Cha mẹ phải làm gì nếu trẻ thích nói dối? Áp dụng cách này có thể giải quyết vấn đề chỉ trong 1 nốt nhạc

Ngoài việc khó dạy bảo thì vấn đề trẻ nói dối cũng khiến nhiều bậc cha mẹ phiền lòng. Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều dạy con rằng nói dối là xấu và con không bao giờ được nói dối với người lớn. Khi trẻ biết nói dối, thậm chí phủ nhận cả những điều hiển nhiên sờ sờ trước mắt, nhiều bậc cha mẹ có thể nổi nóng, kèm theo tâm trạng lo lắng về tật xấu của con…

Vậy cha mẹ có biết nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ lại nói dối với mình không? Và quan trọng hơn, cha mẹ đã biết cách ứng xử tránh để lại những tổn thương không đáng có và chấm dứt việc nói dối của con hay chưa?

Nguyên nhân trẻ thường nói dối: 

-    Nói dối vì chúng đã làm sai điều gì đó nhưng sợ bị trừng phạt.

-    Nói dối vì chúng muốn để cha mẹ thỏa mãn mong muốn của mình.

-     Nói dối vì chúng bắt chước sai hành vi của người lớn.

-    Sẵn sàng nói dối để làm vừa lòng người khác .

Cha mẹ phải làm gì nếu trẻ thích nói dối? Áp dụng cách này có thể giải quyết vấn đề chỉ trong 1 nốt nhạc-1


Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến việc trẻ nói dối và tùy từng độ tuổi, hành vi nói dối cũng sẽ khác nhau. Do đó, trước khi trách mắng khi trẻ nói dối, cha mẹ nên hiểu rõ động cơ và bản chất việc nói dối của trẻ, sau đó có biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề sao cho phù hợp nhất. 

Trẻ nói dối cha mẹ nên làm gì?

1. Xác nhận xem trẻ có đang nói dối hay không

Khi các bậc cha mẹ nghi ngờ con mình nói dối, trước hết nên tiến hành điều tra kỹ lưỡng để biết được trẻ có thực sự nói dối hay không vì đôi khi những nhận định của cha mẹ chưa chắc đã đúng. Nếu trẻ không có lỗi nhưng bị cha mẹ buộc tội thì trẻ có thể sẽ hành động một cách liều lĩnh; bị ảnh hưởng xấu đến tinh thần, thậm chí gây căng thẳng trong mối quan hệ cha mẹ - con cái.

2. Đừng trừng phạt những trẻ biết nhận sai 

Một số cha mẹ rất tức giận khi con mình nói dối nên đã dùng những lời khiển trách, trừng phạt, thậm chí là đánh đập nghiêm khắc để đối xử với con, khiến con có tâm lý sợ hãi, sau này không dám nói dối nữa. 

Cha mẹ phải làm gì nếu trẻ thích nói dối? Áp dụng cách này có thể giải quyết vấn đề chỉ trong 1 nốt nhạc-2

Tuy nhiên, phương pháp bạo lực để thay đổi con cái này của cha mẹ không mang lại hiệu quả cao và một số trẻ bị cha mẹ mắng mỏ, trừng phạt thì hành vi nói dối càng nghiêm trọng hơn.

3. Rộng lượng và tha thứ

Với trẻ mới lớn, nói dối và phủ nhận là cách tự bảo vệ, khẳng định chính mình. Chúng biết rằng cha mẹ không muốn nghe mình biện bạch, giãi bày. Suy nghĩ/hành động dù biết là không đúng, nhưng vì sợ bị kiềm chế, mất tự do... nên thay vì giải thích, phân trần, trẻ chọn biện pháp nói dối cho qua chuyện, tránh tranh luận lôi thôi có thể dẫn tới xung đột với cha mẹ. Thái độ đúng đắn nhất là cha mẹ phải tạo cho trẻ niềm tin, sự công bằng và rộng lượng để con có đủ can đảm nhìn nhận việc mình làm, từ đó hình thành tinh thần trách nhiệm và tính trung thực cho bản thân.

