Cậu bé bị bố tát thủng màng nhĩ: "Sao bố nói mãi mà con không làm được?”

Những năm gần đây, không hiếm các bậc phụ huynh phải “phát hoảng” vì chuyện “bài tập về nhà” của con cái. Mồ hôi, nước mắt và cả máu đã rơi chỉ do bài tập gây ra.

Cách đây không lâu, clip một bà mẹ trẻ vừa dạy con học vừa dấm dứt khóc, bên cạnh đứa con cũng khóc tu tu đã trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội. Dạy con học chưa bao giờ là chuyện đơn giản, nhất là đối với những ông bố, bà mẹ thiếu kiên nhẫn, hậu quả mà những đứa trẻ phải gánh chịu là khó lường.

Ông Hứa Huệ Minh, phó trưởng khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc mới đây đã gửi đến báo chí một câu chuyện nhức nhối.

Cậu bé bị bố tát thủng màng nhĩ: Sao bố nói mãi mà con không làm được?”-1

Hóa ra có một ông bố khi dạy kèm con làm bài, đứa trẻ đã tỏ ra khó chịu. Nói nhiều lần mà không được, ông bố nóng tính vung tay tát đứa trẻ một cái.

Vốn dĩ chỉ là giơ tay lên để dọa con nhưng không ngờ lại đúng lúc con trai vừa quay đầu lại nên tay anh đã đập mạnh vào mặt và tai của cậu bé.

Đứa trẻ bị sốc và tai trái của cậu bé ngay lập tức có tiếng nổ đùng đùng.

Sau hàng loạt các cuộc kiểm tra, ông Hứu Huệ Minh phát hiện màng nhĩ tai trái của cậu bé đã bị thủng bất thường, kích thước khoảng 0,2X0,4 cm, kiểm tra thính lực cho thấy bị điếc dẫn truyền nhẹ, chẩn đoán ban đầu là chấn thương thủng màng nhĩ tai trái với mức độ thủng nhẹ, ảnh hưởng thính lực.

Nếu lỗ thủng của màng nhĩ không lành sau 2 hoặc 3 tháng, thì cần phải phẫu thuật để sửa lại màng nhĩ.

Ông bố sau đó đã rất hối hận.

Tôi tin rằng những bậc cha mẹ nào đã từng trải qua thời kỳ vất vả dạy con học đều có thể hiểu và trân trọng tình cảm của người cha này. “Sao bố nói mãi mà con không làm được”, nhìn con cái làm bài cẩu thả nên nổi giận, mắng mãi, dọa mãi bằng miệng rồi mà nó không nghe nên bực bội biến thành hành động bạo lực (dù không chủ định đánh thật).

Quản lý cảm xúc là rất quan trọng, nhưng mà dù nóng giận hay không, các bậc phụ huynh cũng phải giải quyết vấn đề làm bài tập chậm chạp của con cái sao cho hiệu quả. Đây mới là cái gốc của vấn đề.

Tại sao trẻ làm bài tập về nhà chậm chạp?

Trước đây chị Lan cũng khá vất vả khi con mới vào tiểu học nhưng lên lớp lớn hơn, mỗi tối đi làm về, chị đã thấy con gái làm bài tập sớm. Chị thực sự không lo lắng về bài tập ở nhà của con gái, nhưng việc học piano của cô bé thật sự rất mệt mỏi.

Trên thực tế, cô bé chỉ mất 20 phút để tập luyện đúng cách và chưa đầy một giờ để hoàn thành xong bài học ngày hôm đó nhưng mọi việc chưa bao giờ dễ dàng.

Con gái của chị Lan có thích piano không? Cô bé rất thích nhưng vấn đề là những tiết học đàn không mang đến cho cô bé trải nghiệm vui vẻ và khiến đứa trẻ không muốn đối mặt với bản thân tồi tệ của mình.

