- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bức ảnh hai đứa trẻ giữa khu chợ khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình xem lại cách nuôi dạy con
Giữa khu chợ nhộn nhịp, đầy người lớn, hai em nhỏ này đã trở thành khung cảnh "đặc biệt" nhất.
Từng có một câu chuyện gây chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc:
Sáng sớm, tại một quán bán bánh mì ở Thanh Đảo, cậu bé 11 tuổi mải mê lăn bột bất chấp thời tiết lạnh giá.
Cậu bé 11 tuổi mải mê lăn bột bất chấp thời tiết lạnh giá.
Em đeo khẩu trang và tạp dề, kỹ thuật nhào bột điêu luyện như một "đầu bếp bậc thầy". Cô em gái bên cạnh chỉ mới 6 tuổi cũng giúp việc ở quầy hàng giống như anh.
Giữa khu chợ nhộn nhịp, đầy người lớn, cậu em trai nhỏ này đã trở thành khung cảnh "đặc biệt" nhất.
Đang ngày nghỉ, những đứa trẻ khác ngủ và chơi ở nhà nhưng hai đứa trẻ này vẫn thức dậy từ lúc 3, 4 giờ sáng để giúp cha mẹ.
Thấm thoát đã suốt 4 năm nhưng chưa bao giờ hai đứa trẻ trì hoãn việc học của mình.
Bé gái chỉ mới 6 tuổi cũng giúp việc ở quầy hàng giống như anh.
Kỳ thi cuối kỳ của cậu bé đạt 3 điểm A, điểm thường ở mức tốt. Em rất ít khi chơi điện thoại di động mà tập trung hơn vào việc đọc sách, mỗi ngày đọc một cuốn sách.
Nói về ước mơ tương lai, đôi mắt em lấp lánh: "Lớn lên em sẽ học ngành Y. Tốt nhất nên làm bác sĩ quân đội".
Khi được hỏi có ghen tị với những người bạn cùng lớp được vui vẻ vào ngày nghỉ không, cậu bé thẳng thắn nói rằng mình "không ghen tị lắm" vì hoàn cảnh mỗi người đều khác nhau.
Khi được hỏi tại sao không ngủ ở nhà, em nói mình không thể ngủ ngon vì luôn nghĩ đến bố mẹ vất vả và "giúp đỡ bố mẹ còn quan trọng hơn việc chơi đùa".
Ngay từ nhỏ đã biết thông cảm với cha mẹ và sẵn sàng hy sinh thời gian nghỉ ngơi, rời xa chăn nệm êm đềm để đến chợ phụ giúp. Không phải tất cả trẻ em đều có thể làm được điều này.
Những đứa trẻ "được nuôi trong lồng son" lớn lên khó thành công
Trẻ em ngày nay thiếu độc lập và tự chủ hơn những thế hệ trước. Ngày càng ít trẻ đi bộ một mình đến trường, tự đạp xe dạo quanh khu phố hay giúp cha mẹ việc vặt.
Theo The Wall Street Journal, tại Mỹ, cha mẹ có thể bị buộc tội nếu để con ra ngoài hoặc chơi đùa mà không giám sát.
Tuy nhiên, bao bọc con cái quá mức lại dẫn đến những tác hại khôn lường.
Cha mẹ bao bọc quá mức có thể tạo ra một đứa trẻ không sẵn sàng để đối phó với những biến cố trong cuộc sống theo cách của chúng.
Trẻ sẽ quen với việc cha mẹ lên kế hoạch và dọn dẹp "đống lộn xộn" mà chúng tạo ra. Đến nỗi, các con sẽ cảm thấy bất lực khi đối mặt với những thách thức nhỏ chứ chưa nói đến những trở ngại lớn.
Nếu con cảm thấy ngột ngạt trong sự bao bọc của cha mẹ, chúng có thể bắt đầu nói dối.
Cha mẹ bao bọc quá mức có thể tạo ra một đứa trẻ không sẵn sàng để đối phó với những biến cố trong cuộc sống theo cách của chúng. Ảnh minh họa
Nếu trẻ cảm thấy không thể đối mặt với áp lực từ những kỳ vọng không thực tế hoặc từ những quy tắc nghiêm ngặt, trẻ có thể bóp méo sự thật để thao túng kết quả và thay đổi phản ứng dự đoán của cha mẹ.
Nếu trẻ luôn chỉ mong chờ được sà vào lòng cha mẹ để được an ủi và che chở, chúng có thể không phát triển lòng tự trọng cần thiết để trở thành người tự đứng lên vì bản thân.
Nếu bạn làm mọi thứ cho trẻ (từ việc nhà cơ bản đến hoàn thành bài tập ở trường), trẻ có thể bắt đầu mong đợi bạn làm những việc đơn giản khác mà chúng có thể và nên tự làm. Thay vì đón nhận những thử thách mới, trẻ sẽ chờ người khác xử lý vấn đề.
