- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách cha mẹ Do Thái dạy con về tư duy tài chính và kỹ năng kiếm tiền từ 3 tuổi
Ở những nước phát triển, việc cho trẻ tiếp cận với các kênh giáo dục tài chính được áp dụng từ sớm. Người Do Thái còn lấy tiếng leng keng của đồng tiền để mừng trẻ ra đời.
Doanh nhân người Mỹ gốc Nhật Robert Kiyosaki, tác giả cuốn 'Cha giàu, cha nghèo' nói: "Nếu bạn không thể dạy con mình về tiền bạc, sau này sẽ có người khác thay thế bạn, chẳng hạn như chủ nợ, cảnh sát và thậm chí là những kẻ lừa đảo. Nếu để những người này giáo dục con bạn về tài chính, tôi sợ bạn và con cái của bạn sẽ phải trả cái giá đắt hơn".
Thế nhưng, phần nhiều các phụ huynh phương Đông thường nuôi dạy con theo quan điểm trẻ em còn nhỏ chỉ cần lo học hành, chuyện tiền bạc là trách nhiệm của người lớn. Chính vì vậy, họ rất hiếm khi dạy con về cách kiếm tiền. Trong khi tiền lại là một phương tiện chính yếu của cuộc sống. Thế rồi khi con lớn, phụ huynh lại kỳ vọng, áp lực con sớm thành tài, kiếm được nhiều tiền lo cho cuộc sống và báo hiếu bố mẹ.
Người Do Thái thì luôn tin rằng bố mẹ phải nên dạy con cách kiếm tiền từ "thuở còn thơ".
Theo người Do Thái, nguyên tắc có làm có hưởng sẽ rèn luyện kỹ năng sinh tồn của trẻ, nhất là kỹ năng quản lý tài sản, trước giờ họ không coi kiếm tiền là một nhu cầu phải đợi đến độ tuổi nhất định mới bắt đầu vun bồi. Giống như quan niệm "dạy con từ thủa còn thơ", họ luôn cho rằng "quản lý tài sản từ nhỏ" mới là phương pháp giáo dục tốt nhất.
Người Do Thái thường dạy con tư duy tài chính, cách kiếm tiền ngay từ bé. Ảnh minh họa
Từ 3 tuổi trẻ em đã được dạy về tiền
Thực tế người Do Thái không chỉ để lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kỹ năng tạo ra của cải cho con cháu mình, những thứ đó còn giá trị hơn tiền bạc. Và thứ giá trị ấy không đến từ sự kế thừa mà đến từ phương pháp giáo dục, cụ thể là những kỹ năng quản lý tài sản từ thủa nhỏ được người Do Thái nắm bắt và vận dụng.
Mark năm nay 3 tuổi, bố mẹ cậu đều là người Do Thái, hiện nay cả gia đình cậu đang sống ở Mỹ. Một hôm, khi cậu đang nghịch đá, bố cậu đứng bên liền hỏi: "Mark, hòn đá đó có thú vị không con?".
"Ồ, hay lắm bố ạ". Mark trả lời.
"Mark, bố có một ít đồng xu, bố nghĩ chơi đồng xu hay hơn những hòn đá kia, con có muốn thử không?". Bố mỉm cười nhìn Mark.
"Được ạ, được ạ, nhưng chơi đồng xu có thật sự thích không bố?". Mark ngẩng đầu lên hỏi.
"Đương nhiên rồi, con xem, đây là đồng 1 xu, đây là đồng 10 xu, đây là đồng 50 xu. Con có thể dùng nó mua đồ chơi mà con thích, ví dụ con thích xe tải đồ chơi, con có thể dùng 2 đồng 50 xu là mua được". Bố kiên nhẫn giảng giải.
"Ồ, nghe cũng hay đấy ạ. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được mệnh giá lớn nhỏ của nó, bố có thể nói lại cho con được không ạ?", Mark lễ phép hỏi bố.
"Đương nhiên là được, Mark, con xem này, đây là đồng 1 xu, đây là đồng 10 xu, đây là đồng 50 xu - đồng to nhất". Bố vừa trả lời vừa đưa từng đồng xu cho Mark.
Mark nhận đồng xu, tỉ mỉ quan sát rất lâu, sau đó vui mừng reo lên: "Oa, đồng 50 xu to quá, bây giờ con đã biết nó rồi. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được đồng 1 xu và 10 xu".
Bố xoa đầu Mark khen ngợi: "Mark của bố giỏi quá, trong thời gian ngắn đã biết phân biệt đồng 50 xu rồi. Đồng 1 xu và 10 xu, bố nghĩ con cũng sẽ phân biệt được nhanh thôi".
Người Do Thái ngoài việc hiểu giá trị của đồng tiền, còn truyền dạy những kiến thức đó cho con cái, để thế hệ sau hiểu được giá trị của nó. Ngày nay, ở Israel, giáo dục tài chính cho trẻ em là nhiệm vụ chung của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Dưới đây là một số mục tiêu về năng lực quản lý tài chính mà cha mẹ Do Thái yêu cầu ở con:
3 tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.
4 tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.
5 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.
6 tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.
7 tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không.
8 tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.
9 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.
10 tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn như mua giày trượt băng, ván trượt
11 tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi.
12 tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ kiếm được, có quan niệm tiết kiệm.
Từ 12 tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.
Giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền
Khi con cái bước vào năm cuối cấp 1, phụ huynh Do Thái sẽ mở cho chúng một tài khoản ngân hàng độc lập, gửi vào đó một khoản tiền, con số có thể coi là tiền lương một tháng cha mẹ thanh toán cho trẻ. Họ sốt sắng mở tài khoản cho con không phải để con thả sức tiêu tiền, cũng không phải họ quá nuông chiều con hay đỡ phải phát tiền một lần cho con, mà mục tiêu lớn hơn là quản lý tài sản.
Mỗi khi con cái sử dụng tiền không thỏa đáng, phụ huynh sẽ không dễ dàng bỏ qua cho chúng. Họ giải thích cho trẻ hiểu, nếu sắp tới con muốn có được thứ giá trị hơn, thì bắt buộc lúc này con chỉ được mua một vài thứ ít tiền. Có như vậy, trẻ mới có thể biết được hậu quả nghiêm trọng của việc chi tiêu qua đà, biết chịu trách nhiệm trước hành động chi tiêu của mình.
Trong gia đình người Do Thái, đa số trẻ em 10 tuổi đã hiểu ý nghĩa của việc dành dụm tiền. Đồng thời, cha mẹ cũng khuyến khích trẻ để dành một phần thu nhập, để mua những đồ mình thích. Khi trẻ dành dụm được một số tiền nhất định, cha mẹ còn định hướng để trẻ dùng số tiền ấy để đầu tư và giới thiệu những cách đầu tư an toàn cho trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ Do Thái khi đi mua sắm thường để trẻ so sánh giá cả của các loại sản phẩm khác nhau nhằm bồi dưỡng khả năng chi tiêu của trẻ. Ngoài ra, chúng ta đều biết người Do Thái rất coi trọng việc đọc sách, cha mẹ không chỉ cho trẻ đọc những cuốn sách kinh tế chính thống, mà còn mua cho trẻ rất nhiều tài liệu quảng cáo, giúp trẻ hiểu được bí mật đằng sau quảng cáo đó, tránh chi tiêu lãng phí.
5 giai đoạn giáo dục con quản lý tài sản của người Do Thái
Giai đoạn 1: Nhận biết tiền
Khi còn đang bi bô tập nói, các bậc cha mẹ Do Thái sẽ dạy chúng phân biệt tiền xu, tiền giấy, hiểu tiền có thể mua bất cứ thứ gì chúng muốn, tiền ở đâu mà có. Sau khái niệm và hứng thú sơ bộ với tiền bạc, họ đi sâu vào quản lý tài sản dùng tiền đổi vật.
Giai đoạn 2: Kỹ năng cầm tiền
Họ đặt ra các quy tắc khi cho con tiêu tiền, buộc chúng phải chịu trách nhiệm trước các hoạt động tiêu xài không hợp lý của mình. Từ đó giúp trẻ biết liệu cơm gắp mắm ngay từ nhỏ, biết cân nhắc đến các khoản chi tiêu sắp tới và kế hoạch chi tiêu lâu dài.
Giai đoạn 3: Kỹ năng kiếm tiền
Bên cạnh đề cao tiết kiệm chi tiêu, người Do Thái cũng dạy con tăng thu nhập cũng quan trọng không kém. Họ dạy con hiểu những quy tắc kiếm tiền, quay vòng vốn, hiểu những đạo lý đơn giản về báo đáp và thù lao qua ví dụ thực tế trong lao động.
Giai đoạn 4: Tri thức quản lý tài sản
Sau khi dạy con chi tiêu hợp lý, kiếm tiền hiệu quả, phụ huynh có thể cho con biết những tri thức quản lý tài sản cơ bản, hướng dẫn chúng thực hiện một vài cuộc đầu tư nhỏ.
Giai đoạn 5: Châm ngôn quản lý tài sản
Người Do Thái bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản cho con không nhắm mục đích biến trẻ thành cái máy kiếm tiền hay thần giữ của. Ngược lại họ coi giáo dục quản lý tài sản cũng là một cách giáo dục đạo đức hay giáo dục nhân cách. Mục đích để trẻ hiểu luân lý lao động, biết đầu tư và quản lý tài sản, không chỉ đơn thuần truyền bá tri thức, rèn kỹ năng sinh tồn mà ý nghĩa sâu xa là giúp con trẻ trang bị những hiểu biết cần thiết và giá trị đúng đắn của cuộc đời.
Theo GĐXH
-
Làm mẹ3 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ6 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ9 giờ trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ22 giờ trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ1 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ2 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐược ví như những bông tuyết, thế hệ học sinh, sinh viên gen Z, gen Alpha (sinh ra từ năm 2000 đến nay) vừa long lanh, vừa dễ gãy vỡ. Những gì các em biểu hiện chỉ là phần nổi của những tích tụ lâu ngày không được tháo gỡ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcỞ nhà “cháu nó ngoan lắm”, đến trường là trò giỏi nhưng ra đường, nhiều học sinh, sinh viên lột xác thành một con người khác khiến phụ huynh, giáo viên ngơ ngác “đứng hình”. Vậy điều gì đang xảy ra với nhiều bạn trẻ sinh trong khoảng năm 1997 - 2012?
-
Làm mẹ3 ngày trướcNếu thấy trẻ bị hẹp bao quy đầu cần được đến bệnh viện thăm khám. Không tự ý lộn bao quy đầu tại nhà bởi nó làm tăng nguy cơ thắt nghẹt, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ…
-
Làm mẹ4 ngày trướcChuyên gia khuyến cáo, việc sử dụng tràn lan các loại thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.