- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cha mẹ nên làm gì để trẻ không bị ốm, giảm sức đề kháng trong kỳ nghỉ Tết?
Trong những ngày Tết, nhịp sinh học của chúng ta thường bị xáo trộn do rất nhiều trách nhiệm và nghĩa vụ. Với đối tượng nhạy cảm như trẻ nhỏ, khi giờ ăn giờ ngủ dễ bị xáo trộn thường dẫn đến suy giảm sức đề kháng
Cha mẹ chỉ cần có những kiến thức khoa học sức khỏe đơn giản là đủ để bảo vệ sức khỏe của con mình trong thời điểm đặc biệt như Tết.
Hãy rửa tay!
Đây là 3 từ chúng ta đã rất quen thuộc ở thời điểm cả thế giới lao đao trong đại dịch COVID-19. Hành động đơn giản này lại là cách phòng chống việc lây lan các mầm bệnh hiệu quả nhất. Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch nước sát khuẩn chuyên dụng trong 30 giây, trước và sau khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh, khi vừa đi từ bên ngoài về nhà.
Đề phòng các bệnh truyền nhiễm
Thời tiết gần Tết lạnh giá là môi trường lý tưởng của các bệnh truyền nhiễm như cúm, cảm lạnh, viêm phế quản... Đây là các bệnh có thể lây qua đường hô hấp, khi trẻ tiếp xúc với giọt bắn chứa virus của người bệnh ho, hắt hơi hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân. Chính vì thế, cha mẹ luôn nhắc nhở trẻ nhỏ đeo khẩu trang khi tới các nơi công cộng. Với những người có biểu hiện ho, sốt, hắt hơi... cha mẹ cần tránh cho con tiếp xúc gần.
Không gian sống cần đảm bảo thoáng khí và vệ sinh đúng cách
Khi trời lạnh, các gia đình thường có phản xạ đóng kín cửa cả ngày. Tuy nhiên cách làm đó khiến cho bầu không khí trong nhà bị tù đọng. Khoa học nhất là chọn thời điểm nhiệt độ lên cao trong ngày để mở cửa sổ, lưu thông không khí.
Nhà cửa cần được lau dọn, hút bụi thường xuyên. Một số ‘địa chỉ’ cần làm vệ sinh cẩn thận là tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, điện thoại, điều khiển tivi, rèm cửa, ga gối- lưu ý lõi gối là nơi cần vệ sinh sạch sẽ mà nhiều người thường… bỏ qua.
Lưu ý chế độ ăn ngày Tết của trẻ nhỏ
Ăn uống mất cân bằng về dinh dưỡng là điều rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ trong những ngày Tết. Nếu không đảm bảo các bữa ăn đều đặn, chuẩn dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Chuyên gia dinh dưỡng TS.BS. Trương Hồng Sơn (Viện Y học ứng dụng Việt Nam) nhắc các bậc cha mẹ cần đảm bảo chế độ ăn ngày Tết cân bằng nhóm chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất cho cả gia đình, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Trẻ cần được ăn đều đặn ba bữa chính trong ngày, ưu tiên nhiều rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Cần hạn chế tối đa đồ ăn tích trữ lâu trong tủ lạnh để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn, gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần hàng ngày của trẻ để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Trẻ nhỏ thường không tự giác uống đủ lượng nước cần cho cơ thể. Chính vì thế, cha mẹ cũng cần giám sát việc uống nước của trẻ, bao gồm cả lượng nước và loại nước. Xu hướng trẻ thường ‘khoái khẩu’ với nước ngọt, đồ uống có gas… Nhưng nước lọc, nước ép trái cây, sữa… mới là đồ uống lành mạnh với sức khỏe của trẻ. Và điều này rất cần sự nghiêm khắc, kiên quyết của cha mẹ.
Cha mẹ cũng cần hạn chế trẻ ăn quá nhiều các loại bánh kẹo, mứt tết, ô mai hoặc thực phẩm chế biến sẵn như thịt bò khô, khô gà lá chanh… vì chúng hầu hết đều chứa chất bảo quản, phẩm màu và nhiều muối không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ trong những ngày Tết
Có một thực tế là trong những ngày Tết, trẻ thường thức khuya và bị thiếu ngủ. Điều này một phần lớn do ảnh hưởng từ chính ‘lịch sinh hoạt’ của người lớn trong dịp Tết. Giấc ngủ không đảm bảo sẽ dẫn đến suy giảm miễn dịch, tăng viêm nhiễm trong cơ thể. Chính vì vậy, cha mẹ cần có ý thức tránh để trẻ thức quá khuya. Đặc biệt, nếu duy trì cho trẻ được giấc ngủ trưa thì sẽ có tác dụng làm giảm bớt sự mệt mỏi do hoạt động, khôi phục lại tinh thần sức lực của trẻ.
