- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Từ vụ bé gái 2 tuổi bị đánh dã man ở trường mầm non: Bố mẹ cần làm gì khi con có khuynh hướng bạo lực?
Vụ việc như một hồi chuông cảnh báo về cách chăm sóc và nuôi dạy trẻ em của một số gia đình hiện nay.
- Chuẩn bị cho mùa Đông rét đậm, rét hại, cha mẹ cần làm tốt 10 điều này để bảo vệ con cái
- Chiếc bàn cường lực kính sắp đổ xuống người con trai, người mẹ có pha cản phá cực nhanh cứu con khỏi nguy hiểm
- Bé gái 2 tuổi bị bạn đánh dã man trong lớp tại Bắc Giang: Phụ huynh có nên dạy con cách tự vệ từ bé?
Bé trai đánh đập dã man bạn học cùng lớp
Những ngày gần đây, sự việc một bé gái 2 tuổi bị bạn đánh đập dã man tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn Bắc Giang đã khiến dư luận không khỏi phẫn nộ. Theo đó, từ đoạn clip được trích xuất từ camera an ninh trong lớp học, trong lớp có khoảng 8 bé, cửa lớp đóng và cô giáo không có mặt. Một bé gái đang ngồi riêng 1 mình thì bị bé trai mặc áo màu xanh liên tục đánh, đá mạnh vào người.
Thậm chí, bé trai này còn dùng chân đạp vào người, ngồi cả lên người bé gái. Bị đánh tới tấp, bé gái sợ đến khóc thét, giãy giụa. Loạt hành động dúi bé xuống nền nhà, đập đầu vào tường tiếp theo đó khiến người xem không khỏi hoảng sợ. Khi sự việc xảy ra, bé gái liên tục khóc thét nhưng phải đến 5 phút sau, cô giáo mới mở cửa bước vào, bé gái vội chạy về phía cô giáo.
Bên cạnh sự thương xót bé gái là nạn nhân trong vụ việc và bức xúc trước hành vi vô trách nhiệm của giáo viên thì nhiều người còn không khỏi phẫn nộ với những hành động bạo lực đến kinh hoàng của bé trai. Nhiều phụ huynh thừa nhận hình ảnh này gây ám ảnh tới mức họ không dám xem hết clip và không hiểu vì lý do gì cậu bé lại bạo lực đến như vậy. Hậu quả để lại là những vết bầm tím lẫn vết thương chi chít trên mặt và người bé gái, thêm vào đó là tổn thương về mặt tinh thần khó mà bù đắp được.
Hiện tại, cơ sở mầm non đã bị đình chỉ hoạt động và phía gia đình bé gái vẫn tiếp tục yêu cầu pháp luật làm rõ trách nhiệm của những bên liên quan. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc không biết bố mẹ bé trai kia sẽ có cách xử lý tình huống thế nào khi con mình chính là người gây ra vụ việc nghiêm trọng đến như vậy. Và nhiều phụ huynh băn khoăn phải làm thế nào nếu con mình cũng rơi vào tình huống tương tự như thế.
Hành động của bé trai khiến người xem cảm thấy ám ảnh vì quá bạo lực.
Nguyên nhân trẻ hay đánh bạn và có xu hướng bạo lực
Với các bạn nhỏ từ 1 đến 3 tuổi thì đây là độ tuổi hành vi và nhận biết đang dần hình thành và phát triển. Việc đánh hay tranh giành nếu cha mẹ chưa từng dạy và hướng dẫn thì ngay bản thân trẻ cũng không nhận biết được đó là hành vi có xu hướng bạo lực. Thực chất, trẻ đánh những người xung quanh vì trẻ thiếu những kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, thiếu khả năng kiểm soát xung lực để điều khiển hành vi, cũng như muốn khẳng định sự độc lập của bản thân.
Ngoài ra, phản ứng và hành vi bạo lực của trẻ còn do trẻ bắt chước hành vi đánh đòn từ cha mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp. Tuy nhiên, nếu sự việc này xảy ra thường xuyên, không có sự ngăn chặn, thì nguy cơ phát triển xu hướng bạo lực của trẻ hoàn toàn không thể tránh khỏi. Để tìm được giải pháp cho việc trẻ hay đánh bạn và có xu hướng bạo lực, trước tiên hãy xem xét những nguyên nhân dẫn đến hành động đó của trẻ.
