- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ thường xuyên bị la mắng có thể để lại 5 di chứng tồi tệ về tinh thần và thể chất, cái thứ 4 là đáng sợ hơn cả
Các bậc cha mẹ cho rằng quát mắng, la rầy con cái sẽ giúp con ý thức được những lỗi lầm và ngăn chặn việc tái phạm về sau. Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu tâm lý lại nhận ra sự phản tác dụng của việc la mắng này.
- Đưa con trai 3 tuổi về nhà bà nội ít hôm, người mẹ sốc nặng khi thấy ngoại hình có 1-0-2 của con khi đón về
- Nghiên cứu 10 năm của ĐH Harvard chỉ ra: Đây là kiểu người dễ thành công, giàu có, lương cao gấp 10 lần người bình thường
- Cường Đô La chuẩn ông bố của năm, chăm chiều con gái Suchin hết mực, việc nhẹ không lương mà vẫn hết mình!
Các nghiên cứu chỉ ra rằng thói quen thường xuyên quát nạt, la mắng con cái của cha mẹ chẳng những không thể giúp con giải quyết tốt vấn đề mà ngược lại còn khiến trẻ trở nên tiêu cực, cư xử tồi tệ hơn. Ngay cả khi việc bị la mắng qua đi cũng sẽ để lại cho con những di chứng tồi tệ về cả cơ thể và tinh thần.
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể của trẻ khi bị cha mẹ la mắng thường xuyên?
1. Có IQ thấp
Thông qua nghiên cứu, các giáo sư Harvard nhận ra rằng những đứa trẻ thường xuyên bị la hét có thể tác động rõ rệt đến não bộ, cụ thể làm thay đổi cấu trúc não của trẻ. Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã so sánh bản chụp cộng hưởng từ não bộ của những đứa trẻ từng bị cha mẹ lạm dụng bằng ngôn ngữ, kết quả phân tích cho thấy sự phát triển của các vỏ não thính giác bị tác động rõ rệt. Từ đó, quá trình xử lý ngôn ngữ của trẻ cũng bị ảnh hưởng theo. Điều đó cũng có nghĩa là khả năng ghi nhớ, phán đoán và ngôn ngữ của những đứa trẻ này sẽ ngày càng yếu đi, vì vậy chỉ số IQ của trẻ sẽ ngày càng kém đi.
2. Tính cách trở nên tiêu cực
Ở một nghiên cứu được tiến hành trên nhiều gia đình có con trên 13 tuổi nhận thấy rằng, khi cha mẹ thường xuyên quát mắng, trách phạt con cái sẽ khiến chúng có nhiều xu hướng chống đối, thực hiện các hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến bản thân và những người bên cạnh.
Một số trẻ sau khi trưởng thành sẽ có khả năng sử dụng ngôn ngữ thô bạo để giao tiếp, ứng xử với người khác. Thậm chí khi lập gia đình trẻ cũng sẽ có xu hướng cao áp dụng biện pháp giáo dục này đối với con cái của mình.
3. Trở nên kém cỏi
Đôi khi là do quá tức giận, không kìm nén được nên không cần biết xung quanh có những ai mà trực tiếp mắng mỏ con. Có một số người lại cho rằng việc mắng mỏ, chê bai con ở chốn đông người sẽ khiến con xấu hổ mà phải phấn đấu hay sửa chữa, nên hễ có họ hàng, bạn bè đến chơi là lập tức mang những lỗi sai của con ra để kể tội. Nhưng thói quen của bố mẹ lại đang làm hại con của mình.
Bởi tâm lý của trẻ nhỏ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Khi bị chê bai trước đông người, trẻ không những cảm thấy xấu hổ, bị tổn thương mà còn tự cảm thấy mình thực sự kém cỏi. Ý nghĩ ấy dần ăn sâu vào trong đầu óc của con và khiến trẻ mất đi động lực phấn đấu, trở nên kém cỏi thực sự.
4. Không biết cách yêu thương chính mình
Với bố mẹ, việc la mắng con cái là một hành động tốt cho con, giúp con có thể phát triển bản thân theo hướng đúng đắn hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc này chỉ khiến trẻ không xem trọng bản thân mình. Trẻ luôn cảm thấy những điều mình làm là sai lầm, là không đáng được trân trọng.
Lâu dầu, trẻ sẽ có xu hướng bỏ bê mình, sống buông thả hơn, nổi loạn hơn, thậm chí có những biểu hiện và hành vi không tốt như hút thuốc lá, đánh nhau với bạn bè hay nghiện ngập, cờ bạc.
5. Thiếu quyết đoán
Khi bị bố mẹ la mắng dù làm gì trẻ cũng sẽ cảm thấy áp lực từ bố mẹ, để tự bảo vệ mình, trẻ bắt đầu sống khép mình và không còn ham muốn khám phá thế giới bên ngoài.