Nếu bạn ngăn trẻ làm những việc có thể mang lại kết quả tiêu cực nhưng tương đối vô hại, chúng có thể trở nên sợ hãi khi thử những điều mới. Trẻ có thể lo lắng rằng mình sẽ bị tổn thương hoặc bị từ chối và cuối cùng là trốn tránh những trải nghiệm.
Những thế hệ trước có rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ như vô tư đạp xe hay chơi bài với những đứa trẻ khác trong khu phố mà không có phụ huynh "kè kè" bên cạnh. Nhưng ngày nay, mọi thứ thay đổi với những lo lắng của phụ huynh.
Nhìn chung, để con tự lập khi ở ngoài có thể là thách thức lớn với nhiều cha mẹ. Tuy nhiên, Anne Marie Albano, giám đốc một bệnh viện về tâm lý ở New York, nhắc nhở phụ huynh rằng, mục tiêu cuối cùng là để con cái tự lập khi rời nhà vào đại học hoặc đi làm.
"Nếu hôm nay con bạn không làm việc nhà, đừng ngạc nhiên nếu sau này chúng gặp khó khăn khi làm việc chung với đồng nghiệp". Đây là thông điệp của Julie Lythcott-Haims, tác giả cuốn sách: How To Raise An Adult (Tạm dịch: Làm sao để con trưởng thành), đồng thời là cựu sinh viên của Đại học Standford.
Trong một bài nói chuyện với chương trình TED Talks, Lythcott-Haims nhấn mạnh về sự thay đổi từ một đứa trẻ siêng năng đến một người thành công sau này đều bắt đầu từ làm việc nhà.
Khi một đứa trẻ được bố mẹ dạy làm việc nhà, tương lai chúng sẽ trở thành một người biết hợp tác với đồng nghiệp. Khi gặp khó khăn, chúng biết cách giải quyết vấn đề và có xu hướng hoàn thành mọi thứ một cách độc lập.
Một nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cũng đã phát hiện ra những tính bước ngoặc về các yếu tố thúc đẩy hạnh phúc của con người.
Một trong các yếu tố đó chính là những người làm việc nhà nhiều trong thời thơ ấu sẽ hạnh phúc hơn sau này.
"Bằng cách bắt trẻ làm việc nhà như đổ rác, gấp quần áo, trẻ sẽ nhận ra rằng bản thân cần phải làm việc để trở thành một phần trong cuộc sống", Lythcott-Haims nói.
Lythcott-Haims cũng chia sẻ rằng, mình từng nuôi dạy 2 đứa con như thể chúng là những cây bonsai mỏng manh. Khi muốn cắt tỉa, cô luôn đảm bảo rằng mình không làm ảnh hưởng tới vẻ đẹp của cái cây.
Nhưng theo thời gian, cô nhận ra con cái không phải là cây cảnh, trẻ rất dễ bị tổn thương.
Những đứa trẻ giống như bông hoa dại và cô sẽ nuôi nấng theo kiểu để chúng tự phát triển, tự sinh sôi nảy nở mà không cần có cô bên cạnh.
Khi một đứa trẻ được bố mẹ dạy làm việc nhà, tương lai chúng sẽ biết cách giải quyết vấn đề và có xu hướng hoàn thành mọi thứ một cách độc lập. Ảnh minh họa
Những đứa trẻ lớn lên sẽ là người hiếu thảo, cha mẹ về già thảnh thơi
Đức tính hiếu thảo của trẻ thường bộc lộ ngay từ ngày nhỏ. Cha mẹ có thể thấy điều này thông qua cách ứng xử hàng ngày của con.
Chủ động giúp đỡ bố mẹ
Ngày nay, điều kiện sống của trẻ em tương đối sung túc. Không ít gia đình có người giúp việc, bảo mẫu phụ trách việc chăm sóc trẻ và trẻ chỉ cần ngoan ngoãn ngồi chơi đồ chơi là được.
Khi cha mẹ bận rộn, họ cũng chỉ cần con cái không làm phiền mình. Họ chẳng mong đợi việc con cái giúp đỡ công việc nhà.
Nhiều phụ huynh còn không dám cho con làm việc nhà vì lo không an toàn, hỏng hóc đồ đạc,...
Bên cạnh những đứa trẻ vô tâm thì có một số trẻ rất để ý khi cha mẹ bận rộn sẽ chủ động giúp đỡ trong khả năng của mình.
Dù đôi khi con hơi chậm chạp, không giúp mấy được cho cha mẹ. Nhưng với họ đây là điều hạnh phúc, ngọt ngào nhất. Vì con biết nghĩ, biết quan tâm đến cha mẹ.
Biết đồng cảm
Một đứa trẻ biết đồng cảm ngay từ khi còn nhỏ cũng như biết nghĩ cho người khác trước khi nghĩ đến những lợi ích cá nhân là một trong những dấu hiệu cho thấy sẽ là người con biết hiếu thuận trong tương lai.
Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ biết đồng cảm thường sẽ dành tình yêu thương với cha mẹ và mọi người xung quanh.
Vì thế, tương lai sẽ là những đứa con mà cha mẹ có thể nương tựa khi về già.
