Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là “mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói

Dù chuyện cũng không có gì to tát nhưng lại khiến chị Xuân suy nghĩ rất nhiều, vì chị biết rằng, nếu cứ để ông bà nội tiếp tục chiều chuộng cháu quá mức như vậy có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cả tính cách của cậu bé sau này.

Chị Xuân (34 tuổi) có một cậu con trai 4 tuổi. Chị sống với bố mẹ chồng nên bà nội là người gần gũi và chăm sóc cậu bé từ nhỏ. Đôi khi có những điều không vừa ý về cách chiều chuộng cháu của ông bà nhưng ngại phiền phức và sợ bố mẹ chồng phật ý nên chị Xuân không dám can thiệp nhiều. Vào một ngày cuối tuần, chị Xuân đưa mẹ chồng cùng con trai đi mua sắm trong siêu thị và một chuyện đã xảy ra khiến chị rất đau đầu.

Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói-1

Khi chị Xuân đang bận xem xét và chọn một số mặt hàng thì thấy con trai nhặt dâu tây từ quầy hoa quả ăn ngon lành, tay phải đang cầm một quả ăn dở, tay trái cậu bé còn cầm thêm 2 quả nữa. Chị Xuân vội vàng chạy đến ngăn cản con thì cậu bé vùng vằng không chịu bỏ ra, chị cố gắng nói cho con hiểu nhưng cậu bé không chịu nghe còn gọi lớn “bà ơi, mẹ tồi, mẹ không cho con ăn”. Mẹ chồng chị Xuân thấy vậy lại đến dỗ dành cháu “mẹ tồi nhỉ, con ăn một vài quả có sao đâu” rồi nhặt thêm mấy trái dâu đưa cho cháu nội. 

Lúc này, nhân viên siêu thị cũng nhìn thấy, anh ta tiến lên ngăn cản hành vi của 2 bà cháu thì mẹ chồng chị Xuân lại xuê xoa: “Đứa nhỏ ăn được bao nhiêu đâu, tí nữa tôi sẽ trả thêm tiền”. Chị Xuân thực sự thấy ngại và xấu hổ, đành nói nhỏ với người phục vụ là chị sẽ lấy 1 hộp dâu và tí nhờ câu thanh toán thành 2 hộp bù vào chỗ dâu thằng bé ăn, mong cậu thông cảm cho 2 bà cháu. 

Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói-2

Dù chuyện cũng không có gì to tát nhưng lại khiến chị Xuân suy nghĩ rất nhiều, vì chị biết rằng, nếu cứ để ông bà nội tiếp tục chiều chuộng cháu quá mức như vậy có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cả tính cách của cậu bé sau này.

Hành vi không đẹp trong siêu thị, người lớn không nên cổ súy

Đi mua sắm trong siêu thị, hành động nhặt nhạnh và ăn uống đồ ăn ngay tại các quầy hàng, nhất là khi chưa thanh toán nhìn khá mất mỹ quan nếu không nói là tệ. Chưa kể, hành vi kiểu này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người ăn. Chẳng hạn, trái cây bày bán chưa được rửa sạch sẽ, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không thể đảm bảo là đã hết hay chưa, nếu để trẻ ăn tại chỗ thì sẽ rất nguy hại.

Thực tế, trẻ em không có khái niệm đúng sai, nếu người lớn chiều chuộng quá mức, như trường hợp của bé trai 4 tuổi kể trên, các em sẽ hiểu sai hoặc hiểu lệch lạc về điều đúng và điều sai. Lâu dần, trẻ em sẽ hình thành thói quen và hành vi xấu, nếu chúng tiếp tục phát triển thì tương lai của một đứa trẻ có ảnh hưởng lớn. Điều đó buộc người lớn phải quan tâm và can thiệp.

Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói-3

Ở trường hợp trên, chị Xuân đã ngăn cản con là một hành động đúng, nhưng bị con trai gọi thẳng là "mẹ tồi" chắc chắn là rất khó chịu vậy nhưng lại không thể phản kháng trước mặt mẹ chồng. Người già đã không hiểu chuyện, ngược lại còn ủng hộ và tiếp tay trực tiếp cho hành vi sai trái của đứa trẻ, điều này sẽ khiến đứa trẻ không phân biệt được đúng sai và không cho cha mẹ kỷ luật, không nghe lời dạy dỗ.

Trong thực tế cũng có không ít bà mẹ trong hoàn cảnh tương tự giống chị Xuân, khi đó chỉ cần cha mẹ hơi gay gắt với con cái và muốn phạt con thì chắc chắn sẽ có vài người lao ra ngăn cản, cơ hội này càng khiến bọn trẻ cảm thấy tự tin hơn với sai trái của mình.

Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói-4

Thói quen sai lầm của người già và những hệ lụy dễ mắc phải

Tiếc tiền và tiết kiệm là thói quen dễ thấy ở rất nhiều người già. Thậm chí một số người khi dắt con cháu đi siêu thị, khi thấy các món ăn thử liền tranh thủ bảo trẻ vào ăn thật nhiều nhưng ăn cho biết chứ không mua… Hành động này tuy có vẻ tiết kiệm tiền nhưng thực chất lại là một cách giáo dục rất sai lầm. Thực tế cho thấy, nó không những không tiết kiệm được nhiều tiền, ngược lại còn khiến trẻ trở nên tham lam những món lợi lặt vặt trước mắt. Lâu dần khi lớn lên, trẻ sẽ hình thành tính cách tham lợi nhỏ, ham rẻ và sớm muộn sẽ phải chịu hậu quả không mong muốn. Cụ thể có thể nhắc đến một số hệ lụy dễ mắc phải sau:

Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói-5

1. Dễ dàng bị lừa dối 

Hiện nay có rất nhiều vụ lừa đảo thành công đều xuất phát từ việc nạn nhân có tâm lý tham lam trước những lợi ích lặt vặt. Nếu một đứa trẻ ra ngoài một mình và bị một số kẻ lưu manh nhắm đến và cho chúng một số lợi nhuận nhỏ, cuối cùng chúng có thể bị lừa dối dễ dàng. Thực tế này chắc chắn không phụ huynh nào muốn gặp phải với con em mình.

2. Tham rẻ, dễ mắc sai lầm.

Nhận được thứ gì đó mà bản thân không mất gì cũng không cần phải là cách dễ nhất khiến trẻ bị thu hút rồi học tập làm theo. Nếu thực hiện nhiều lần sẽ hình thành thói quen xấu ở trẻ, thậm chí là trộm cắp theo kiểu “tuổi còn nhỏ thì trộm kim, lúc lớn thì trộm tiền”. Do vậy, nếu từ nhỏ đứa trẻ có tâm lý ham của cải, ham rẻ thì khi lớn lên rất dễ mắc sai lầm, trở thành kẻ lạc đường rồi phạm pháp. 

Từ thực tế đó, người lớn chớ nên buông lỏng trẻ khi còn nhỏ hoặc cẩu thả trong dạy dỗ. Một số phụ huynh do kiêng nể người lớn bề trên nên thấy con làm sai vẫn ậm ừ cho qua mà không dám giáo huấn cũng là điều rất không nên. Các bậc cho mẹ nên nhớ rằng, khi con còn nhỏ, con mắc những lỗi nhỏ, cha mẹ có thể giúp con giải quyết, nhưng khi đứa trẻ lớn lên, một khi đi chệch hướng, phạm phải sai lầm lớn có thể hủy hoại cuộc đời của chúng.

Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói-6

3. Bị người xung quanh dị nghị, ghét bỏ

Nếu một người luôn tham lam những lợi lộc vụn vặt thường cũng hay keo kiệt, và những người như vậy chắc chắn chẳng ai thích cả. Họ sẽ rất khó để kết giao với những người xung quanh, đồng nghĩa với việc không có nhiều bạn bè chân chính hoặc nếu có thì sớm muộn cũng mất dần bằng hữu. Như vậy cuộc sống sẽ rất buồn tẻ và gập ghềnh khó đi hơn.

4. Xuề xòa, thiển cận

Người đời vẫn nói “của rẻ là của ôi”, vậy nên những người ham rẻ, ham lợi nhỏ mà không nghĩ sâu xa thường bị coi là thiển cận. Nói một cách tổng thể, những người tham lam những thứ vụn vặt, rẻ rúng thường quá xuề xòa, còn người thiển cận thường chỉ tập trung vào lợi ích trước mắt mà bỏ qua sự phát triển lâu dài.

Vì vậy, phụ huynh cần tỉnh táo để kịp thời điều chỉnh hành vi cho con, đừng để đứa trẻ lớn lên mắc sai lầm không thể sữa chữa thì sẽ phải hối hận.

Bé 4 tuổi vào siêu thị vô tư lấy dâu từ quầy hoa quả ăn, người mẹ ngăn cản thì bị bé gọi là mẹ tồi”, nhưng thái độ của bà nội đi cùng mới đáng nói-7

Mỗi đứa trẻ đều như một tờ giấy trắng, thành tựu sau này của trẻ có mối quan hệ rất lớn với cha mẹ. Việc giáo dục gia đình hàng ngày và những lời nói, việc làm của cha mẹ, ông bà sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Do đó khi chúng còn nhỏ, cha mẹ hãy làm gương cho trẻ, thiết lập các giá trị và cách nhìn nhận cuộc sống lành mạnh. Phụ huynh hãy hình thành thói quen tốt cho con, trau dồi nhận thức đúng đắn để trẻ lên sáng suốt, vững vàng, luôn thành công và được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng.

Theo V.K - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.