- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bi kịch từ món thịt bò kết liễu cuộc đời cả bố lẫn mẹ và câu hỏi giật mình: Bạn có biết phương pháp nào để biến con thành bất hạnh?
Không ai ngờ một người từng tốt nghiệp Đại học Sư phạm lại có hành động mất nhân tính đến như vậy.
- Bé trai 5 tuổi ngủ trưa ở trường mẫu giáo không bao giờ tỉnh lại, bác sĩ tìm ra nguyên nhân, phụ huynh và giáo viên ngã quỵ
- 3 hành vi của trẻ bị hiểu lầm là EQ cao, thật ra chúng là biểu hiện của khao khát thầm kín thường bị bố mẹ bỏ qua
- Con trai tiến sĩ quay về nhà "ăn bám", bố mẹ ân hận cả đời vì cách giáo dục sai lầm khiến tài năng con bị vùi dập
Một ngày, Dương Mỗ (32 tuổi), tốt nghiệp Đại học Sư phạm Vị Hà (Thiểm Tây) vào bếp nấu món thịt bò mời bố mẹ. Đáng nói, trong món ăn này, anh ta bỏ thêm hỗn hợp chất độc có chứa nitrite (muối diêm). Cậu con trai gắp miếng thịt cho bố mẹ, nhưng hai ông bà nhường phần cho con. Mỗ tiếp tục bỏ nitrite vào nước cho bố mẹ uống. Anh ta nhìn cha mẹ mình vật lộn, rồi mở bình xăng để tạo ra cảnh ngộ độc khí gây tử vong.
Đây là vụ án chấn động Trung Quốc năm 2018. Dương Mỗ là con một trong gia đình nên được cha mẹ rất mực cưng chiều, làm hết mọi thứ. Đến khi ra xã hội, nếm trải những khó khăn, anh ta mới thấy cuộc sống không hề dễ dàng.
Mọi đứa trẻ sinh ra đều vô tội, nhưng một sự giáo dục sai lầm có thể khiến chúng hư hỏng.
Để kiếm tiền một cách nhanh chóng, Mỗ mua bảo hiểm cho cha mẹ, bao gồm cả tai nạn ngoài ý muốn và thương tật cao. Và đó cũng là nguyên nhân dẫn tới tấn bi kịch cho cả gia đình. Hậu quả này tất nhiên do sự mất nhân tính của Dương, nhưng lý do sâu xa hơn là tình yêu quá mức của cha mẹ dành cho hắn.
Trước đó, dư luận nước này cũng xôn xao trước thông tin một cô gái đánh mẹ giữa đường phố đông đúc tại thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên vì mâu thuẫn nhỏ. Đáng nói là bà mẹ khi thấy mọi người lớn tiếng mắng con mình về cách hành xử đã vội vàng bênh và ngăn không cho mọi người chỉ trích. Cô con gái ngừng tay, nhưng đe dọa về nhà... xử lý tiếp.
Nhiều cha mẹ cho đi mọi thứ, nhưng không thể dạy một đứa trẻ học cách biết ơn
Mọi đứa trẻ sinh ra đều vô tội, nhưng một sự giáo dục sai lầm có thể khiến chúng hư hỏng. Rất nhiều bố mẹ đã vắt hết sức lực để cung phụng và làm hài lòng đứa con của mình. Thế nhưng có những đứa trẻ chưa bao giờ cảm thấy sự hy sinh đó là đủ. Một nhà triết học Pháp từng nói: "Bạn có biết phương pháp nào để biến con thành bất hạnh? Chính là chiều theo ý con". Thuật ngữ về Hội chứng đứa trẻ được nuông chiều được cố vấn gia đình Maggie Mamen đặt ra sau hai mươi năm kinh nghiệm của bà trong việc giải quyết các vấn đề tâm lý của trẻ em.
