- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thấy con thích lè lưỡi mẹ tưởng bình thường đến khi bác sĩ chỉ ra bệnh lý nguy hiểm gia đình mới tá hỏa đi chạy chữa
Trẻ sơ sinh lè lưỡi là chuyện bình thường, nhưng việc thè lưỡi thường xuyên thì phải chú ý. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát kỹ tình trạng của bé trong cuộc sống hàng ngày để đảm bảo bé lớn lên khỏe mạnh.
Trên thực tế, việc bé lè lưỡi là một hành động rất bình thường, điều này nói chung có nghĩa là bé ngày nay không ngừng học hỏi từ thế giới bên ngoài và não bộ cũng đang phát triển, chứng tỏ bé đang lớn lên khỏe mạnh.
Điều này cũng phần nào lý giải cho việc vì sao vừa mới chào đời bé đã biết bú mẹ rất giỏi dù không được dạy. Kể cả ở các trẻ bú bình thì kỹ năng hút sữa của bé cũng rất tốt. Vì vậy trong hầu hết các trường hợp lè lưỡi cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng khi thấy bé lè lưỡi thường xuyên, chảy nước dãi quá nhiều, khó nuốt…thì có thể là do một số bệnh lý bất thường trên cơ thể mà cha mẹ cần chú ý.
Lý do trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ?
Phản xạ của đầu lưỡi và nhận biết cảm giác của đôi môi
Theo các nhà khoa học, đứa trẻ nào khi mới sinh ra cũng khám phá thế giới bằng cách sử dụng miệng đầu tiên. Bé có thể thoải mái bú mẹ hoặc bú sữa công thức dù không được dạy. Ngoài ra, hành động lè lưỡi của trẻ cũng được giải thích là vì em bé nhận thấy cảm giác ở đôi môi của mình.
Sự phát triển của lưỡi
Lưỡi của bé cũng sẽ phát triển tiếp tục phát triển sau hai tháng chào đời, điều dễ thấy nhất trong giai đoạn này là việc tiết nước bọt liên tục nên bé cũng dùng lưỡi để nuốt liên tục.
Bên trong lưỡi bao gồm các sợi vận động, các sợi cảm giác đặc biệt cho vị giác và các sợi cảm giác chung để cảm nhận. Các cơ quan này sẽ hoàn thiện tiếp sau khi bé sinh ra nên việc bé lè lưỡi ra để các cơ quan phát triển và cảm nhận cho thấy lưỡi bé đang phát triển tốt.
Biểu hiện muốn hoặc từ chối ăn
Do trẻ sơ sinh chưa thể bày tỏ suy nghĩ của mình với bố mẹ, nên chúng thường truyền đạt một số thông tin qua hành động của mình. Khi bé đói bụng bé sẽ lè lưỡi để báo hiệu cho cha mẹ biết cảm giác của mình. Tất nhiên, bé không chỉ lè lưỡi khi đói mà còn dùng lưỡi để truyền đạt một số thông tin vào những lúc khác.Khi đầy bụng, trẻ sẽ dùng lưỡi để đẩy núm vú ra xa. Ngoài ra, nếu bé muốn từ chối thức ăn bổ sung, bé cũng sẽ nhổ ra lưỡi để biểu thị rằng bé không muốn ăn.
Bắt chước người lớn
Đây thực sự là một điều rất bình thường, bởi vì em bé đã lớn lên không ngừng và đầy tò mò về thế giới bên ngoài. Vì vậy, những việc bố mẹ làm sẽ gây ấn tượng rất lớn và bé thường bắt chước theo những biểu cảm của bố mẹ hàng ngày. Khi bố mẹ làm hành động như lè lưỡi bé làm theo biểu cảm đó thì cũng là điều vô cùng bình thường và không cần lo lắng.
Biểu hiện bệnh khi trẻ thường xuyên lè lưỡi
• Vấn đề trí tuệ
Khi bé lớn hơn, trí thông minh của bé không ngừng phát triển. Vì vậy, sau khi lớn bé rất dễ hứng thú với những điều thú vị từ thế giới bên ngoài nên số lần rơ lưỡi sẽ ít đi. Tuy nhiên, nếu sau ba tuổi mà bé vẫn lè lưỡi và chảy nước dãi một cách vô thức, lưỡi to bất thường ảnh hưởng tới việc ăn uống thì cha mẹ cần chú ý.
Lúc này bạn nên đưa trẻ đi khám toàn diện, có thể bé đã mắc bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và cần được điều trị càng sớm càng tốt.
• Trẻ bị tự kỷ
Đa phần trẻ bị tự kỷ thường thè lưỡi mất kiểm soát. Vì thế, nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ về thói quen này của bé, hãy đưa con tới bệnh viện để thăm khám nhé.
• Cơ miệng phát triển không bình thường
Trẻ sơ sinh lè lưỡi nhiều hơn bình thường có thể do sự phát triển bất thường của cơ miệng hay mạch máu. Nó cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề về khối u hay suy tuyến giáp.
• Mắc bệnh về mũi
Khi bé thở bằng miệng, bé thường kèm theo hành động thè lưỡi, có thể là do bị ho, cảm lạnh, nghẹt mũi, dị ứng, viêm amidan.
• Loét trong miệng
Nếu có vết loét hoặc mụn rộp trong miệng trẻ trẻ cũng sẽ lè lưỡi. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ lớn hơn. Trẻ sơ sinh hiếm khi bị như vậy, nhưng một khi đã xảy ra thì vẫn phải chú ý.
Theo Mộc - VietNamNet
-
Làm mẹ11 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ14 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ17 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ2 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.