Tạo điều kiện cho trẻ nhỏ được vận động ngoài trời
Trong những ngày Tết, cha mẹ cần chú ý dành thời gian đưa con đi chơi ở những nơi có không gian như công viên, vườn hoa hoặc về các vùng thôn dã…
Trong kỳ nghỉ Tết, nhiều hoạt động thể chất của trẻ bị gián đoạn. Việc không phải đến trường cũng khiến trẻ dành nhiều thời gian ngồi xem tivi hoặc chơi điện tử… Cha mẹ thời điểm này thường ít kiểm soát trẻ như ngày thường bởi còn bận rộn với việc chúc Tết, tiếp khách. Điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất của trẻ.
Vì vậy, trong những ngày Tết, cha mẹ cần chú ý dành thời gian đưa con đi chơi ở những nơi có không gian như công viên, vườn hoa hoặc về các vùng thôn dã… Những chuyến đi này vừa lưu giữ những ký ức đẹp trong tuổi thơ của trẻ vừa tạo điều kiện để trẻ được vận động thể chất, tăng sức đề kháng, hạn chế được các bệnh virus lây nhiễm, béo phì, thừa cân…
Trẻ nhỏ cần được cha mẹ luôn theo dõi tình trạng sức khỏe
Trong mỗi gia đình đều nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc cơ bản như thuốc hạ sốt, trị tiêu chảy, men vi sinh... Cha mẹ cần quan sát kỹ dấu hiệu bất thường ở trẻ. Nếu bé bị sốt cao, ho, khó thở cần đưa đi khám ngay.
Theo Tiền Phong
-
Làm mẹ9 giờ trướcĐể nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc không bị mai một, phụ huynh cần giúp trẻ hiểu rõ giá trị dịp Tết cổ truyền.
-
Làm mẹ1 ngày trướcGiống như mọi môn học, học quản lý tiền bạc cũng cần cả lý thuyết và thực hành, bố mẹ không nên giữ hết tiền lì xì của con mà nên dùng nó để dạy trẻ cách chi tiêu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcTôi đã ôm con về nhà ngoại sau câu nói này.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐoạn video ghi lại cảnh ông bố trẻ khóc nức nở vì điểm thi của con đã lan truyền nhanh chóng trên Weibo, gây xúc động và cả tiếng cười cho người xem
-
Làm mẹ2 ngày trướcNgười may trang phục tiết lộ đằng sau cánh cửa đóng kín, Barron Trump là chàng trai lôi cuốn, khiêm tốn và thú vị.
-
Làm mẹ3 ngày trướcBệnh nhi nhập viện trong tình trạng âm đạo tiết dịch vàng, có mùi hôi. Các bác sĩ đã lấy ra dị vật là khối nhựa hình trụ, chiều dài gần 2cm lưu trú trong âm đạo của bệnh nhi nhiều năm nay.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo thống kê từ bệnh viện Nhi Trung ương, cứ mỗi năm vào dịp Tết, số lượng trẻ em nhập viện do tai nạn, thương tích thường tăng mạnh. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm tai nạn giao thông, bỏng, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm và các chấn thương do các trò chơi không an toàn.
-
Làm mẹ4 ngày trướcĐây là thông điệp được Hội LHPN thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, gửi đến các bậc phụ huynh, các gia đình qua tiểu phẩm phòng chống xâm hại tình dục trẻ em vừa đạt giải A trong buổi giao lưu mô hình "An toàn cho phụ nữ, trẻ em".
-
Làm mẹ5 ngày trướcCó rất nhiều quy tắc trong gia đình nhưng các điều sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc. Con cái sẽ trở nên ngoan ngoãn, hiếu thảo.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCác chuyên gia cho rằng, con cái bất hiếu hoá ra hoàn toàn là do cha mẹ "bồi dưỡng" mà nên. Cách giáo dục không thích đáng của cha mẹ đã để lại 'vết xước' trong tâm hồn con trẻ.
-
Làm mẹ6 ngày trướcMọi đứa trẻ đều có thể nhận được điểm kém. Đối với những đứa trẻ thường xuyên gặp tình trạng này, chúng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
-
Làm mẹ19/01/2025Dậy thì sớm ở bé gái là một vấn đề khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Việc hiểu rõ các dấu hiệu, nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp bố mẹ hỗ trợ con tốt hơn trong giai đoạn quan trọng này.