Cách giao tiếp với trẻ, để khi con lớn vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ

Trẻ đang nghĩ gì? Đang đối mặt với vấn đề gì? Thế giới nội tâm của trẻ giống như một chiếc hộp chứa đầy bí mật.

Để thực sự hiểu tâm lý của trẻ và tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, cha mẹ cần nỗ lực trong việc trao đổi với trẻ. Sau khi bước vào thế giới nội tâm của trẻ, cha mẹ và con cái có thể hòa hợp với nhau hơn. Tâm sự với con để con hiểu tình yêu của bố mẹ dành cho con lớn đến chừng nào, kể cho con nghe những câu chuyện bố mẹ đã làm khi bằng tuổi con… Có như vậy, con mới tin tưởng kể về chuyện học hành, tình cảm, những lo lắng, suy tư. Thông qua đó, bố mẹ có thể đưa ra những lời khuyên chân thành, giúp con giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống.

Cách giao tiếp giúp cha mẹ hiểu con mình hơn và khiến trẻ thích nói chuyện với bạn hơn.

Giao tiếp ngôn ngữ

Nghe

Lắng nghe là điều kiện tiên quyết để giao tiếp hiệu quả với trẻ. Nếu cha nẹ không biết lắng nghe con, sẽ không biết trẻ đang nghĩ gì. Khi trẻ nói, cha mẹ hãy lắng nghe một cách cẩn thận. Chỉ khi trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ, trẻ mới sẵn lòng nói tất cả mọi điều với bạn.

Hỏi, trả lời 


Khi trẻ hỏi “Đây là cái gì?” “Tại sao?” “Tại sao lại thế này?”, Cha mẹ cố gắng đừng tỏ ra khó chịu hay không cho phép trẻ hỏi thêm. Điều này chỉ làm tăng thêm sự tò mò và khát khao hiểu biết của trẻ hơn mà thôi. Đồng thời, cha mẹ phải kiên nhẫn trả lời câu hỏi của trẻ, đôi khi có thể dùng ngôn ngữ của trẻ để trả lời. 

Khuyến khích

Cha mẹ biết khuyến khích sự tiến bộ của trẻ, trẻ sẽ phát huy hết khả năng của mình và làm mọi thứ tốt hơn. Sự đánh giá cao nỗ lực của trẻ của cha mẹ cho phép trẻ duy trì, phát huy những ưu điểm của bản thân, đồng thời trẻ cũng sẽ cảm thấy sự đánh giá của cha mẹ là nghiêm túc và chân thành. 


Phê bình

Cách giao tiếp với trẻ, để khi con lớn vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ-1

Phê bình trẻ một cách khách quan, nên nhớ phê bình không phải là buộc tội. (Ảnh minh họa)


Không phê bình trẻ trước mặt mọi người, không phê bình trẻ trong bàn ăn, hãy phê bình trẻ một cách khách quan, chỉ bàn bạc vấn đề, phê bình không phải là buộc tội.

Trò chuyện

Hãy tìm những chủ đề trò chuyện phù hợp. Đừng giới hạn bản thân trong vấn đề học tập của trẻ. Cha mẹ có thể nói về những chủ đề mà trẻ hứng thú, về những điều mới lạ con muốn khám phá. Cha mẹ nên hình thành thói quen trò chuyện với con thường xuyên, nửa giờ sau bữa ăn tối hoặc nửa giờ trước khi đi ngủ mỗi ngày, để nâng cao sự hiểu biết và tình cảm của cả cha mẹ - con cái.

Xin lỗi

Cha mẹ khi làm sai thì nên dám nhận lỗi và xin lỗi con, nếu xấu hổ không dám nói thẳng thì cũng có thể viết thư xin lỗi con.

Giao tiếp phi ngôn ngữ

Nụ cười, ánh mắt, cử chỉ

 

Cách giao tiếp với trẻ, để khi con lớn vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ-2
1 nụ cười, 1 ánh mặt trìu mến, 1 cái ôm thật chân thành…có thể giúp xoa dịu cảm xúc của trẻ. (Ảnh minh họa)


1 nụ cười, 1 ánh mặt trìu mến, 1 cái ôm thật chân thành… có thể giúp xoa dịu cảm xúc, động viên trẻ cố gắng mỗi khi gặp chuyện buồn hay vui trong cuộc sống.  Thông qua biểu hiện thể chất, hãy để trẻ cảm thấy được yêu thương của cha mẹ dành cho con cái lớn đến nhường nào. 

Im lặng

Cha mẹ có thể im lặng. Khi cảm xúc của trẻ quá mãnh liệt, cha mẹ có thể im lặng và tránh nói những điều làm trẻ tổn thương. Điều này có thể giúp cả cha mẹ và trẻ bình tĩnh hơn và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Làm gương cho con 

Cha mẹ hãy chú ý lời nói và việc làm hàng ngày của mình, phấn đấu làm gương sáng cho con cái.

Giao tiếp bằng hoạt động 

Đồng hành cùng trẻ 

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để đồng hành cùng con. Nếu không thể đồng hành cùng con mỗi ngày, hãy cố gắng đừng xa con trong thời gian dài.

Cùng học 

Cha mẹ và con cái có thể học cùng nhau. Đồng hành cùng trẻ trong việc học giúp cha mẹ nắm được khả năng học hiện tại của trẻ, đồng thời kích thích trẻ ham học hỏi hơn. 

Giao tiếp cảm xúc

Tôn trọng

Cách giao tiếp với trẻ, để khi con lớn vẫn cởi mở, gắn bó với bố mẹ-3

Cha mẹ cần tôn trọng tính cách, ý kiến và cảm xúc của trẻ. (Ảnh minh họa)


Tôn trọng tính cách của trẻ, ý kiến của trẻ, sở thích của trẻ, quyết định của trẻ, cảm xúc của trẻ và quyền riêng tư của trẻ.

Hiểu trẻ

Cần phải nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn dưới góc độ của trẻ, hiểu tâm trạng của trẻ, hiểu những thay đổi trong tuổi dậy thì của trẻ, hiểu được những ý kiến khác nhau của trẻ.

Không gian riêng

Hãy cho trẻ một khoảng thời gian và không gian nhất định để trẻ tự làm những việc của mình và bày tỏ suy nghĩ ý kiến của mình.

Sự khoan dung

Khoan dung những thành tích của trẻ, khoan dung những lỗi lầm của trẻ, khoan dung cho những khuyết điểm của trẻ; khoan dung cho những lời nói dối của trẻ; khoan dung cho những khiếm khuyết của trẻ.

 

 

Theo Tâm Bình - Vietnamnet


giao tiếp với con

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.