4. Cha mẹ làm gương tốt cho con cái

Trước tiên, cha mẹ nên tự kiểm tra bản thân khi phát hiện trẻ nói dối. Hầu hết trẻ em đều bị ảnh hưởng bởi cha mẹ khi chúng học cách giải quyết vấn đề. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ nói dối rất có thể đến từ những gia đình mà cha mẹ đã hành động tương tự. Nếu cha mẹ không thể là một tấm gương trung thực, thật sự rất khó thuyết phục con cái họ trung thực. 

Cha mẹ phải làm gì nếu trẻ thích nói dối? Áp dụng cách này có thể giải quyết vấn đề chỉ trong 1 nốt nhạc-3

Do đó để nuôi dưỡng những đứa trẻ trung thực, cha mẹ không nên nói dối. Khi yêu cầu con cái phải trung thực thì cha mẹ trước tiên phải làm gương: trong cuộc sống và công việc hàng ngày, hạn chế hết mức có thể việc vô ý nói những lời thất hứa, dối trá trước mặt trẻ; Kiên định với lời nói và việc làm, trung thực và đáng tin cậy.

5. Cho con thấy hậu quả khi nói dối

Cha mẹ muốn dạy con không nói dối, phải để con chịu hậu quả của việc cố tình nói dối, dù đôi khi sự thật có thể khiến con gặp rắc rối; và ngược lại, trung thực luôn đem đến sự khoan hồng trong mọi tình huống.

Cha mẹ có thể đặt ra luật lệ rằng nếu trẻ nói dối về những gì đã xảy ra, con sẽ phải nhận hình phạt gấp đôi. Ví dụ: Phạt 1 (một ngày không được dùng điện thoại, máy tính bảng...) cho hành vi xấu và phạt gấp đôi cho hành vi nói dối (hai ngày không dùng điện thoại, máy tính bảng...).

Trẻ em sẽ có xu hướng nói thật nếu biết rằng việc nói dối sẽ chỉ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn đối với con về lâu dài.

6. Cùng con giải quyết vấn đề 

 

Cha mẹ phải làm gì nếu trẻ thích nói dối? Áp dụng cách này có thể giải quyết vấn đề chỉ trong 1 nốt nhạc-4

Cha mẹ nên tập trung vào việc tìm ra giải pháp thay vì làm cho bé cảm thấy xấu hổ và tội lỗi. Nếu làm bé thấy tội lỗi (đặc biệt hành động của trẻ để lại hậu quả tương đối nghiêm trọng) thì lần sau có thể trẻ sẽ tiếp tục không dũng cảm nói với cha mẹ sự thật.

Cha mẹ có thể nói với trẻ: “Thật đáng tiếc vì chiếc đèn đã bị vỡ. Giờ chúng ta nên làm gì với những mảnh đèn nhỉ?” Cha mẹ hãy giúp trẻ biết cách sửa chữa khi con gặp sai lầm.

7. Trau dồi ý thức trách nhiệm mạnh mẽ của trẻ

Trách nhiệm không chỉ là hoàn thành một nhiệm vụ, tiến sĩ Alex Barzvi, chuyên gia tâm lý tại Mỹ cho rằng trách nhiệm ở đây phải bao gồm cả thái độ, ý tưởng hành động và lẫn niềm tự hào khi hoàn thành một việc gì đó.

Cha mẹ không nên giành làm hết mọi việc mà trẻ có thể tự mình làm được. Khi con còn nhỏ, hãy khuyến khích con biết tự rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, tự chuẩn bị áo quần, sách vở để đi học, tự dọn giường ngủ, thu dọn góc học tập, đồ chơi gọn gàng... Trẻ phải làm các việc đó một cách tự nguyện và hiệu quả. Từ đó, trẻ mới hình thành được tinh thần trách nhiệm cho những việc lớn sau này. Khi mọi việc đều diễn ra thuận lợi thì sẽ giảm thiểu tối đa tình huống khiến trẻ phải nói dối.


Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.