Ngược lại, với những đứa trẻ không có biết đồng cảm, ích kỷ cũng như chỉ quan tâm đến điêu bản thân yêu thì sẽ rất khó biết cách thể hiện hiếu thuận.
Cha mẹ hãy đồng hành và chỉ dẫn, uốn nắn để các con học được tính cách tốt để giúp cho các bé có một tương lai tốt hơn.
Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ biết đồng cảm tương lai sẽ là những đứa con mà cha mẹ có thể nương tựa khi về già. Ảnh minh họa
Chăm sóc khi cha mẹ bệnh
Khi cha mẹ ốm, một số trẻ ban đầu có thể chăm sóc rất chu đáo nhưng rồi sau đó, trẻ bắt đầu thấy mệt, khó chịu. Bởi trẻ cảm thấy cha mẹ đang gây ảnh hưởng đến công việc của mình.
"Tại mẹ ốm mà mình không được đi chơi", "Tại bố ốm mà phải tắt tivi cho bố ngủ",.., - một số trẻ có thể suy nghĩ như vậy. Tuy rằng trẻ vẫn chăm sóc cha mẹ nhưng lại trở nên nóng nảy hơn.
Ngược lại, nếu trẻ có thể kiên nhẫn chăm sóc cha mẹ mà không phàn nàn một lời thì trẻ thực sự rất có hiếu.
Khi cha mẹ về già cũng không phải lo lắng vỉ con cái rất hiếu thảo, chắc chắn sẽ chăm sóc chu đáo đấng sinh thành chu đáo.
Lòng biết ơn
Lòng biết ơn cũng được xem là một trong yếu tố thể hiện đến việc con có lòng hiếu thuận với cha mẹ, người thân hay không.
Khi đứa trẻ sinh trưởng trong một gia đình được yêu chiều, có sự chăm sóc đầy đủ nên các bé thường có suy nghĩ mặc điều đó là điều hiển nhiên.
Cha mẹ hãy định hướng và dạy con biết về tầm quan trọng của lòng biết ơn ngay từ những điều nhỏ nhất cũng như biết nói 2 từ "cảm ơn" và "xin lỗi" đúng lúc và đúng ngữ cảnh.
Ít khi đưa ra những yêu cầu quá đáng
Một số trẻ em thường đưa ra những yêu cầu quá sức đối với cha mẹ.
Nếu cha mẹ không thể mua thứ chúng muốn, chúng sẽ phản ứng ngược lại và có thể gây ra nhiều rắc rối khác.
Đây có thể là một biểu hiện của những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều thái quá. Từ đó, chúng sẽ phát sinh tâm lý muốn gì được nấy.
Nếu không có được, chúng sẽ tìm đến cha mẹ để được giúp đỡ chứ không có ý chí phấn đấu tự đạt được.
Trái lại, những đứa trẻ ít khi đưa ra những yêu cầu vượt quá khả năng của cha mẹ khi lớn lên có thể trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn.
Hơn nữa, chúng còn có sự thấu hiểu, quan tâm và san sẻ với hoàn cảnh của gia đình và cả những người xung quanh.
Theo Gia đình và xã hội
-
Làm mẹ3 giờ trướcCô bé Trung Quốc trốn học bài bằng cách dùng quần áo làm một hình nộm thay thế mình ngồi vào bàn, còn mình trốn ra gần đó để chơi đùa.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCó những việc cha mẹ cấm đoán để giúp con an toàn, nhưng lại không biết rằng tất cả những trải nghiệm đó khiến trẻ học hỏi được nhiều hơn, biết cách sinh tồn với cuộc sống sau này.
-
Làm mẹ4 ngày trướcDo mâu thuẫn tình cảm cặp vợ chồng đã đệ đơn ly hôn, yêu cầu xác định quyền nuôi con và chia tiền lì xì của 2 con gái.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha mẹ thường nói KHÔNG với những điều này vì muốn tốt cho con.
-
Làm mẹ5 ngày trướcHầu hết những học sinh giỏi đều có những đặc điểm này.
-
Làm mẹ6 ngày trướcSau khi kết hôn, người mẹ tốt nghiệp thạc sĩ trở về nước và đã từ bỏ cơ hội học cao hơn vì con. Tuy nhiên, một sai lầm trong cách dạy con đã khiến bà phải trả giá đắt.
-
Làm mẹ08/02/2025Kỳ vọng quá nhiều từ con có thể khiến cho cả phụ huynh và con cái cảm thấy khó khăn...
-
Làm mẹ07/02/2025Cha mẹ đừng quên rằng tuổi thơ của con chỉ có 1 lần thôi nhé.
-
Làm mẹ05/02/2025Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình thông minh xuất chúng, và khi đến tuổi đi học có thể trở thành đứa trẻ đạt thành tích cao mà không cần quá vất vả.
-
Làm mẹ30/01/2025Điều khiến không ít phụ huynh đau đầu trong mỗi dịp Tết đến xuân về là dạy con cách chi tiêu lì xì như thế nào cho hợp lí.