- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bài văn “bóc phốt” bố của học sinh tiểu học nói lên nỗi lòng của bao bà mẹ, ai đọc cũng xuýt xoa khen
Đúng là con của mẹ, nhiều ông bố đọc xong bài văn mà “toát cả mồ hôi”.
Nói về tính chân thật, không ai qua những đứa trẻ, đặc biệt là khi bé đang trong quá trình hoàn thiện nhận thức. Ở độ tuổi tò mò, thích khám phá, trẻ sẽ luôn để mắt và quan sát mọi thứ xung quanh. Bố mẹ cứ nghĩ con còn nhỏ nên làm gì cũng không cân nhắc kỹ, nhưng nào có ngờ mọi nhất cử nhất động của mình đều bị “chiếc camera chạy bằng cơm” này dòm ngó 24/24. Nếu làm đúng thì không nói, nhưng làm sai thì chắc chắn bố mẹ sẽ dễ bị con “bóc phốt” ngay.
Thậm chí, trẻ còn đưa hẳn bố mẹ vào làm nhân vật chính trong các bài tập làm văn của mình. Đơn cử như bài văn kể về bố của một học sinh tiểu học khiến ai đọc cũng cười bể bụng, hội mẹ bỉm thì xuýt xoa khen ngợi vì nói lên được nỗi lòng của bản thân, còn những ông bố thì “toát cả mồ hôi” vì bị con “bóc phốt” không trật chút nào.
Cụ thể khi được cô giáo giao đề tài viết về bố, học sinh này đã thẳng thắn chia sẻ những suy nghĩ, cái nhìn bản thân về người bố thân yêu của mình sau khi dành sự quan sát kỹ lưỡng bố trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ở nhà.
Bài văn "bốc phốt" bố khiến nhiều bà mẹ thích thú.
Tưởng sẽ sướt mướt, cảm động như văn mẫu, nhưng nào có ngờ nó lại “cảm lạnh” và lầy lội đến mức không ai có thể nhịn được cười. Theo đó, nội dung của bài văn như sau: "Bố em đi làm và ở nhà là 2 phong cách khác biệt nhau. Đi làm bố vuốt keo, chải tóc, sơ mi đóng thùng như thanh niên trai tráng chưa lấy vợ. Ấy vậy mà về nhà bố ở bẩn như lợn. Về đến nhà là áo quần, giày dép vứt mỗi cái một nơi. Giá như bố mà gọn gàng, sạch sẽ hơn một chút thì em sẽ yêu bố hơn".
Đọc được bài văn này hẳn ông bố sẽ xấu hổ lắm, như thế thì mất hình tượng quá rồi. Nhưng phải dành lời khen vì con đã tả bố ở góc nhìn chân thật nhất của bản thân, “có gì nói nấy” chứ không chút bịa đặt, trái sự thật để “lấy lòng” và làm cho bố vui. Nhờ vậy mà bố mới hiểu rõ hình tượng của mình trong mắt con, từ đó có những sự điều chỉnh để trở nên hoàn mỹ hơn.
Ai cũng bảo các bà vợ hay nói xấu chồng lắm, nào ngờ trong nhà còn có người theo phe mẹ, “soi” không kém. Bài văn trên quả thực đã nói hộ nỗi lòng của biết bao bà mẹ. Tuy có phần bá đạo, nhưng qua đó ai cũng có thể cảm nhận được rõ sự quan tâm và tình cảm của em học sinh này dành cho bố mình.
Trẻ học văn, nhất là văn tả, ngoài tính chính xác cũng cần rèn luyện khả năng tư duy thông minh và trí tưởng tượng phong phú mới tạo nên một bài văn hay. Chính vì thế, để góp phần giúp con học tốt môn văn, bố mẹ cần giúp con phát huy khả năng tư duy và trí tưởng tượng phong phú thông qua:
Đọc sách và kể chuyện cho con nghe
Đọc sách và kể chuyện là cách tuyệt vời để khơi gợi trí tưởng tượng và phát triển khả năng ngôn ngữ cho con. Bố mẹ có thể chọn các tác phẩm phù hợp với độ tuổi và sở thích của con, cùng thảo luận về nội dung và khuyến khích con đưa ra ý kiến của mình.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể để con tự chọn một số câu chuyện để đọc hoặc kể lại, như vậy thì có thể giúp con rèn luyện khả năng ghi nhớ, sự tự tin và tư duy sáng tạo.
