- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bác sĩ chỉ cách phòng bệnh hô hấp cho trẻ khi trời chuyển lạnh
Theo dự báo thời tiết, không khí lạnh sắp về đến miền Bắc, Hà Nội sẽ có những ngày vừa mưa vừa rét. Vào lúc thời tiết giao mùa như vậy, trẻ em thường hay bị các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là sổ mũi, nghẹt mũi.
Những bệnh lý hô hấp không được điều trị dứt điểm sẽ khiến dịch mũi chảy xuống họng gây viêm họng và rất nhanh tiến triển thành viêm phổi.
Thời tiết chuyển lạnh, gia tăng bệnh về đường hô hấp
Thời tiết chuyển lạnh, số bệnh nhi phải nhập viện vì viêm đường hô hấp thường tăng cao so với khi thời tiết nắng ấm. Bên cạnh đó, tình hình ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn diễn tiến bất thường với các chỉ số ô nhiễm đang ở mức báo động cũng là yếu tố nguy cơ, góp phần làm cho trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp.
Theo thống kê, khoảng 80% bệnh đường hô hấp là do siêu vi gây ra làm viêm nhiễm, xuất tiết đờm nhớt gây tắc nghẽn đường thở. Tình trạng này khiến trẻ khó thở, khó chịu, ăn uống kém - đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh.
Các bệnh đường hô hấp thường bắt đầu từ mũi, họng và rất nhanh lan xuống phổi nếu không được xử trí kịp. Nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển nặng, có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Ngoài ra, khi thời tiết lạnh, không khí vào đường thở của trẻ không được sưởi ấm (do đường hô hấp của trẻ ngắn hơn và không có lông sưởi như ở người lớn), trẻ dễ bị nhiễm lạnh đường hô hấp , dễ bị nhiễm virus hơn, biểu hiện bằng hắt hơi sổ mũi, ho, khò khè, nặng hơn là viêm đường hô hấp dưới. Những trẻ có tiền căn dị ứng, khi bị cảm lạnh hay nhiễm siêu vi, sẽ dễ làm khởi phát cơn suyễn.
Số lượng trẻ nhập viện tăng cao còn khiến gia tăng tỷ lệ lây nhiễm chéo. Cho nên, để hạn chế loại bệnh này, tốt nhất là chú ý từ khâu phòng tránh.
Phòng bệnh hô hấp ở trẻ, kiến thức nền mà cha mẹ cần biết
Theo bác sĩ Phạm Thái Anh (Bệnh viện Bắc Thăng Long), khi trẻ có những dấu hiệu như: chảy nước mũi, hắt hơi, ho… bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng các sản phẩm nước muối sinh lý phù hợp với lứa tuổi để làm thông thoáng đường thở. Tuyệt đối không để ứ đọng đờm nhớt, tránh tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus phát triển.
Một chú ý quan trọng, người chăm sóc tuyệt đối không dùng chung một sản phẩm vệ sinh mũi họng cho trẻ để tránh lây lan bệnh. Ở nhiều nhà trẻ mẫu giáo, cô dùng một cái khăn lau mũi chung cho cả lớp. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ lây bệnh cho nhau và “bé cứ đi lớp là ốm”.
Các bậc cha mẹ không nên tự chữa bệnh cho trẻ theo truyền miệng như dùng nước ép tỏi, hành, trầu không hay các loại dầu để nhỏ vào mũi trẻ vì sẽ có thể gây bỏng niêm mạc mũi khiến bệnh viêm đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn. Nếu trẻ bị chảy nước mũi xanh kèm ho, cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn kịp thời vì đây đã là dấu hiệu của viêm nhiễm, rất khó để tự khỏi.
Vào thời điểm giao mùa, phụ huynh nên lưu ý:
Giữ ấm cho trẻ, đi tất, đội mũ khi ra ngoài.
Uống nước nhiều, giúp da và đường hô hấp luôn ẩm.
Ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, hoa quả, nhằm cung cấp đầy đủ những dưỡng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ, trong đó có hệ miễn dịch của cơ thể.
Khi trẻ hắt hơi sổ mũi thì nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, massage lưng và tay chân trẻ bằng ít dầu nóng như: khuynh diệp, dầu tràm, oải hương... để kích thích máu huyết lưu thông, tăng cường miễn dịch.
Tăng cường rau xanh, hoa quả để củng cố hệ miễn dịch của trẻ.
