- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Camera ghi lại cảnh anh lớn và em bé ở nhà với nhau, nhiều người lập tức lên tiếng chỉ trích
Thấy hành động bé 4 tuổi làm, ai cũng trách người mẹ.
Trong nhà có một đứa trẻ vốn đã khiến cho nhiều bà mẹ bận tối mặt tối mày, đối với những gia đình từ 2 con trở lên, quả thực công việc hàng ngày của người mẹ là không thể nào đếm xuể. Điều này làm cho mẹ khó đảm bảo việc lúc nào cũng ở bên cạnh con 24/24. Vào những hoàn cảnh như thế, mẹ đành phải để các con tự chơi hoặc tự trông nom nhau. Tuy có thể giúp gắn kết tình anh chị em trong gia đình, nhưng nguy hiểm là điều không thể tránh khỏi.
Mới đây, hình ảnh trích ra từ camera được một bà mẹ chia sẻ trên nền tảng mạng xã hội xứ Trung đã thu hút lượt tương tác đông đảo từ dân mạng. Theo đó, bà mẹ này đã khoe khoảnh khắc ấm áp giữa hai con, anh trai lớn 4 tuổi đang chăm sóc em gái sơ sinh một cách vô cùng thành thục.
Bà mẹ cho biết, vì bận nấu ăn cho các con nên chị đã nhờ anh trai lớn trông em. Để có thể theo dõi mọi “nhất cử nhất động” của hai con, người mẹ vừa làm việc vừa xem camera trong phòng ngủ qua điện thoại di động. Được một lúc thì chị vô tình trông thấy cảnh tượng đáng yêu này, vì hạnh phúc nên người mẹ lập tức chia sẻ hình ảnh các con lên mạng.
Nhiều người dành lời khen cho sự hiểu chuyện của cậu bé 4 tuổi, còn nhỏ nhưng đã rất ra dáng anh trai. Tuy nhiên bên cạnh đó, một số cộng đồng mạng lên tiếng chỉ trích, phê bình bà mẹ vì đã liều lĩnh để 2 con nhỏ tự chăm sóc nhau, mà không có sự giám sát chặt chẽ của người lớn bên cạnh. Họ cho rằng, sự chủ quan của người mẹ có thể đẩy các con vào những tình huống không an toàn, bởi dù sao thì các bé đều còn rất nhỏ để tự bảo vệ bản thân.
Trên thực tế, tình huống con lớn có những hành vi vô ý gây hại cho con nhỏ không hiếm trong các gia đình. Suy cho cùng, nếu con lớn còn đang trong độ tuổi phát triển nhận thức, con chưa hiểu được ý nghĩa của hành động mình làm thì bố mẹ cũng sẽ khó kiểm soát được trường hợp như trên xảy ra. Tuy nhiên, khi sinh con thứ hai, việc bố mẹ hướng dẫn, dạy cho con lớn hiểu về sự tồn tại của em nhỏ, và trách nhiệm của anh chị lớn trong nhà là điều cực kỳ quan trọng.
Nếu anh chị dưới 18 tháng tuổi
Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triển về nhận thức về "sự tồn tại" của "2,3", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi em bé có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:
- Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.
- Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện.
Với anh chị lớn hơn 18 tháng
- Khi em bé vẫn chưa sinh ra
Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".
- Vào ngày em bé ra đời
Vào ngày em bé chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với em bé mới sinh này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1, thứ 2... vào.
- Khi cả hai bé cùng chơi với nhau
Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.
Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn truyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.
Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé.
Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ.
Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.
Theo Người đưa tin
-
Làm mẹ10 giờ trướcNgược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa hiếm muộn hơn 1 thập kỷ, cặp vợ chồng 8x bất ngờ nhận được niềm hạnh phúc gấp đôi
-
Làm mẹ1 ngày trướcĂn gì để thụ thai dễ là băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây là những loại thực phẩm tốt nhất cho cả trứng và tinh trùng để thụ thai dễ dàng.
-
Làm mẹ1 ngày trướcMuốn con thật sự hạnh phúc, cha mẹ cần lùi lại một bước, để con tự trải nghiệm và trưởng thành theo cách của riêng mình
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐể pha sữa cho trẻ, không nên sử dụng nước có chứa nhiều flo; nhiệt độ nước cũng cần phù hợp mới có thể hòa tan bột sữa mà không làm mất đi dưỡng chất quan trọng.
-
Làm mẹ2 ngày trướcLàm cha mẹ đơn thân không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn mà là số phận. Các vấn đề của cha mẹ đơn thân bao gồm phải thích nghi với việc thu nhập giảm, cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí là thay đổi nhà cửa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcTăng cường trí thông minh của con là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Song, không phải ai cũng hiểu rõ những yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ.
-
Làm mẹ3 ngày trướcSức mạnh của thói quen mạnh đến mức có thể đưa một người lên thiên đường hoặc kéo họ xuống địa ngục.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nuôi dưỡng một đứa trẻ thành tài không thể trong ngày một ngày hai mà cần cả quá trình rèn luyện.
-
Làm mẹ3 ngày trước"Chỉ vì quá vô tâm, không ít lần người mẹ ấy suýt đẩy con gái vào vùng không an toàn, tạo cơ hội cho đối tượng là người quen của gia đình quấy rối hoặc lạm dụng tình dục con mình" - chị Mai Chi, chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Đông Đô, Hà Nội, chia sẻ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcĐái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
-
Làm mẹ4 ngày trướcMang thai ở vết mổ đẻ cũ là một tình trạng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm cần xử lý y tế kịp thời. Sau phẫu thuật quá trình phục hồi không chỉ phụ thuộc vào chăm sóc y tế, chế độ ăn khoa học mà còn dựa vào việc thực hiện các bài tập luyện thể dục hợp lý.
-
Làm mẹ4 ngày trướcBất chấp quan niệm từ lâu rằng chỉ người mẹ mới nên hạn chế việc uống rượu trong quá trình mang thai, một nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy việc người bố uống rượu cũng mang lại tác động đáng lo ngại cho con cái sau này.
-
Làm mẹ6 ngày trướcĐối với những cha mẹ thông thái, họ có cách nuôi dạy con rất khác. Để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã áp dụng một số nguyên tắc dưới đây.