Cậu bé bị bố tát thủng màng nhĩ: Sao bố nói mãi mà con không làm được?”-2

Khi trẻ mới vào lớp một, con được dạy viết những con số 1 – 2 – 3 đầu tiên nhưng cha mẹ luôn yêu cầu cao hơn như viết chữ phải đúng tỉ lệ, đúng dòng, đúng nét. Con háo hức nhìn và làm theo nhưng thực tế lại luôn bị nói:

“Số 2 này không đẹp, nét vòng chưa đúng; số 4 này chưa tốt, nó quá thẳng, cần viết hơi nghiêng”…

Khi con chị Lan mới học đàn, người mẹ được nhắc đi nhắc lại rằng nền tảng phải vững chắc và cần chú ý đến hình dáng bàn tay. Đứa trẻ cũng háo hức và làm theo, thế nhưng kết quả nó nhận được là những lời gay gắt của mẹ:

“Vừa rồi 4 ngón tay giơ lên và không gập lại, tại sao con lại gập 5 ngón tay lại? Làm lại!”.

Khi sự kiên nhẫn gần như không còn, con không hứng thú với việc học nữa.

“Sao lại sai nữa, nói bao nhiêu lần rồi cũng không hiểu! Điều đó thực sự khó khăn như vậy sao?!”.

Cha mẹ luôn vô thức “giám sát”, “sửa sai” và “chỉnh lại” theo quan điểm của chúng ta. Điều quan trọng nhất là trẻ đang ở trong vấn đề mà chúng đã cảm thấy khó, không thể hiểu hoặc muốn kháng cự.

Sau này khi được hỏi về việc tại sao mới vào tiểu học thì chậm mà sau đó lại không. Con gái chị lan đã nói thẳng ra suy nghĩ của mình:

“Con thấy bài tập về nhà rất khó và con rất lo lắng nếu mình làm không tốt. Khi nhìn thấy bộ dạng thiếu kiên nhẫn của mẹ, con không muốn viết nữa.

Nhưng con không muốn bị mẹ mắng và không muốn nhìn thấy mẹ tức giận nên đã giả vờ suy nghĩ và làm bài nhưng làm không được.

Sau này mẹ không vội nữa, con cũng không vội, khi con viết tốt, sẽ được cô giáo khoanh tròn khen ngợi, thậm chí còn dùng bài tập của con làm mẫu cho các bạn khác xem! Vậy nên con thích làm bài tập về nhà hơn!”

Cậu bé bị bố tát thủng màng nhĩ: Sao bố nói mãi mà con không làm được?”-3

Chúng ta luôn nghĩ rằng trẻ học tốt là do làm bài về nhà nghiêm túc, không sợ làm bài tập về nhà và vì trẻ không làm bài tập về nhà đầy đủ, làm không tốt nên học kém.

Thực ra thì ngược lại.

Sự thật là do những đữa trẻ làm được và thấy dễ thì mỗi lần làm bài tập về nhà đối với chúng là một trải nghiệm thú vị nên trẻ không sợ.

Với những đứa trẻ khác thì bởi vì trẻ thực sự không làm được, trẻ cảm thấy khó khăn, thậm chí thấy xấu hổ, sợ bị lên án, bị khước từ, bị đánh mỗi khi làm bài nên không thể làm bài tập dễ dàng.

Sau đó, một vòng tuần hoàn được hình thành, đứa trẻ nghiêm túc làm bài thì ngày càng nghiêm túc, siêng năng càng siêng năng, những đứa trẻ khác thì ngược lại.

Trên thực tế, không có đứa trẻ nào vốn dĩ không chịu làm bài tập về nhà, nhưng một số phụ huynh can thiệp quá sâu và thô bạo, khiến bài tập về nhà trở thành một điều phiền toái và phản cảm trong tâm trí trẻ.

Không phải bản thân việc làm bài tập về nhà là đáng ghét, mà chính thái độ thất vọng và tiêu cực của cha mẹ sau lưng khiến bọn trẻ nghĩ rằng chúng thật ngu ngốc và dốt nát.

