Bài văn tả ước mơ "làm heo" của học sinh tiểu học có lý lẽ không thể thuyết phục hơn, đáng giá nhất là nhận xét của giáo viên

Trong khi các bạn học đều mơ ước lớn lên làm bác sĩ, kỹ sư thì cậu bé đặc biệt này lại có một ước mơ vô cùng độc đáo.

Mỗi đứa trẻ đều có nét độc đáo của riêng mình. Nhưng cho dù đó là đứa trẻ ngây thơ, hoạt bát hay tính tình trầm lặng thì chúng đều có một điểm chung, đó là trí tưởng tượng bay bổng đến khó tin.

Thời gian trước đây, một đoạn văn với đề tài "Ước mơ của em" của một học sinh tiểu học tại Trung Quốc đã khiến cho cộng đồng mạng được một phen cười nghiêng ngả.

Bài văn tả ước mơ làm heo của học sinh tiểu học có lý lẽ không thể thuyết phục hơn, đáng giá nhất là nhận xét của giáo viên-1


Đối với phụ huynh, ai cũng mong con mình lớn lên thành Rồng thành Phượng, có tương lai xán lạn. Họ luôn hy vọng rằng sau khi con trưởng thành sẽ là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, nhà khoa học... Thế nhưng trong tâm trí của trẻ con, đôi khi ước mơ của chúng lại vô cùng ngây ngô. Giống như cậu học sinh trong bài viết này, trong bài văn kể về ước mơ của mình, cậu bé chỉ ước mình được làm heo.

Vì sao lại muốn làm heo? Lý lẽ của cậu bé rất hồn nhiên và chân thật: "Em rất muốn làm heo vì làm heo thì có thể ăn uống cả ngày mà không cần phải làm việc vất vả".

Trong bài văn của mình, đứa trẻ cho biết cuộc sống của những con heo hạnh phúc hơn con người. Chúng không cần phải làm bài tập về nhà mỗi ngày, không cần phải trải qua áp lực thi cử hay chạy đua với thành tích. Mỗi ngày làm heo chỉ cần ăn và ngủ, không phải lo lắng gì hết. Quan trọng nhất là làm heo sẽ không phải suốt ngày bị bố mẹ la mắng.

Bài văn tả ước mơ làm heo của học sinh tiểu học có lý lẽ không thể thuyết phục hơn, đáng giá nhất là nhận xét của giáo viên-2


Cộng đồng mạng sau khi xem bài văn này vừa buồn cười thích thú nhưng cũng không khỏi lo ngại cho tình trạng học sinh hiện nay gặp phải quá nhiều áp lực từ trường học. Nếu áp lực học tập khiến cậu bé thích làm heo hơn làm người, liệu cuộc sống đứa trẻ có trở nên tồi tệ hơn trước áp lực khi phải ra xã hội làm việc trong tương lai hay không?

Không có gì sai khi trẻ có thể mạnh dạn viết ra những suy nghĩ tận đáy lòng mình. Nhưng nếu chỉ mong trở thành heo để trốn tránh áp lực thì ý nghĩa của cuộc sống là gì? Hơn nữa, sau khi con heo được hưởng một cuộc sống sung sướng, số phận của chúng sẽ được dọn lên bàn ăn của mọi người.

Rõ ràng đứa trẻ chỉ nhìn được rất ngắn và chỉ thấy mọi thứ trên bề mặt chứ vẫn chưa đủ nhận thức sâu xa hơn. Dù không thể phản đối ước mơ quái lạ của trẻ nhưng là một giáo viên, cô giáo vẫn phải giúp học sinh đối mặt với thực tế.

Bài văn tả ước mơ làm heo của học sinh tiểu học có lý lẽ không thể thuyết phục hơn, đáng giá nhất là nhận xét của giáo viên-3


Bài văn của cậu học sinh được giáo viên cho trọn 100 điểm với lời phê rằng: "Ước mơ còn ở rất xa. Việc trước mắt là trò phải cố hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn nhé!".

Sự khác biệt lớn nhất giữa trẻ con và người lớn chính là ở trí tưởng tượng không giới hạn. Đó là điều bố mẹ không nên ngăn cản. Trong quá trình trẻ nuôi dưỡng mơ ước của mình, đôi khi người lớn sẽ cảm thấy mơ ước của con vô cùng phi lý và không thể thực hiện được nhưng cũng đừng vì thế mà cười nhạo hoặc có hành động mắng mỏ, cấm cản con.

Khi trẻ giải thích ước mơ của mình, cha mẹ có thể đưa ra những gợi ý khả thi dựa trên kinh nghiệm của bản thân, nhưng hãy nhớ đừng kiểm soát trẻ hoặc gieo vào đầu trẻ tư tưởng con không được làm thế này, con phải làm thế kia... Sự ủng hộ về tinh thần, cách hướng dẫn đúng đắn và sự động viên từ phụ huynh sẽ giúp cho con dần dần nhận ra đâu mới là điều mình cần phải làm, đâu mới là mục đích lớn nhất của cuộc đời.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluat.suckhoedoisong.vn/bai-van-ta-uoc-mo-lam-heo-cua-hoc-sinh-tieu-hoc-co-ly-le-khong-the-thuyet-phuc-hon-dang-gia-nhat-la-nhan-xet-cua-giao-vien-162212708191541630.htm

học sinh tiểu học

bài văn


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.