Cậu bé 8 tuổi phải vào viện cấp cứu sau khi được bà nặn mụn trên mũi, cha mẹ cần tránh động tới "tam giác tử thần" này

Bác sĩ cho biết do mụn mọc ở vùng "tam giác tử thần" trên mặt nên đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bé sau khi nặn mụn.

Bé mọc "mụn", phải làm sao? 

Thời gian gần đây, Tiểu Hiên (8 tuổi đến từ Bình Hương, Giang Tây, Trung Quốc) bị mọc mụn trên mũi, vài ngày sau hình thành mụn mủ. Bà nội đã dùng tay giúp cháu nặn mụn, không ngờ hôm sau 2 mắt của Tiểu Hiên sưng lên, còn chảy dịch vàng, đồng thời có triệu chứng đau đầu, sốt cao.

Gia đình đã ngay lập tức đưa Tiểu Hiên đến một bệnh viện địa phương để điều trị, và sau đó được chuyển đến Khoa chăm sóc đặc biệt của Bệnh viện nhi Hồ Nam do tình trạng nguy kịch. Theo bác sĩ, khi Tiểu Hiên nhập viện, thần kinh phản ứng kém, mắt sưng và đau. Bác sĩ chẩn đoán, Tiểu Hiên vì nặn mụn dẫn đến nhiễm trùng huyết và viêm màng não, cũng như viêm mô tế bào ở mặt.

Cậu bé 8 tuổi phải vào viện cấp cứu sau khi được bà nặn mụn trên mũi, cha mẹ cần tránh động tới tam giác tử thần này-1
Tiểu Hiên phải vào viện cấp cứu vì nhiễm trùng huyết.

Bác sĩ cho biết, sở dĩ tình trạng nghiêm trọng như vậy là do mụn của Tiểu Hiên đã mọc ở vùng "tam giác tử thần" của mặt. Vì sao được gọi là vùng "tam giác tử thần"? Theo như những nghiên cứu về sức khỏe và làn da, "tam giác tử thần" là một khu vực trên mặt, được tính từ 2 bên khóe miệng tới giữa chân mày. Dưới bề mặt làn da của khu vực này là các hốc và khoang xoang (phần sụn xốp phía trong xương), nơi chứa các dây thần kinh quan trọng và các mạch máu luân chuyển máu lên não.

Nếu bề mặt da bị tác động hoặc nhiễm trùng, nó có thể tác động sâu và lan xuống các mạch máu và dây thần kinh nằm dưới da, trong trường hợp xấu nhất, có thể gây ra sốc nhiễm trùng huyết, đột quỵ, hoặc gây chết người.

Bác sĩ Vương Khang, trưởng Khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Hồ Nam cho biết: "Nếu bạn có một cái mụn viêm ở khu vực này, nó sẽ ở rất gần các khoang xoang. Giả sử việc nặn mụn khiến sự viêm nhiễm lây lan ra xung quanh, có khả năng sẽ dẫn đến việc bị mù hoặc đột quỵ"

Cậu bé 8 tuổi phải vào viện cấp cứu sau khi được bà nặn mụn trên mũi, cha mẹ cần tránh động tới tam giác tử thần này-2
Bác sĩ cảnh báo mụn ở "vùng tam giác tử thần" không được tự ý nặn (Ảnh minh họa).

Bà của Tiểu Hiên nói: "Đứa trẻ bị mọc mụn, nghĩ rằng như người lớn, trên mũi có mụn thì nặn, nhưng không ngờ lại dãn đến hậu quả nghiêm trọng như vậy". Sau các đợt điều trị triệu chứng như kháng viêm, chống nhiễm trùng, tình trạng của Tiểu Hiên đã cải thiện đôi chút.

Mùa thu là thời điểm dễ nổi mụn, do thời tiết hanh khô, da dày lên do thiếu độ ẩm. Ngoài ra việc ăn một số đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay cũng rất dễ khiến trẻ bị nổi mụn. Do đó, cha mẹ cần chú trọng hơn trong chế độ ăn uống cho trẻ và cần phải biết cách xử lý mụn.

Theo các chuyên gia da liễu, chúng ta nên giữ gìn vệ sinh khu vực này thật sạch sẽ. Đối với mụn, bạn hãy để cho mụn chín, nhân trồi lên rồi sau đó rửa tay thật sạch rồi mới nặn mụn. Cần chú ý đặc biệt vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ nặn, hay vùng mặt khi nặn để tránh gây nhiễm trùng. Với những trường hợp mụn sưng tấy, bạn nên đến cơ sở y tế để xử lý. Còn đối với lông mũi, hãy sử dụng kéo cắt thay vì nhổ lông để rồi phải hối hận.


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cau-be-8-tuoi-phai-vao-vien-cap-cuu-sau-khi-duoc-ba-nan-mun-tren-mui-cha-me-can-tranh-dong-toi-tam-giac-tu-than-nay-162202710110117868.htm

nhiễm trùng huyết


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.