Theo nhiều phụ huynh, một đứa trẻ có xu hướng bạo lực thì nguyên nhân chính là từ phía gia đình. Một đứa trẻ sẽ bắt chước rất nhanh và học theo cách ứng xử của bố mẹ với nhau và của bố mẹ với bản thân trẻ. Tính cách hay lối sống của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý của con. Nếu cha mẹ hay quát mắng thậm chí đánh đập trẻ thì dần dần sẽ hình thành hung tính cho đứa trẻ đó.
Khi bố mẹ sử dụng bạo lực để khiến trẻ phải nghe lời, làm theo khuôn phép hay yêu cầu của người lớn, có thể ngay lúc đó bé sẽ nghe theo nhưng ngấm ngầm bên trong bé là sự phản kháng và tổn thương. Bé sẽ lặp lại hành động đó một cách vô thức lên bạn bè hay anh chị em của bé.
Những vết bầm trên người bé gái khiến ai cũng xót xa.
Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ có xu hướng bạo lực
Tính cách của mỗi đứa trẻ hoàn toàn không hề giống nhau và có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, nếu phát hiện con có những dấu hiệu thiên về xu hướng bạo lực thì phụ huynh, bố mẹ nên chú ý để có thể kịp thời uốn nắn con ngay từ sớm. Từ khi con còn nhỏ, hãy chú ý quan sát những hành vi, cảm xúc của con trong tất cả các sinh hoạt thường ngày. Một số dấu hiệu chứng tỏ trẻ có xu hướng bạo lực bố có thể lưu ý như:
- Con rất hay nổi nóng, mất bình tĩnh, không kiểm soát được cơn giận.
- Hay đe dọa tấn công bạo lực người khác.
- Thích thú trong việc phá hủy đồ đạc, vật dụng xung quanh.
- Thường xuyên suy luận, tính toán về những kế hoạch thực hiện các hành động bạo lực.
- Thường xuyên gây hấn với bạn bè.
- Luôn miệng nói về những hành động mạo hiểm.
- Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao trở thành người mang xu hướng thích bạo lực trong tương lai nếu ngay từ nhỏ con chịu tác động bởi những yếu tố như bị lạm dụng về thể xác, bị đánh đập, bạo hành, có bố mẹ, người thân thường xuyên sử dụng bạo lực.
- Việc xem những bộ phim hoặc tiếp xúc với hình ảnh mang tính bạo lực từ sớm cũng khiến bé sớm hình thành những suy nghĩ liên quan đến điều này.
Cơ sở mầm non nơi xảy ra vụ việc đã bị đình chỉ hoạt động.
Cần làm gì khi phát hiện con có khuynh hướng bạo lực?
- Sửa đổi ngay từ bản thân mình, từ hành động đến lời nói và cách ứng xử với bé trong giao tiếp hàng ngày. Trẻ chính là tấm gương phản chiếu của bố mẹ nên khi con có những biểu hiện của tính bạo lực, bố mẹ cần uốn nắn dần dần.
- Kiên nhẫn và từ từ, không nên đốt cháy giai đoạn, áp đặt trẻ. Hãy làm gương cho con trước khi trách mắng bé về việc trẻ hay đánh bạn. Cố gắng tâm sự, nói những lời yêu thương hàng ngày với con, thay vì dọa dẫm, đánh đập vì hãy tìm cách xử lý thích hợp hơn khi con phạm lỗi.
- Xem xét con xuất hiện những hành vi, biểu hiện đó trong hoàn cảnh như thế nào và dựa vào diễn biến hành động cụ thể của con để có cách xử trí, uốn nắn sao cho phù hợp với độ tuổi và cá tính riêng của từng bé. Nếu nhận ra con thường xuyên mất bình tĩnh, có xu hướng thích bạo lực từ nhỏ, bố nên là người nghiêm khắc chấn chỉnh lại các hành vi của con.
- Ngoài ra, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chia sẻ, trò chuyện, chơi những trò chơi lành mạnh cùng con, không cho con tiếp xúc với phim ảnh, đồ vật mang hơi hướng bạo lực. Nếu trẻ đang ở độ tuổi đi học, bố cần kết hợp với nhà trường, giáo viên đứng lớp của con để theo sát con trong thời gian đi học.
- Trong trường hợp phát hiện con có những dấu hiệu bạo lực nghiêm trọng mà mình không thể kiểm soát được, bố nên nhanh chóng đưa con đi thăm khám ở những địa chỉ uy tín, trao đổi cùng các chuyên gia tâm lý để có hướng phát hiện và xử lý kịp thời để tránh dẫn đến các hậu quả đáng tiếc về sau.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Làm mẹ14 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ17 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ20 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ2 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.