai đoạn “vàng” để tăng trưởng chiều cao.

Phân tích một cách chuyên sâu hơn thì trong giai đoạn dậy thì, não bộ sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên, tuyến yên nhận nhiệm vụ tiết hormone tăng trưởng cùng với đó hormone nội tiết (FSH, LH) để điều hòa nội tiết của cơ thể là estrogen và testosterone. Hai hormone này sẽ tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến sự thay đổi rõ rệt về chiều cao, vóc dáng, tâm lý…

Tuổi dậy thì: Giai đoạn vàng” nhưng cũng là cơ hội cuối cùng” để cải thiện chiều cao cho con-1

Thế nhưng, để hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều hơn và hoạt động hiệu quả hơn thì cần có sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tập luyện hợp lý. Lúc này, nếu trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, thường xuyên thức khuya, lười vận động thì các cơ quan, đặc biệt là hệ xương khớp không thể phát triển tối đa. Lý do là khi qua tuổi dậy thì, sụn tăng trưởng ở các đầu xương sẽ không phát triển nữa, hoạt động tiết hormone cũng giảm dần, hệ thống xương đã ổn định và chắc chắn. Xương không phát triển dài ra, thay vào đó là tăng lên về chất lượng xương. Chính vì vậy người ta còn coi giai đoạn dậy thì là “cơ hội cuối cùng” để cải thiện chiều cao, nếu không biết cách tận dụng thì khi qua độ tưởi này, chiều cao của con người sẽ không thể phát triển một cách tự nhiên được nữa.

# Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao ở tuổi dậy thì

Các nhà khoa học cho rằng cấu tạo gen hoặc DNA, tức là yếu tố di truyền sẽ quyết định phần lớn chiều cao của một người, tuy nhiên cũng có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ trong quá trình phát triển, bao gồm: dinh dưỡng, nội tiết tố, tình trạng bệnh lý, chế độ vận động, thể dục thể thao, môi trường sống, chế độ nghỉ ngơi… Trong đó có thể nhắc đến những yếu tố nổi bật sau, cha mẹ nên tìm hiểu và áp dụng nếu muốn cải thiện chiều cao cho trẻ trong quá trình nuôi dạy con của mình:

Dinh dưỡng hàng ngày

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ dưỡng chất sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển thể chất và vóc dáng. Dinh dưỡng đóng góp đến 32% chiều cao của con người. Đặc biệt, giai đoạn dậy thì là lúc cơ thể phát triển mạnh nhất về khối xương, cơ bắp và vóc dáng. Chính vì vậy, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung thêm các thành phần có lợi giúp kích thích chiều cao thì trẻ có thể cao từ 15 - 20 cm ở giai đoạn dậy thì. Ngược lại, nếu chế độ ăn uống nghèo nàn có thể làm chiều cao phát triển chậm, từ đó khiến bạn thấp hơn so với bố mẹ.

Nội tiết tố

Trong giai đoạn dậy thì, nội tiết tố rất cần thiết để điều chỉnh sự phát triển của cơ thể. Chúng bao gồm hormone tuyến giáp, hormone tăng trưởng ở người và hormone sinh dục như testosterone và estrogen.

Nếu có bất thường xảy ra với các hormone này thì sự phát triển chiều cao tổng thể có thể bị ảnh hưởng. Trẻ em bị suy giáp hoặc rối loạn tuyến yên có thể thấp hơn chiều cao trung bình so với cha mẹ của chúng.

Rối loạn nội tiết tố hiếm khi xảy ra nhưng có thể khiến chiều cao tăng lên hoặc phát triển chậm bất thường. Ví dụ, chứng khổng lồ là do quá nhiều hormone tăng trưởng của con người được tạo ra bởi các khối u tuyến yên.

Tuổi dậy thì: Giai đoạn vàng” nhưng cũng là cơ hội cuối cùng” để cải thiện chiều cao cho con-2

Dậy thì sớm

Khi bé dậy thì sớm trước tuổi, có thể thường tiết ra các hormone tăng trưởng kích hoạt sự phát triển xương khiến bé cao lên rất nhanh. Thế nhưng, sau đó các đầu xương cũng nhanh chóng cứng lại và không phát triển nữa, vì vậy trẻ cũng không cao thêm được.

Thực tế, những trẻ dậy thì càng sớm thì thường thấp hơn bạn bè dậy thì đúng độ tuổi. Do đó, dậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên.

Môi trường sống

Điều kiện môi trường sống và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ trong đó có chiều cao. Trẻ sống trong môi trường lành mạnh, kinh tế phát triển sẽ được tạo điều kiện phát triển nhanh nhất. Trong khi đó, nếu trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thấp còi khi sống trong môi trường ô nhiễm, kinh tế không phát triển, thiếu thốn vật chất, không đủ nước sạch, thực phẩm không an toàn, sống cạnh nhà máy hóa chất…

Chế độ luyện tập hàng ngày

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nhiều môn thể thao hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao, giúp xương chắc khỏe như: bơi, nhảy cao, chạy… 

# Bí quyết giúp con tăng chiều cao tuổi dậy thì tự nhiên

Để hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều và hoạt động hiệu quả, cần có sự hỗ trợ của rất nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, tập luyện hợp lý… Điển hình nhất là một số yếu tố quan trọng sau:

Qua ăn uống

- Cho các con ăn bữa sáng đầy đủ chất

- Dinh dưỡng hợp lý giúp con tăng chiều cao tuổi dậy thì

- Bổ sung các thực phẩm tăng chiều cao cho con

- Uống nhiều nước

- Tránh sử dụng các chất kích thích

Thói quen sinh hoạt

- Nên ngủ đủ giấc

- Chú ý đến tư thế đi, đứng, ngồi

- Tắm nắng mỗi ngày

- Duy trì cân nặng lý tưởng

- Không mặc quần áo quá chật

Tuổi dậy thì: Giai đoạn vàng” nhưng cũng là cơ hội cuối cùng” để cải thiện chiều cao cho con-3

Rèn luyện thể lực giúp tăng chiều cao tuổi dậy thì

Khắc phúc lối sống thụ động, ngồi nhiều, ít vận động vì sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương.

- Thường xuyên và duy trì tập thể dục lành mạnh mỗi ngày

- Ưu tiên, tăng cường các môn thể thao phát triển chiều cao như bóng rổ, bơi lội, nhảy dây….

Mọi can thiệp nhằm cải thiện chiều cao của con người cần phải thực hiện càng sớm thì càng mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, phải tác động toàn diện từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học đến những thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Theo V.K (tổng hợp) - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.