- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bé 8 tháng tuổi nên ăn mấy bữa một ngày và thực đơn thế nào để hợp khoa học, đảm bảo dưỡng chất?
Ở 8 tháng tuổi bé đã được làm quen dần với các bữa ăn dặm và cần tăng cường hơn các thực phẩm trực tiếp ngoài sữa mẹ để cung cấp đầy đủ các nguồn năng lượng giúp phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, nên cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa, lên thực đơn thế nào cho hợp khoa học mà vẫn đảm bảo dưỡng chất là điều không phải cha mẹ nào cũng nắm được.
Bé 8 tháng ăn mấy bữa là hợp khoa học?
Trước tiên các mẹ phải xác định sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất và cần thiết ở giai đoạn 8 tháng tuổi, tuy nhiên do nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nên nếu chỉ bú sữa mẹ là chưa đủ. Từ đó phụ huynh cần lên thực đơn ăn dặm để bổ sung dưỡng chất cho con, nhất là ở 8 tháng tuổi trẻ đã có những thay đổi lớn trong vận động và thể chất như đã ngồi vững và bắt đầu tập nói, tập bò…
Cha mẹ cần dựa vào nhu cầu ăn uống của bé hằng ngày để cho con ăn dặm theo cách phù hợp, giúp bé hấp thụ được đầy đủ những năng lượng thiết yếu cho một ngày dài năng động. Việc trả lời chính xác cho câu hỏi bé 8 tháng nên ăn mấy bữa, ăn bao nhiêu bữa là đủ là rất khó. Đối với trẻ được 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa cháo và 1-2 bữa ăn phụ trong một ngày. Bữa chính cần có đầy đủ bột gạo, rau củ và đạm động vật. Các món ăn phụ nên là các loại hoa quả xay, sữa chua, trứng luộc băm nhỏ, trái cây hoặc sinh tố.
Sau đây là thời gian biểu mẫu cho bé 8 tháng tuổi, bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con yêu của mình:
• 07:00 – Thức dậy và cho bú (sữa mẹ/sữa bột)
• 8:15 – Ăn sáng (ăn dặm)
• 9:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
• 10:00 – Cho bú (sữa mẹ/ sữa bột)
• 11:00 – Ăn trưa (ăn dặm)
• 12:30 – Cho bú (sữa mẹ/ sữa bột)
• 13:00 – Ngủ trưa (ít nhất là 1 giờ)
• 14:00 – Cho bú (sữa mẹ/ sữa bột)
• 16:00 – Cho bé chợp mắt một lát nếu muốn (30 – 45 phút)
• 16:30 hoặc 17:00 – Ăn tối (ăn dặm)
• 18:15 – Bắt đầu những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân; đọc sách; kể chuyện…)
• 19:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/ sữa bột) và ngủ.
Trong đó, sữa (cả sữa mẹ và bột) cần mỗi ngày khoảng 710ml, tinh bột là 600ml, nước (gồm cả nước pha sữa bột) xấp xỉ 1000ml, rau củ quả khoảng 25-30gram, đạm ăn lượng vừa đủ chứ không nên nhồi nhét quá nhiều…
Tất nhiên lịch ăn uống trên có thể thay đổi linh hoạt tùy thuộc vào sức khỏe, sức ăn, sở thích của từng bé cũng như thói quen sinh hoạt của gia đình. Các bữa ăn dặm được khuyến khích để bé ăn cùng cả nhà trong mỗi bữa cơm gia đình để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, đúng giờ đồng thời có thể dạy trẻ quy tắc ứng xử trên bàn ăn, giúp con phát triển khả năng ứng dụng ngôn ngữ, kỹ năng kiểm soát và gắn kết với gia đình.
Lưu ý, vì dạ dày của bé vẫn còn rất nhỏ nên mẹ nhớ cho bé ăn từ từ, mỗi loại thức ăn chỉ ăn 1 – 2 thìa. Sau đó, mẹ có thể cho thêm nếu bé ăn hết.
Những lưu ý khi xây dựng bữa ăn cho bé 8 tháng tuổi
Trẻ 8 tháng tuổi tuy đã quen dần với việc ăn dặm nhưng không nên vì thế mà bố mẹ chủ quan khi xây dựng và chế biến bữa ăn cho con. Cụ thể, bố mẹ vẫn nên duy trì chế độ ăn cháo bột và xay nhuyễn thức ăn cho con. Những món ăn dạng này vừa dễ nuốt, vừa cung cấp cho bé đầy đủ vitamin A; vitamin C; chất xơ; carbohydrate; protein và đạm cần thiết cho sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của bé giai đoạn con đang lớn.
Thực phẩm không xay thì phải được thái thành những miếng nhỏ và nấu nhừ giúp trẻ dễ nhai và tránh bị mắc hóc khi ăn. Khi nấu cháo cho bé, mẹ cũng có thể thêm một chút nước mắm và một thìa nhỏ dầu ăn để tăng thêm hương vị, giúp trẻ thích thú hơn khi thưởng thức món ăn.
Nếu muốn khuyến khích bé ở độ tuổi này ăn thức ăn đặc, mẹ nên cho bé ăn trước khi cho bú hoặc uống sữa bột. Hoặc là các bữa ăn nên cách nhau một giờ đủ thời gian để cho bé tiêu hóa thức ăn.
Trước khi thêm các thực phẩm mới vào chế độ dinh dưỡng cho bé, mẹ nên duy trì cho bé ăn món đó trong 2-3 ngày để bé làm quen rồi mới đưa ra một món mới. Để bé dễ dàng chấp nhận món ăn mới, mẹ nên chọn lúc bé thật đói rồi dọn món lên bàn và chỉ cho ăn từng chút một, trước khi muốn bé ăn đúng với lượng dùng hàng ngày.
Trong trường hợp muốn cho bé ăn bốc, mẹ nhất thiết phải có mặt ở đấy vì thực phẩm dạng này rất dễ gây nghẹn, mẹ phải luôn bên cạnh con để có thể xử lý kịp thời nếu có sự cố xảy ra.
Ngoài ra một nguyên tắc cho bé ăn dặm khoa học nữa mà phụ huynh luôn phải nhớ là nên cho bé ăn từ ngọt đến mặn, ăn từ ít đến nhiều và từ loãng đến đặc dần. Để cung cấp đầy đủ dưỡng chất để con phát triển, mẹ phải đảm bảo thực đơn ăn dặm cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu là nhóm cung cấp bột đường, nhóm cung cấp đạm, nhóm cung cấp chất béo, nhóm cung cấp chất xơ và vitamin.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đa dạng thực phẩm cho con bằng cách không lặp lại món quá nhiều. Điều này giúp bé ăn dặm ngon miệng, không có cảm giác chán ăn và có thêm nhiều dinh dưỡng bổ sung cho bé.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, trẻ em được sinh ra đã biết cách điều tiết lượng thức ăn của chúng, nghĩa là biết ăn khi đói và dừng lại khi no, vì vậy việc ép trẻ ăn quá nhiều đã vô tình kìm hãm khả năng bẩm sinh này của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng béo phì, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sau này của trẻ.
Theo V.K - Vietnamnet
-
Làm mẹ7 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.