Không gian sống cũng quan trọng với sức khỏe hệ hô hấp của trẻ
Môi trường sống sạch luôn có ý nghĩa với sức khỏe của mỗi chúng ta, đặc biệt với trẻ nhỏ, những cá thể có hệ hô hấp nhạy cảm so với người lớn.
Những việc cần làm tưởng như đơn giản, chúng ta nghe đã ‘rất quen tai’ nhưng để thực hiện tốt cũng không phải là dễ dàng. Đó là:
Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ. Thường xuyên giặt giũ chăn, màn, chiếu gối, hút sạch bụi bẩn trong nhà.
Đóng kín cửa ở những thời điểm chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao.
Vệ sinh máy lạnh theo khuyến cáo của nhà sản xuất để tránh vi khuẩn tích tụ trong nhà.
Tuyệt đối không hút thuốc lá khi gia đình có trẻ em vì khói thuốc rất nguy hiểm đến sức khỏe trẻ em. Hệ hô hấp của trẻ vốn rất nhạy cảm so với của người lớn.
Không đưa trẻ ra đường khi không cần thiết. Nếu phải ra đường, cần cho bé đeo khẩu trang lọc bụi đạt tiêu chuẩn.
Chú ý giữ ấm vào ban đêm để giúp trẻ tránh được các bệnh hô hấp khi trời trở lạnh.
Khi trẻ có các triệu chứng như ho, hắt hơi, chảy nước mũi…, phụ huynh cần đưa trẻ đến chuyên gia y tế để được khám và tư vấn kịp thời, không nên tự ý dùng thuốc.
Theo Tiền phong
-
Làm mẹ2 giờ trướcTrong 3 tháng cuối thai kỳ, đa số các bà mẹ phải đối mặt với những rắc rối về sức khỏe như mệt mỏi, nhức đầu, phù chân… Đây là những dấu hiệu cần đi khám cẩn thận chứ không thể chủ quan coi đó là ‘hiện tượng bình thường’ của quá trình mang thai.
-
Làm mẹ14 giờ trướcPhụ huynh thường muốn nuôi dạy con trở thành người hoàn hảo. Thực tế, trẻ có thể hạnh phúc hơn rất nhiều nếu không bị cha mẹ ngăn cản làm điều dưới đây.
-
Làm mẹ18 giờ trướcCha mẹ thường đặt ra những hạn chế để giữ con cái trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng một số hạn chế nhất định lại có thể gây tác dụng ngược.
-
Làm mẹ1 ngày trướcNhiều nam giới còn coi nhẹ việc hút thuốc lá trong nhà trong khi vợ đang mai thai mà chưa hiểu hết những hệ lụy khi trẻ được sinh ra. Nhẹ thì trẻ thấp, còi, nặng thì dị tật bẩm sinh khiến trẻ vào đời phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Chưa kể đến những hệ lụy mà ngay chính gia đình và xã hội phải gánh chịu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcDậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Với trẻ gái đến 14 -16 tuổi không có dấu hiệu dậy thì được coi là dậy thì muộn, trẻ trai được coi là muộn nếu sau tuổi 16.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThanh thiếu niên lại có phản ứng khác so với người lớn khi bị trầm cảm, do vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrước tuổi dậy thì trẻ phải được trang bị một số kỹ năng sống thiết yếu để bắt đầu những năm tháng tuổi teen thuận lợi.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNgay từ mới mấy tháng tuổi, cậu bé Tạ Việt Vượng đã không nghe được âm thanh. Để chắp cánh cho tương lai của con trai, mẹ của em đã không quản khó khăn, vất vả chuẩn bị cho con hành trang tốt nhất có thể trên đường đời.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBé yêu của bạn có thể gặp nguy hiểm khi dùng thuốc sai cách. Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể giúp bé thoát khỏi tình cảnh đó nhờ vào kiến thức y học thường thức cơ bản về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCha mẹ mắc phải những sai lầm này sẽ để lại bóng tối trong tâm hồn trẻ thơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức sau này của trẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcCác bác sĩ tai- mũi- họng thường khuyên không nên cho trẻ ăn quá no vào bữa tối, không ăn muộn sau 20h để phòng tránh bệnh tật
-
Làm mẹ5 ngày trướcNhiều phụ huynh cấm con nhỏ xem phim kinh dị nhưng không ngại hóa trang cho trẻ thật rùng rợn vào dịp Halloween; vui thì ngắn mà ảnh hưởng độc hại thì lâu dài.
-
Làm mẹ6 ngày trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ6 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.