Không đứa trẻ nào sẵn sàng đối mặt với cái tôi "xấu" của mình một cách thích thú.

Sự chần chừ và trì hoãn của trẻ chỉ có thể “bảo vệ” chúng, để chúng không phải đối mặt với những bài tập về nhà và những lời nhận xét tiêu cực từ phụ huynh trong lúc này.

Đây là lý do sâu xa nhất cho việc làm bài tập về nhà: áp lực và đánh giá từ bản thân trẻ và thế giới bên ngoài.

Cha mẹ có thể làm gì?

01

Không đặt tiêu chuẩn quá cao cho trẻ em

Sự nhận thức về bản thân của trẻ em không hoàn hảo, 80% sự tự đánh giá của chúng đến từ thế giới bên ngoài, đặc biệt là cha mẹ chúng.

Nếu đánh giá nhận được thông qua bài tập về nhà là tiêu cực, la mắng hoặc chất vấn, thì chúng sẽ trì hoãn việc này vì không muốn đối mặt với bản thân "tồi tệ" trước mặt — cha mẹ càng nói nhiều, bắt ép nhiều, trẻ càng tìm cách dể trì hoãn.

Điều này không chỉ khiến xích mích giữa cha mẹ - con cái trở nên trầm trọng hơn mà còn khiến trẻ dần mất tự chủ.

Cậu bé bị bố tát thủng màng nhĩ: Sao bố nói mãi mà con không làm được?”-4

Tất nhiên, không đòi hỏi quá cao ở trẻ không có nghĩa là không đòi hỏi, mà là tìm ra tiêu chuẩn có thể đạt được trong khả năng của trẻ và sử dụng nó đúng cách.

Ví dụ, chị Lan không bao giờ can thiệp vào việc con gái bài tập về nhà, chị chỉ kiểm tra sau khi con đã tự làm xong.

Khi kiểm tra, nếu phát hiện ra sai sót, chị sẽ cùng con phân tích nguyên nhân. Nếu con gái chưa thành thạo, chị sẽ giúp con phân tích các ý tưởng giải quyết vấn đề, giải thích điểm mù nhận thức của con, cho con làm lại những bài sai và đưa ra một số đề bài tương tự, đảm bảo con nắm vững bài.

Con gái chị Lan rất thích cách dạy này của mẹ, vì nó thực sự có thể giúp cô bé "loại bỏ những cách làm sai". Ban đầu cô bé còn yêu cầu mẹ ra đề nhưng sau đó, cô bé còn biết tự ra đề cho mình.

Làm như vậy, cho dù là bị sửa lỗi, đứa trẻ cũng rất vui.

Sau này trong quá trình luyện tập piano, chị Lan cũng không còn nhìn chằm chằm vào hình dáng bàn tay của con gái nữa, ưu tiên cho việc hoàn thành tốt của con, sau đó mới chỉ ra những thiếu sót và phương pháp thực tế có thể cải thiện hiệu quả.

Trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân trong học tập, khẳng định sự cống hiến và cầu tiến của trẻ, từ đó nâng cao yêu cầu từng bước cũng chưa muộn.

Nếu phụ huynh có con cái làm bài chậm chạp, trước hết hãy nghĩ cách giúp trẻ có giải những bài “không viết được”, sau đó mới tính đến chuyện nhanh hay chậm

02

Cho trẻ quyền lựa chọn

Quyền này chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh, một là chơi hay học trước, hai là viết bài nào trước.

Nhiều cha mẹ mặc định rằng trước tiên trẻ phải hoàn thành những gì chúng nên làm (bài tập về nhà), sau đó mới được làm những gì chúng muốn (chơi).

Mặc dù con gái chị Lan hiện đang thực hiện theo trình tự này, nhưng đây là cách tốt nhất mà cô bé đã chọn sau khi cô bé và bố mẹ đã thử các phương án.

Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến khích các bậc cha mẹ phải theo tiêu chuẩn này.

