Bé ăn cá có thông minh hơn? 7 loại cá này bé không thể ăn chỉ trong một lần cắn!

Các loại cá giàu đạm, ít chất béo là những nguyên liệu thực sự tốt cho các bé đang trong giai đoạn phát triển trí não. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng thích hợp cho bé ăn, thậm chí dù chỉ một lần. Vậy những loại cá đó là cá nào?

Cá giàu protein chất lượng cao, lipid, vitamin A, các nguyên tố vi lượng khác nhau, ...giúp cung cấp dinh dưỡng cân đối cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, một số loại cá cũng rất giàu DHA, có thể thúc đẩy sự phát triển trí não và trí tuệ của trẻ.

Các loại cá giàu đạm, ít chất béo là những nguyên liệu thực sự tốt cho các bé đang trong giai đoạn phát triển trí não. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng thích hợp cho bé ăn, thậm chí chỉ một miếng. Vậy những loại cá nào bé không ăn được? 

Bé ăn cá có thông minh hơn? 7 loại cá này bé không thể ăn chỉ trong một lần cắn!-1

7 loại cá bạn không nên cho bé ăn

1. Cá rô phi

Bề ngoài màu xanh đậm của cá rô phi có phần giống cá diếc. Do cá rô phi có chu kỳ sinh trưởng dài nên hàm lượng thủy ngân trong cơ thể chúng cao hơn các loại cá khác, cho trẻ ăn cá rô phi sẽ không tốt.

Bé ăn cá có thông minh hơn? 7 loại cá này bé không thể ăn chỉ trong một lần cắn!-2

2. Cá da trơn

Cá trê là loài cá trơn nhưng vì ít xương nên được các mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, điều mà các mẹ không biết là chu kỳ sinh trưởng của loại cá này cũng dài nên hàm lượng thủy ngân trong cơ thể chúng khá cao, vì thế cũng nên hạn chế cho trẻ ăn.

3. Cá ngừ

Một số gia đình có thói quen ăn cá ngừ đại dương nhưng FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) khuyến cáo, nếu là cá đóng hộp thì có thể ăn 1 đến 2 lần / tuần, cá ngừ tươi không nên ăn quá 1 lần / tuần.

Bé ăn cá có thông minh hơn? 7 loại cá này bé không thể ăn chỉ trong một lần cắn!-3

4. Cá mập

Thịt cá mập không được bày bán phổ biến, nhưng vây cá mập thì khác. Trong những năm gần đây, do nước thải công nghiệp liên tục xả ra đại dương làm cho hàm lượng kim loại nặng trong nước biển cao. Cá mập lại là loài vật đứng đầu trong chuỗi thức ăn nên hàm lượng các kim loại nặng tích tụ trong cơ thể cá mập rất cao. Vì thế, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn thịt hay các chế phẩm khác từ cá mập.

5. Cá kiếm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loài cá ăn thịt như cá kiếm đứng đầu chuỗi thức ăn và có xu hướng tập trung một chất ô nhiễm được gọi là methyl thủy ngân. Mặc dù hàm lượng thủy ngân có thể thay đổi theo môi trường, nhưng nó được tìm thấy với hàm lượng tương đối cao ở cá ăn thịt. Hệ thần kinh trung ương của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non yếu nên khi tích tụ thủy ngân nhiều trong cơ thể sẽ rất dễ gây ra các phản ứng độc hại.

Bé ăn cá có thông minh hơn? 7 loại cá này bé không thể ăn chỉ trong một lần cắn!-4

6. Cá buồm 

Thịt cá buồm có màu trắng và nhiều gluten, mùi vị thịt thơm ngon, có giá trị dinh dưỡng cao. Nó thích hợp làm các món sashimi, đồ chiên và các sản phẩm tinh chế. Tuy nhiên, cá buồm là loài cá săn mồi lớn, thân hình to và vòng đời dài, hàm lượng thủy ngân trong cơ thể tương đối cao nên cũng không thích hợp cho trẻ nhỏ ăn.

7. Cá đầu vuông

Cá đầu vuông có thân tương đối dài và dẹt hai bên. Phần trước đầu (trán) nhô cao đặc trưng. Cá đầu vuông cũng là loài cá ăn thịt, có vòng đời dài và hàm lượng thủy ngân cao hơn các loài cá khác nên cũng hạn chế cho bé ăn.

Bé ăn cá có thông minh hơn? 7 loại cá này bé không thể ăn chỉ trong một lần cắn!-5

Bé nên ăn cá gì?

Cá rất giàu chất dinh dưỡng, giàu DHA và EPA có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí não và trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, cá rất giàu protein, vitamin A, vitamin D, các nguyên tố vi lượng khác nhau,… có thể cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé. Vì thế, mẹ trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé, mẹ đừng nên bỏ qua loại thực phẩm dinh dưỡng này. 

