Muốn bằng “con nhà người ta”, cha mẹ cố ép con biết đi sớm khiến chân bé biến dạng đến xót xa

Một số cha mẹ luôn thích “so sánh”, thấy bé nhà người khác biết đứng sớm nên ép con mình tập đứng, nhưng điều này sẽ gây hại cho bé rất nhiều!

Nhiều bố mẹ hay lo lắng về vấn đề bé mấy tháng tập đứng được và vô tình áp đặt mốc thời gian cụ thể lên con, trong khi mỗi bé lại có đặc điểm thể chất và tốc độ phát triển khác nhau. Khi thấy các bạn cùng lứa tuổi biết đứng rồi biết đi mà con mình chưa làm được cha mẹ thường cảm thấy sốt ruột, lo lắng. Chỉ vì muốn con mình được bằng bạn, bằng “con nhà người ta” nhiều ông bố, bà mẹ đã cố tình ép con mình tập đứng, tập đi sớm khiến cho chân bé phải chịu những ảnh hưởng vô cùng nặng nề đến hết cuộc đời.

Bé bao nhiêu tuổi thì học đứng?

Thông thường khi trẻ được 6 đến 7 tháng tuổi sẽ có những biểu hiện cho thấy trẻ đã có khả năng tập đứng. Tuy nhiên, thời gian này không đồng nhất, một số bé có thể đứng sau 11 tháng, trong khi một số bé sẽ đứng sau 8 tháng. Bởi vì mỗi đứa trẻ đều khác nhau, có những khác biệt riêng, vì vậy điều này là bình thường.

Các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo rằng nên cho bé đứng “một mình”, tốt nhất là không sớm hơn 10 tháng.

Muốn bằng con nhà người ta”, cha mẹ cố ép con biết đi sớm khiến chân bé biến dạng đến xót xa-1

Về cách dạy trẻ đứng, cha mẹ có thể quan sát xem bé có muốn đứng hay không, chẳng hạn như bé có cố gắng đứng bằng cách cầm thứ gì đó không.

Và cha mẹ muốn xem liệu sự phát triển hệ xương của em bé đã đạt đến tiêu chuẩn để thành thạo kỹ năng này chưa, tức là các cơ và chi dưới của em bé có thể chịu được sức nặng của toàn bộ cơ thể hay không. Nếu cả hai tín hiệu đều có, thì em bé có thể học cách đứng một mình được rồi.

Tuy nhiên, một số cha mẹ luôn thích “so sánh”, thấy bé nhà người khác biết đứng sớm nên vẫn ép con mình tập đứng, nhưng điều này sẽ gây hại cho bé rất nhiều!

Bé đứng sớm có ảnh hưởng đến sự phát triển của chân không?

Một số cha mẹ cho trẻ đứng nguyên nhân là để trẻ biết đứng sớm trước 7 tháng, tuy nhiên việc cho trẻ đứng quá sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chân của trẻ, vì xương và cơ của trẻ còn tương đối mềm, việc buộc phải đứng có thể dễ dàng dẫn đến biến dạng chân!

Muốn bằng con nhà người ta”, cha mẹ cố ép con biết đi sớm khiến chân bé biến dạng đến xót xa-2

Trẻ có nguy cơ xuất hiện “chân vòng kiềng hay còn gọi là chân chữ O”, “chân chữ X”, điều này ảnh hướng nặng nề đến cuộc sống sau này của bé.

Vì vậy, các bậc cha mẹ vẫn không nên thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Hãy tuân theo quy luật phát triển và tăng trưởng thể chất của trẻ và hướng dẫn đúng cách cho bé học cách đi từng bước một là điều quan trọng nhất.

Cha mẹ tập đứng cho bé như thế nào cho đúng?

★ Trợ giúp bé đứng

Trong giai đoạn đầu tập đi cho bé, các mẹ có thể thực hiện một số động tác hỗ trợ, phụ trợ cho bé như đỡ bé bằng cả hai tay dưới nách bé để bé đứng vững. Sau đó, từng bước  bạn có thể để bé đứng trên ghế sofa, tường, đầu giường, v.v.

Điều này không chỉ có thể rèn luyện sức mạnh chân của em bé mà còn rèn luyện sự cân bằng cơ thể của em bé.

★ Tập cho bé đứng độc lập

Khi bé tiến bộ hơn một chút thì các mẹ có thể tiến thêm một bước nữa là để lưng và mông của bé dựa vào tường, hai bàn chân cách tường xa hơn một chút. Cho bé đứng thư giãn rồi mở bàn tay của bạn và tập cho bé đứng một mình.

★ Hướng dẫn cho bé cách tự đứng lên

Muốn bằng con nhà người ta”, cha mẹ cố ép con biết đi sớm khiến chân bé biến dạng đến xót xa-3

Khi bé có thể đứng dựa tường được, cha mẹ có thể tiếp tục hướng dẫn bé thực hiện các bài tập đứng, chẳng hạn lúc đầu bé đứng lên phải đỡ lan can để đứng dậy, sau đó bé có thể tự đứng lên được. Điều quan trọng là cha mẹ không được nôn nóng, phải làm từng bước một để đôi chân non nớt của bé không bị ảnh hưởng.

Khi bé tập đứng, mẹ cần lưu ý những gì?

☆ Chú ý đến thời gian đứng

Thời gian tập của bé nên do cha mẹ kiểm soát, thời gian đứng không được quá lâu, mỗi lần tập mất 20 ~ 30 giây, lâu dần bé sẽ mệt! Chỉ sau khi bé đã vận động, thời gian đứng mới có thể kéo dài thêm một chút!

☆ Chú ý đến môi trường xung quanh

Khi tập cho bé đứng, môi trường xung quanh bé phải được đảm bảo an toàn, tránh xa các vật dụng nguy hiểm trước khi tập để tránh bé không may bị thương.

Các chuyên gia khuyến cáo ngay từ đầu có thể tập cho bé cách đứng trên giường, để bé dù chẳng may bị ngã cũng sẽ ngã xuống giường, khả năng bị thương là tương đối thấp.

☆ Thường xuyên khuyến khích bé

Muốn bằng con nhà người ta”, cha mẹ cố ép con biết đi sớm khiến chân bé biến dạng đến xót xa-4

Hãy nhớ rằng sự động viên của bố mẹ cũng là điều không thể thiếu! Khi huấn luyện bé bạn không chỉ ngồi quan sát mà còn phải khen ngợi và khuyến khích bé để nâng cao sự tự tin của bé, để bé tiến bộ nhanh hơn.

☆ Chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Ở giai đoạn tập đi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Sữa cung cấp chất béo, năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất như canxi. Trung bình trẻ nên uống 350ml sữa mỗi ngày.

Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì là những nhóm cung cấp carbohydrates tốt cho sức khỏe. Do đó nên cho bé dùng cả hai loại này. Carbohydrates có thể dùng trong bữa chính lẫn bữa phụ.

Trái cây và các loại rau củ quả: Các loại rau xanh, trái cây như cà rốt, chuối, cà chua, rau lá xanh.. rất tốt cho trẻ giai đoạn tập đi. Bạn nên có gắng cho bé thử nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác nhau vì chúng sẽ cung cấp những loại chất dinh dưỡng khác nhau. Đảm bảo cho bé 5 khẩu phần rau quả trái cây mỗi ngày, nhưng bạn phải nhớ khẩu phần bé ít hơn người lớn.



Theo Mộc - VietNamNet


chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.