Bất kể trẻ đưa ra quyết định gì, trẻ không nghĩ đến bản thân trước tiên mà chỉ chăm chăm nghĩ đến việc bố mẹ và những người khác nghĩ gì về mình, trở nên thiếu quyết đoán, thường bỏ lỡ cơ hội hoặc không làm được gì.
6. Ngày càng nổi loạn
Một số trẻ tính cach·hướng ngoại sau khi bị bố mẹ la mắng sẽ có những suy nghĩ như “Tại sao mẹ lại đối xử với con như vậy?” “Con muốn là chính mình con không muốn làm theo lời cha mẹ yêu cầu”. Lúc này, cha mẹ hoặc là càng khắt khe hơn hoặc đơn giản là phớt lờ suy nghĩ của trẻ, nhưng sẽ dẫn đến việc trẻ cố tình làm một số thứ để chống đối lại, ví dụ như trốn học, yêu sớm... và phát triển sai đường.
Làm thế nào để kiểm soát cảm xúc, hạn chế việc quát mắng con cái?
- Không mang cảm xúc về nhà
Nếu cảm thấy tâm trạng không tốt trong ngày, xuất phát từ những khó chịu trong công việc, các mối quan hệ... chẳng hạn, tốt nhất đối với những vấn đề cần giải quyết với con cái, cha mẹ nên nhờ các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ để tránh mang cảm xúc tức giận trút lên con.
- Xoa dịu trẻ
Nếu cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc khi nóng giận thì sau khi la mắng, tốt nhất nên an ủi và nói với trẻ rằng cha mẹ vẫn yêu trẻ, tránh để trẻ cảm thấy bất an mà có những chuyển biến tiêu cực. Bạo lực bằng lời nói của cha mẹ ảnh hưởng quá nhiều đến trẻ, rất khó để phục hồi được nên hãy cân nhắc thật kỹ.
- Bình đẳng với con
Trong giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ nên chủ động hạ thấp thái độ và duy trì trạng thái bình đẳng với con. Chỉ có như vậy con cái mới mở lòng với cha mẹ, đồng thời những triết lý giáo dục của cha mẹ cũng dễ dàng được con tiếp nhận hơn.
Theo Tâm An - Vietnamnet
-
Làm mẹ1 giờ trướcKhi mang bầu, có 3 điểm nên đến, 4 nơi nên tránh, các mẹ bầu cần ghi nhớ vì những quan niệm này không hề mê tín.
-
Làm mẹ6 giờ trướcHăm tã là tình trạng nổi mẩn đỏ ở vùng mông và bẹn của trẻ sơ sinh do tính axit của phân và nước tiểu. Dưới đây là một số mẹo tại nhà giúp các mẹ giải quyết vấn đề này.
-
Làm mẹ10 giờ trướcTrẻ đố kỵ với đồ của người khác là chuyện bình thường. Chỉ cần cha mẹ hướng dẫn đúng cách, trẻ có thể xử lý đúng cảm xúc và bày tỏ nhu cầu của mình một cách hợp lý.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrả lời câu hỏi "Tại sao trẻ cứ đi học lại ốm?", các chuyên gia nhi khoa chỉ ra rằng, việc để trẻ ít vận động thể dục, ít tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và chỉ "ở nhà nằm điều hòa" chính là nguyên nhân.
-
Làm mẹ2 ngày trướcMẹ bầu cần bỏ ngay những thói quen xấu này vì có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về trí tuệ, tính cách, thói quen của bé sau này.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThời kỳ hiện đại, quá trình nuôi con của các ông bố bà mẹ đã được hỗ trợ khá nhiều từ các sản phẩm công nghệ, điện tử trong đó có nôi điện.
-
Làm mẹ2 ngày trướcTrong quá trình trưởng thành của trẻ có 2 giai đoạn con rất nhạy cảm, nếu không được bố mẹ quan tâm thì trẻ rất dễ mắc sai lầm.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChị em cần bỏ ngay 4 thói quen ăn uống xấu này lúc mang thai, nếu không sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCả ba người con của diva Mỹ Linh đều đã trưởng thành và ít nhiều gặt hái được thành công nhất định. Nhưng nữ ca sĩ từng chia sẻ: Tôi sợ nhất câu nói “Con là niềm tự hào của gia đình”...
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thường xuyên nói 6 câu dưới đây, lâu dần, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ bị rạn nứt. Đứa trẻ sẽ phải chịu nhiều tổn thương về tinh thần.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNhà báo Lại Văn Sâm sau những bộn bề công việc, về bên mái ấm gia đình lại trở thành một người chồng, một người cha mẫu mực.