Bé 3 tuổi không bao giờ ăn đường nhưng miệng vẫn đầy răng sâu: Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề được nha sĩ chỉ ra

Hầu hết trẻ em đều thích ăn đồ ngọt chứa nhiều đường và người lớn luôn biết rất rõ điều đó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Điển hình nhất chính là tình trạng sâu răng không chỉ gây đau đớn cho trẻ nhỏ mà quá trình điều trị cũng khá rắc rối.

Chính vì vậy, nhiều bậc cha mẹ đã hạn chế nghiêm ngặt việc cho trẻ ăn hay uống đồ ngọt từ khi chúng còn nhỏ. Tất nhiên điều đó giúp phòng tránh sâu răng rất hiệu quả nhưng không phải tuyệt đối.

Bé 3 tuổi không bao giờ ăn đường nhưng miệng vẫn đầy răng sâu: Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề được nha sĩ chỉ ra-1

Một bà mẹ có con gái 3 tuổi, hiểu rõ tác hại của đường nên cô không bao giờ để con ăn đường, đồng thời còn chăm chỉ đánh răng hàng ngày cho con nhưng gần đây cô bé vẫn bị hôi miệng và đau răng. Cô lập tức đưa bé đến bệnh viện khám, bác sĩ sau khi kiểm tra đã kết luận bé bị sâu răng, hơn nữa là sâu nhiều cái cùng một lúc. Người mẹ thực sự hoang mang và thắc mắc với bác sĩ tại sao mình đã rất cẩn thận cho con mà bé vẫn bị sau răng? Câu trả lời của bác sĩ và các cuộc tìm kiếm khác nhau trên Internet đã khiến cô hiểu ra điều bí ẩn.

Tại sao bé không bao giờ ăn đường vẫn bị sâu răng?

Nhiều bậc cha mẹ luôn mặc định việc trẻ bị sâu răng liên quan với việc việc ăn đồ ngọt và đường, nhưng điều này không có nghĩa là trẻ cứ không ăn đường thì răng sẽ phát triển khỏe mạnh. Đây cũng là điều bác sĩ nha khoa lưu ý đến các ý các bậc cha mẹ, chúng ta phải tìm hiểu từ góc độ chuyên môn về việc con mình bị sâu răng như thế nào nếu không việc phòng ngừa sẽ trở nên vô ích.

Bé 3 tuổi không bao giờ ăn đường nhưng miệng vẫn đầy răng sâu: Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề được nha sĩ chỉ ra-2

Điều đầu tiên mà nhiều bậc cha mẹ chưa nắm rõ, đó là đường không chỉ có trong đồ ngọt mà còn có mặt nhiều trong các loại đồ uống và trái cây khác nhau. Phụ huynh nên biết điều đó đồng thời phải kiểm soát lượng đường trẻ ăn vào một cách hợp lý. Tránh trường hợp cấm trẻ ăn bánh kẹo nhưng lại được phép ăn hoa quả thoải mái chẳng hạn, tức là việc phòng ngừa đã trở nên vô hiệu.

Bên cạnh đó, một số cha mẹ cho rằng chỉ cần trẻ đánh răng hàng ngày là có thể ngăn ngừa được các bệnh về răng miệng, tuy nhiên, trẻ nhỏ nên chưa biết cách đánh răng nghiêm túc dẫn đến đánh răng qua loa, chưa đủ sạch. Do đó, khi trẻ còn nhỏ thì cha mẹ có thể đánh răng hộ trẻ hoặc giám sát và hướng dẫn trẻ cách đánh răng đúng cách để răng được làm sạch sâu, đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Cuối cùng, việc trẻ sâu răng có thể liên quan đến việc phụ huynh chưa chọn đúng loại kem đánh răng. Trên thị trường có rất nhiều loại, nếu chọn loại kém chất lượng và không đảm bảo thì dù có đánh răng cũng không mang lại hiệu quả mong muốn. Tốt nhất, các bậc cho mẹ nên chọn loại kem đánh răng có chứ fluor của các thương hiệu uy tín để sử dụng, ngăn ngừa sâu răng.