Aparna Samuel Balasundaram, nhà trị liệu tâm lý và một chuyên gia về Cha mẹ và Trẻ em cho rằng: Yêu thương con không giống như nuông chiều con. Trao những cái ôm, nói với con rằng bạn yêu con, dành thời gian cho con, giúp con học tập... không phải là nuông chiều! Nuông chiều là đối xử với con bạn bằng sự quan tâm quá mức. Vì vậy, nếu bạn luôn thấy mình dọn dẹp đống bừa bộn của con mình, đóng gói cặp sách, mài bút chì, làm tất cả bài tập về nhà của con, nhượng bộ khi con nhõng nhẽo vì có thêm thời gian xem TV hoặc ăn sôcôla, mua cho con bất cứ thứ gì con yêu cầu... thì bạn đang nuông chiều và làm hư con mình.
Nuông chiều được định nghĩa là hành động đáp ứng hoặc thỏa mãn ham muốn một cách thái quá dẫn đến ảnh hưởng xấu đến tính cách, bản chất hoặc thái độ của một người. Một đứa trẻ được bảo bọc từ nhỏ, cơm bưng nước rót, muốn gì được nấy mà không biết những thứ đó từ đâu ra thì lớn lên chắc chắn sẽ thành một con người chỉ quen hưởng thụ, nếu không được đáp ứng sẽ quay lại oán trách cha mẹ.
Biểu hiện của gia đình quá nuông chiều con thể hiện ở những điều sau: - Bố mẹ luôn sợ con bị bắt nạt, luôn lo lắng bởi không cung cấp đủ những thứ chúng yêu cầu. - Khi đứa trẻ phạm sai lầm, chúng không được nhắc nhở và sửa chữa kịp thời. - Khi đứa trẻ bị xã hội lên án về hành vi sai trái, cha mẹ luôn nhận lỗi thay con, thậm chí chi rất nhiều tiền để con cái thoát khỏi hình phạt. |
Thực tế, trẻ em được sinh ra với mong muốn bẩm sinh để làm những việc cho mình. Là cha mẹ, chúng ta đã quen thuộc với các mốc thể chất tiến triển từ bò, đứng và đi - đến chạy. Tương tự, trẻ em cũng có những cột mốc tâm lý xã hội cần đạt được.
Bố mẹ thông minh phải biết cách làm con "khổ". Trong thực tế, không phải đứa trẻ nào chịu khổ rất nhiều, sau này tài năng càng nhiều, cũng không phải vì thế mà đứa trẻ sẽ càng trưởng thành. Ý nghĩa của việc cho con chịu khổ ở đây là để con rèn giũa khả năng vượt qua và hạnh phúc có được sau khi đánh bại đau khổ, con biết cảm thông, biết suy nghĩ.
Hãy biết cách nói không trước những đòi hỏi của con. Hãy để con bạn làm những việc mà trẻ có khả năng làm, không cần giúp đỡ và quan tâm quá mức, trừ khi thực sự cần thiết. Đừng lao vào để giúp con bạn khi có dấu hiệu khó khăn nhỏ nhất. Hãy để chúng học hỏi và phát triển. Nếu bạn luôn ở bên để hỗ trợ con khi có dấu hiệu khó khăn nhỏ nhất, bạn sẽ chỉ tước đi vô số cơ hội quan trọng đối với sự phát triển của con mình mà thôi.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Làm mẹ1 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ14 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ19 giờ trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ22 giờ trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ1 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcChuyện căng thẳng trong gia đình chị Thuận (ở quận Tân Bình, TPHCM) bắt đầu từ việc cậu con trai tốt nghiệp đại học, xin được việc làm và muốn bố mẹ cho ra… ở riêng.
-
Làm mẹ4 ngày trướcThiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu dinh dưỡng hay gặp nhất và chiếm tỷ lệ cao ở trẻ nhỏ. Sau khi sinh thì sữa mẹ là nguồn cung cấp sắt duy nhất, sắt trong sữa mẹ tuy ít nhưng tỷ lệ hấp thu cao. Nếu không được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.