Chơi hay học trước không quan trọng, tốt nhất là học tốt và chơi hay!

Ví dụ, con của bạn gái tôi, mặc dù chỉ mới bắt đầu học tiểu học, nhưng con bé đã rất chủ động làm bài tập về nhà ngay từ đầu. Con bé có thể nấu ăn cho mẹ khi mới hơn bốn tuổi; tự làm bài tập về nhà; thực hiện một phép cộng và trừ trong khoảng 10 - 20 và có thể được thực hiện trong vòng chưa đầy 5 giây.

Gia đình của bạn tôilà một điển hình cho việc vui chơi trước rồi làm bài tập sau. Hầu như con bé luôn là đứa rời khỏi trường cuối cùng trong ngày, nó được biết đến như là "đứa trẻ nghịch ngợm" trong suốt trường mẫu giáo.

Nhưng mỗi khi được giải phóng năng lượng, con bé có thể nhanh chóng bước vào trạng thái học tập khi về nhà và bài tập được viết nhanh và tốt!

Do đó, nếu con bạn đang suy nghĩ về việc chơi một lúc trước khi viết, bạn cũng có thể cho con quyền, không ép buộc con theo cách bạn cho là tốt, lôi kéo thù hận một cách không đáng, bắt con hoàn thành bài tập rồi mới được chơi.

Cậu bé bị bố tát thủng màng nhĩ: Sao bố nói mãi mà con không làm được?”-5

Một lựa chọn khác mà bạn có thể cho con mình là làm bài nào trước.

Nhiều bậc cha mẹ cẩn thận đến mức lo lắng xem trẻ nên làm bài nào trước. Điều này thực sự không cần thiết.

Một số phụ huynh cho rằng cách sắp xếp thế này thế kia có thể giúp trẻ sắp xếp thời gian hợp lý hơn và hoàn thành bài tập về nhà một cách nhịp nhàng. Nhưng trên thực tế, tốt hơn hết là trẻ cũng phải đồng ý với điều đó. Nếu có bất đồng, việc thuyết phục thực sự chẳng có ích lợi gì. Bởi đối với trẻ mầm non và cả những lớp dưới tiểu học, việc khiến trẻ say mê làm bài và sẵn sàng làm bài còn quan trọng hơn nhiều việc sắp xếp cách làm bài.

03

Đồng hàng cùng con chứ không phải giám sát

Có một nguyên tắc cũng rất phù hợp ở đây, đó là: ngậm miệng lại và rời đi.

Đừng nói khi trẻ đang học! Đừng cằn nhằn! Đừng mắng nhiếc!

Trừ khi con bạn cần sự giúp đỡ của bạn, đừng tạo thêm căng thẳng.

Nếu bạn không thể kiểm soát bản thân, hãy tránh xa việc làm bài tập của con cái.

Đối với những đứa trẻ cần kèm bài tập về nhà, cách tốt hơn là đi cùng con chứ không phải là nhìn chằm chằm vào việc chúng làm bài tập về nhà. Đừng làm phiền chúng.

Chị Lan thường ngồi phía bên kia bàn để viết bản thảo hoặc đọc sách. Khi con gái yêu cầu giúp đỡ, chị sẽ đáp ứng.

Đối với những đứa trẻ không có nhu cầu hoặc đang học lớp cao hơn, cha mẹ hãy để con làm những gì con nên làm và chỉ cần cung cấp một môi trường tương đối yên tĩnh.

Thực ra, làm bài không phải là vấn đề lớn, đứa trẻ nào cũng có thể thoát khỏi nó khi hiểu rõ bản chất của nó và nắm vững các phương pháp.

Nói lời tạm biệt với sự buồn tẻ và bắt đầu bằng cách loại bỏ trải nghiệm tồi tệ của trẻ về bài tập về nhà, đó là điều các bậc phụ huynh nên làm!

 

Theo Hoàng Lan - Vietnamnet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.