Bé trai 8 tuổi hay bị đau chân trước khi đi ngủ: Bác sĩ đưa ra kết luận bất ngờ

Khi đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển, một số trẻ có những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân, khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng.

Bảo Minh, 8 tuổi, được cha mẹ đưa đến bệnh viện khám trong tình trạng thường xuyên bị đau nhức chân vào buổi tối và không rõ nguyên nhân.

Mẹ của Bảo Minh cho bác sĩ biết: "Một tuần trở lại đây, bé bắt đầu kêu đau chân mỗi đêm trước khi ngủ, cơn đau kéo dài và thường xuyên hơn khiến con trai chị không ngủ được và kêu khóc.  

Điều lấy làm lạ là đến sáng hôm sau, vết đau ở chân của bé tự nhiên biến mất, Bảo Minh lại có thể đi học và chạy nhảy như chưa từng có cơn đau nào xuất hiện".

Tại Phòng khám khoa Nhi, bác sĩ đã tiến hành khám cho Bảo Minh, kết quả chẩn đoán của bác sĩ khiến cha mẹ rất bất ngờ nhưng có phần yên tâm. Hóa ra cơn đau của Bảo Minh là một "cơn đau do tăng trưởng" điển hình.

Bé trai 8 tuổi hay bị đau chân trước khi đi ngủ: Bác sĩ đưa ra kết luận bất ngờ-1

Cơn "đau tăng trưởng" ở trẻ là gì?

Cơn "đau tăng trưởng" là một loại đau phổ biến ở chi dưới, đầu gối, các cơ lân cận, đôi khi ở đùi hoặc mắt cá chân với mức độ nghiêm trọng, độ dài khác nhau và không rõ nguyên nhân. Đau xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm và thường gặp chủ yếu ở các bé trai từ 3-12 tuổi.

Nguyên nhân khiến trẻ "đau tăng trưởng" ?

Bác sĩ khoa Nhi cho biết: Trẻ em ở giai đoạn phát triển hoạt động nhiều hơn và xương của chúng phát triển nhanh hơn, đồng thời sự phát triển của các dây thần kinh, gân và cơ xung quanh của chúng tương đối chậm, dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển cơ cục bộ không đồng bộ. Sự kích thích của màng xương sẽ gây ra cảm giác đau nhức khó chịu ở khớp chân, sẽ gây ra hiện tượng đau. "Đau tăng trưởng" không phải là đau về xương, mà là một loại đau do lực kéo gây ra bởi các mô mềm.

Bé trai 8 tuổi hay bị đau chân trước khi đi ngủ: Bác sĩ đưa ra kết luận bất ngờ-2

Làm thế nào để giảm "đau tăng trưởng" ở trẻ em?

Để giảm "cơn đau tăng trưởng" điều quan trọng là phải để trẻ nghỉ ngơi, nhưng cũng không cần hạn chế các hoạt động của bé.

1. Chườm nóng và xoa bóp tại chỗ

Nếu trẻ bị đau, cha mẹ có thể xoa bóp cục bộ và chườm nóng để giúp trẻ bớt đau. Đồng thời, cha mẹ cũng nên an ủi, hướng dẫn để trẻ nhận thức rằng nỗi đau này là bình thường, và đây là cách mà trẻ đang lớn lên.

2. Chuyển hướng chú ý

Mất tập trung là một cách để bé không chú ý đến cơn đau. Bố mẹ có thể sử dụng các phương pháp như kể chuyện, làm trò chơi, chơi với đồ chơi, xem phim hoạt hình để thu hút bé. Cha mẹ hãy nhẹ nhàng và ân cần hơn, bởi sự động viên và hỗ trợ tinh thần của cha mẹ là liều thuốc giảm đau quan trọng nhất cho trẻ, đôi khi còn hiệu quả hơn cả thuốc.

Bé trai 8 tuổi hay bị đau chân trước khi đi ngủ: Bác sĩ đưa ra kết luận bất ngờ-3

3. Bổ sung dinh dưỡng

Bé "đau tăng trưởng" là hiện tượng sinh lý bình thường, không nên giảm vận động của bé trong giai đoạn này, cố gắng chọn thực phẩm giàu canxi, sắt, kẽm và các chất dinh dưỡng khác, nếu không sẽ cản trở sự phát triển của xương.

Cha mẹ có thể cho trẻ ăn thêm sữa, canh xương, rau xanh, tôm, sò và các thức ăn khác có thể đáp ứng nhu cầu canxi của trẻ để xương phát triển nhanh, hiệu quả tốt hơn.

Kết:

Mặc dù “đau tăng trưởng” là một cơn đau sinh lý, không phải là một bệnh nhưng một khi trẻ bị đau nhiều và khó chịu, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chuẩn đoán càng sớm càng tốt. Cha mẹ không bao giờ được tự đánh giá hoặc bỏ qua tình trạng bệnh của trẻ.

Theo Lệ Lệ - Vietnamnet


chăm sóc con


Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp
Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.