Cha mẹ nên làm gì khi có người trực tiếp đổ lỗi cho con? Cách làm của bà mẹ này được tán thưởng

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, khi con bạn bị người khác chỉ trích, cha mẹ phải tùy tình huống mà ứng phó, chứ không được đứng về phía con một cách vô lý hoặc ngược lại.

Gần đây, một bà mẹ ở Hà Nội đã chia sẻ lên mạng xã hội câu chuyện của mình khi đưa con gái đi chơi trong khu vui chơi ở trung tâm thương mại. Tại đây, con của chị đã xảy ra tranh giành đồ chơi với một bé trai trạc tuổi. Thấy vậy, chị chạy lại chưa kịp hỏi han chuyện gì xảy ra thì bố mẹ của cậu bé kia đã mắng mỏ con chị là hư đốn và đổ lỗi cho con chị. Bản thân chị cảm thấy bức xúc vì nghĩ rằng trẻ con thường hay tranh giành đồ chơi với nhau, đó là chuyện rất bình thường. Chị cũng nói rõ quan điểm của mình cho phụ huynh của bé trai kia và khuyên không nên xử lý như vậy.

Chị cho rằng, khi con mắc lỗi, cha mẹ nên đóng vai trò "nhà hòa giải", giải thích cho con nhận ra sai lầm đó rồi sửa sai, hướng dẫn các bé cách để chia sẻ với nhau... Tuyệt đối không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào trẻ, không nên vội mắng chửi, phải giải quyết công tâm, để các bé không thấy bị thiệt so với bạn. Lời chia sẻ của chị nhận được nhiều ủng hộ của cư dân mạng.

Thực tế, hiện tượng này rất phổ biến hiện nay bởi nhiều cha mẹ xem con cái mình là "hạt ngọc quý" rồi bảo vệ, bênh vực một cách thái quá. Nhưng chính điều này lại làm hại tương lai của trẻ. Khi lớn lên, trẻ dễ bị kém cỏi trong cách xử lý tình huống, luôn phụ thuộc, kém tự lập...

Các chuyên gia giáo dục khuyên, nếu gặp phải trường hợp con mình bị người khác mẳng mỏ, cha mẹ nên thực hiện điều này:4

Con thực sự mắc lỗi, cha mẹ xin lỗi trước

Bước đầu tiên, cha mẹ cần đánh giá sự việc xem con mình có thực sự mắc lỗi hay không. Nếu con mình thực sự mắc lỗi thì trước hết là cha mẹ hãy nói lời xin lỗi và sau đó, hãy giải thích để con hiểu rồi tự nhận lỗi, xin lỗi. Cách tiếp cận này của cha mẹ sẽ đóng một vai trò tốt trong việc giáo dục con. Trẻ sẽ biết rằng khi mắc lỗi, các em phải trả giá và cần phải xin lỗi.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, việc làm này sẽ gieo vào lòng trẻ một "hạt giống", mở đường cho cuộc sống sau này. Khi chúng mắc sai lầm trong tương lai, chúng sẽ biết nhận lỗi và sửa sai.

Cha mẹ nên làm gì khi có người trực tiếp đổ lỗi cho con? Cách làm của bà mẹ này được tán thưởng-1

Con bị chỉ trích vô cớ, cha mẹ cần giúp đỡ

Nếu con mình không mắc lỗi mà bị người khác trách móc vô cớ thì điều cha mẹ cần làm lúc này là ủng hộ con cái. Đừng để con phải chịu những bất bình không đáng có. Đừng coi đây là một hình thức huấn luyện, bởi nó sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý.

Nếu lúc này cha mẹ không giúp đỡ con sẽ khiến trẻ cảm thấy cha mẹ không thương mình. Theo thời gian, bé sẽ xa lánh cha mẹ và trở nên nổi loạn. Bởi theo trẻ, ngay cả cha mẹ ruột của mình cũng không phân biệt được đúng sai, thì bản thân trẻ cũng không cần quan tâm đến những mối quan hệ này nữa. 

Cha mẹ nên làm gì khi có người trực tiếp đổ lỗi cho con? Cách làm của bà mẹ này được tán thưởng-2

Không thể a dua theo lời người khác để mắng con vô cớ

Có nhiều cha mẹ vì hãnh diện của bản thân, khi chứng kiến con mình bị người ngoài chỉ trích thì không những chẳng giúp mà còn hùa theo khiển trách con. Đây được cho là một hành vi xấu. Bởi vì cách làm này chính là hy sinh lợi ích của con cái mình để hoàn thiện người khác một cách vô lý. 

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, hành vi như vậy rất mất giá trị trong tâm hồn trẻ thơ, lâu dần chúng sẽ nghĩ rằng cha mẹ không xứng đáng với tình yêu của chúng và cố tình xa lánh quan hệ với cha mẹ. Mặt khác, trẻ sẽ bị giáng một đòn mạnh vào trái tim, trở nên thất vọng tràn trề và cảm thấy rất tự ti.

Cha mẹ nên làm gì khi có người trực tiếp đổ lỗi cho con? Cách làm của bà mẹ này được tán thưởng-3

Theo Minh Minh - Vietnamnet


nuôi dạy con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.