1. Cá hồi

Cá hồi rất giàu protein chất lượng cao và axit béo không bão hòa. Axit béo omega-3 trong cá hồi là những chất cần thiết cho não, võng mạc và hệ thần kinh của trẻ. Đồng thời, cá hồi có vảy nhỏ, ít xương, thịt săn chắc, đàn hồi rất thích hợp cho bé ăn dặm.

2. Cá tuyết

Cá tuyết là loài cá sống ở biển sâu, thịt trắng, mềm và không có mỡ. Nhiều nước trên thế giới coi cá tuyết là loại cá thực phẩm chính trong thực đơn của gia đình. Protein của cá tuyết cao hơn cá hồi, và chất béo trong thịt thấp hơn cá hồi 17 lần, vì thế, đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe con người.

3. Cá vược

Cá vược hay còn gọi cá chẽm là loài cá dữ với nguồn thức ăn chủ yếu là các loài cá đáy, giáp xác, đầu túc, động vật đốt tròn và các loài rong biển sống ở đáy. Toàn thân ít xương, thịt cá dày, mềm, không bở, rất thích hợp với món hấp. Cá vược chứa protein, chất béo, carbohydrate, đồng thời chứa vitamin B2, niacin và một lượng vi lượng vitamin B1, phốt pho, sắt và các chất khác. Khi đi mua, hãy tìm những con cá sống có kích thước vừa phải và bơi khỏe.

4. Cá hố

Cá hố rất giàu phospholipid mềm, có chức năng bồi bổ và tăng cường trí não rất tốt. Thịt cá hố thơm ngon, ít xương dăm nhỏ, rất thích hợp cho các bé ăn dặm.

Việc cho trẻ ăn cá thực ra khá đơn giản, mẹ chỉ cần ghi nhớ các loại cá nguy hiểm, có thể gây độc cho bé và loại khỏi thực đơn. Khi chế biến, cố gắng không nêm thêm gia vị để vừa giữ được vị nguyên bản của cá, và dùng các phương pháp chế biến khác nhau như hấp, luộc, rang… để tạo ra sự mới lạ kích thích sự thèm ăn cho bé. Trong số đó, khi nướng cá lưu ý không để cá bị cháy nhằm tránh tạo ra chất gây ung thư. 

Ngoài ra, cũng có một số tin đồn về việc cho trẻ ăn cá. Mẹ có thể tham khảo để có cái nhìn khoa học, đúng đắn hơn khi chế biến các món ăn dặm cho bé

Tin đồn 1: Trẻ sơ sinh ăn đầu cá sẽ thông minh hơn?

Đúng là đầu cá rất giàu DHA, nhưng phần ăn được của đầu cá ít hơn thịt cá rất nhiều. Muốn bổ sung DHA mà ăn đầu cá và bỏ thịt cá thì cách làm này có vẻ hơi kỳ. Ngoài ra, có một số thí nghiệm trên cá diếc đã chứng minh rằng hàm lượng thủy ngân trong đầu cá lớn hơn trong thịt cá rất nhiều nên cần hạn chế cho trẻ ăn đầu cá.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có thêm thông tin khoa học và xác thực nào cho thấy đầu cá không ăn được. Như đã nói ở trên, phần có thể ăn được trên đầu cá là quá nhỏ, nếu ăn đầu cá ở mức độ vừa phải thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nhưng cũng đừng trông chờ vào việc ăn đầu cá sẽ giúp trẻ thông minh hơn.

Tin đồn 2: Trẻ sơ sinh ăn cá mắt sáng hơn?

Ăn mắt cá có thể cải thiện thị lực, có lẽ là câu nói này đã quá ăn sâu vào tâm trí của các bậc cha mẹ. Vậy, quan niệm này có đúng không?

Bé ăn cá có thông minh hơn? 7 loại cá này bé không thể ăn chỉ trong một lần cắn!-6

Xét theo quan điểm dinh dưỡng, mắt cá chứa axit béo không bão hòa đa như DHA, rất hữu ích cho sự phát triển mắt và sức khỏe võng mạc của trẻ. Nhưng thành phần này cũng được tìm thấy trong phần thịt cá và các chất trong mắt cá không có gì nổi bật. Hơn nữa, mùi vị của mắt cá cũng không hề dễ ăn, nên chỉ có thể nói rằng ai thích thì ăn thôi!

Tin đồn 3: Tôi nghe nói ăn túi mật cá có thể giảm nóng trong?

Hầu hết các túi mật của cá đều có độc nên đây là thứ tuyệt đối không được cho bé ăn. Cha mẹ cũng cần chú ý khi chế biến cá phải cắt bỏ túi mật, nếu chẳng may túi mật bị vỡ thì phải vệ sinh thật sạch, đặc biệt chú ý không để dịch tiết vào mắt.

* Bài viết có tính chất tham khảo.

Theo An Nhiên - Vietnamnet


Nuôi con

Ăn Dặm


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.