Cung cấp đồ chơi và dụng cụ sáng tạo
Cung cấp đồ chơi và dụng cụ sáng tạo là một trong những cách tuyệt vời nhất, để giúp con phát triển khả năng sáng tạo và tư duy logic. Bố mẹ có thể cung cấp cho con các loại đồ chơi và dụng cụ sáng tạo như lego, mô hình giấy, bút chì, màu vẽ, xếp hình, mô hình khoa học...
Khi con được cung cấp đồ chơi và dụng cụ sáng tạo, con sẽ được khuyến khích để khám phá sơ đồ, tự tạo ra các mô hình, bức tranh hay giải các câu đố, từ đó giúp con rèn luyện khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề và đồng thời kích thích trí não phát triển.
Khuyến khích con tham gia hoạt động nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội
Tham gia hoạt động nghệ thuật và thể thao không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng về nghệ thuật và thể chất, mà còn giúp khơi gợi sự sáng tạo và khả năng tư duy vượt trội của trẻ.
Bên cạnh đó, việc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, giúp đỡ người khác, tham gia các câu lạc bộ và nhóm học tập... cũng là phương pháp hiệu quả để trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, trau dồi kiến thức và khơi gợi sự sáng tạo của mình.
Không giới hạn con trong tưởng tượng
Bố mẹ cần đồng hành và không giới hạn trẻ trong tưởng tượng, tạo điều kiện, môi trường và cho phép con tự thực hiện ý tưởng, cũng như suy nghĩ của mình một cách tự nhiên và thoải mái nhất.
Khi trẻ được khuyến khích tưởng tượng, trẻ có thể tìm thấy chính xác và khám phá thế giới xung quanh bằng con đường sáng tạo hơn.
Theo Người đưa tin
-
Làm mẹ21 giờ trướcGen Z có lối sống, tư duy khác biệt thế hệ trước, dẫn đến khoảng cách, hiểu lầm, tranh cãi trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ
-
Làm mẹ1 ngày trướcCác cụ ngày xưa có câu: Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Cứ cái gì không được là đổ cho… Trời.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể con kiểm soát được thời gian sử dụng internet của mình, cha mẹ có thể cùng con thảo luận và ghi ra mục đích sử dụng Internet của con: học tập, giải trí, kết nối cộng đồng..., từ đó lập kế hoạch sử dụng internet của con.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể phát triển chiều cao tối ưu cho trẻ, cha mẹ và bản thân các em cần quan tâm đến các giải pháp dinh dưỡng, tập luyện… ngay từ nhỏ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn. Nếu không được rèn luyện kĩ năng này từ nhỏ, lớn lên con sẽ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống.
-
Làm mẹ2 ngày trướcThời tiết chuyển mùa, virus, vi khuẩn phát triển nên dễ gây bệnh ở trẻ. Ngoài ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc các bệnh lây nhiễm trong đó có ho, sổ mũi, sốt, cảm cúm….
-
Làm mẹ2 ngày trướcTiêu chảy là tình trạng thường gặp ở trẻ em, trong đó tác nhân gây tiêu chảy do rotavirus nguy hiểm hơn tiêu chảy do các nguyên nhân khác.
-
Làm mẹ2 ngày trướcBệnh trĩ ảnh hưởng đến ít nhất 25 - 35% phụ nữ mang thai, có nhiều khả năng xuất hiện hơn ở ba tháng cuối thai kỳ. Bị bệnh trĩ khi mang thai có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ bầu.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTrên thực tế, bạn hoàn toàn có thể nhẹ nhàng đối mặt với giai đoạn này của con nếu biết thay đổi bản thân mình trước hết cho phù hợp với tâm lý của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcLà cha mẹ, một trong những nhiệm vụ của bạn là dạy con cư xử theo các chuẩn mực xã hội. Con cần phải biết nhận sai và nói lời xin lỗi.
-
Làm mẹ3 ngày trướcYêu một người là khi trái tim con hối hả trước người đó. Là trái tim của con chứ không phải ý nghĩ hay những lời nói của bạn bè. Là trái tim của con đập liên hồi khi gặp - nghĩ hay nói đến người ấy.
-
Làm mẹ4 ngày trướcNếu các phụ huynh chú ý hơn đến việc phát triển các kỹ năng mềm của con em mình, chúng sẽ lớn lên tự tin và kiên cường hơn.
-
Làm mẹ5 ngày trướcĐi bộ là một bài tập rất tốt và an toàn cho phụ nữ mang thai. Đây là một hoạt động thể chất nhẹ nhàng nhưng lại mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và em bé.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCai sữa cho con vào thời điểm nào là vấn đề quan tâm của hầu hết phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Một trong những nỗi lo lắng thường trực đó là nếu cai sữa muộn thì trẻ có bị lười ăn không?