Bé 3 tuổi không bao giờ ăn đường nhưng miệng vẫn đầy răng sâu: Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề được nha sĩ chỉ ra-3

Cần hiểu rõ 4 yếu tố dẫn đến tình trạng sâu răng 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong môi trường thích hợp, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phân hủy cacbohydrat còn sót lại giữa các kẽ răng, từ đó lấy năng lượng để sinh sản hàng loạt, rồi bám vào bề mặt răng của trẻ, lâu ngày sẽ hình thành sâu răng. Từ đó có thể thấy, có 4 yếu tố tác động lẫn nhau dẫn đến tính trạng sau răng ở trẻ em là: 1. Vi khuẩn -  2. Làm sạch miệng không đầy đủ -  3. Môi trường miệng - 4. Thời gian.

Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng nên bắt đầu từ 4 yếu tố trên. Muốn răng miệng trẻ khỏe mạnh, chúng ta cần quan tâm và đảm bảo không được thiếu yếu tố nào.

Cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em

1. Chú ý vệ sinh răng miệng

Nếu bạn đánh răng không cẩn thận hoặc thường xuyên không chải răng sẽ dễ khiến vi khuẩn tồn đọng và gây sâu răng. Cha mẹ không nên coi thường việc trẻ đánh răng qua loa hay sai cách mà hãy cố gắng sát sao nhắc nhở con duy trì thói quen đánh răng chuẩn sạch vào buổi sáng và buổi tối.

Cách chải răng được khuyến khích là phương pháp chải Pap: giữ bàn chải ở góc 45 độ so với răng, di chuyển bàn chải từ răng trên đi xuống và răng dưới đi lên. Chú ý đến từng kẽ hở và mặt trong của răng, và cố gắng duy trì mỗi lần đánh răng hơn 3 phút.

Bé 3 tuổi không bao giờ ăn đường nhưng miệng vẫn đầy răng sâu: Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề được nha sĩ chỉ ra-4

2. Chú ý đến chế độ ăn uống cân bằng

Việc trẻ thích ăn vặt trong quá trình tăng trưởng, kể cả thức ăn nhiều đường là điều bình thường, cha mẹ phải chú ý chế độ ăn cho trẻ sao cho cân bằng. Nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn thô, giàu vitamin và ăn nhiều ngũ cốc hơn để đa dạng hóa chế độ ăn. Điều này không chỉ có lợi cho quá trình trao đổi chất và các chức năng khác của cơ thể trẻ mà còn có thể nâng cao sức nhai của răng và thúc đẩy sự phát triển.

Đối với thức ăn như bánh ngọt, bánh gạo, bánh quy… không chỉ chứa nhiều đường mà còn dễ lưu lại trên răng của trẻ, sẽ tự nhiên cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn gây sâu răng nên cần hạn chế, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

3. Kiểm tra khoang miệng thường xuyên

Bệnh răng miệng ở trẻ em tuy phổ biến nhưng giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, chỉ khi gặp thức ăn lạnh, nóng, chua, ngọt, răng sẽ có cảm giác đau nhức và dễ bỏ qua. Do vậy để phát hiện kịp thời, bạn nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ khoảng sáu tháng một lần, sâu răng nên được điều trị càng sớm càng tốt.

Bé 3 tuổi không bao giờ ăn đường nhưng miệng vẫn đầy răng sâu: Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề được nha sĩ chỉ ra-5


3. Điều trị sâu răng kịp thời

Nếu phát hiện trẻ bị sâu răng thì cần nhanh chóng cho bé điều trị để tránh làm nặng thêm hoặc lây nhiễm sang các răng khác, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến diện mạo của răng sau này.

Bạn nên biết rằng, răng vĩnh viễn cũng được nảy mầm trên cơ sở răng sữa rụng, nếu răng sữa bị sâu và không được điều trị kịp thời có thể sẽ lây lan ra cả miệng và ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Đối với răng sâu mức độ nặng không thể sử cụng vật liệu trám rằng thì cần nhổ bỏ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Theo V.K - Vietnamnet


Sâu răng

chăm sóc trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.