So với việc đánh đập, mắng mỏ những hành động này của cha mẹ làm trẻ sợ hãi hơn gấp nhiều lần

Trong ấn tượng của hầu hết chúng ta, chỉ có bạo lực mới khiến trẻ em cảm thấy khiếp sợ. Nhưng thực tế, trong cuộc sống có nhiều điều có thể làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ hơn cả việc đánh đập, mắng nhiếc trẻ.

Dưới đây là những cách hành xử sai lầm của cha mẹ khiến trẻ rơi vào trạng thái sợ sệt, nhạy cảm, tự ti, khiếm khuyết về nhân cách và cả tính cách:

Cha mẹ cãi nhau trước mặt con cái

Nhiều bậc cha mẹ không kiềm chế được cảm xúc, cãi vã trước mặt con cái, thậm chí đánh nhau. Trên thực tế, điều này rất có hại cho trẻ. Cha mẹ có thể nghĩ trẻ còn nhỏ chưa hiểu được điều này nhưng nó đã để lại những ám ảnh trong tâm trí của trẻ. 

So với việc đánh đập, mắng mỏ những hành động này của cha mẹ làm trẻ sợ hãi hơn gấp nhiều lần-1

Trẻ thường xuyên thấy bố mẹ cãi nhau sẽ ngày càng thu mình lại vì môi trường căng thẳng quá mức sẽ khiến trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Tâm lý sợ hãi này sẽ thúc đẩy tính cách của trẻ trở nên tự kỷ, thờ ơ, thậm chí ảnh hướng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, khiến học lực sa sút hẳn. Vì vậy, để thể chất và trí não của trẻ phát triển lành mạnh, cha mẹ phải tạo cho trẻ một không khí gia đình đầm ấm.

Phụ huynh phiến diện, trọng nam khinh nữ

Ở nhiều gia đình thì con trai thường được yêu chiều hơn. Thực tế cho thấy, tại không ít gia đình, các ông bố, bà mẹ vẫn có tư tưởng, con gái là phải chăm chỉ, nết na và biết nội trợ, con trai chỉ cần khỏe mạnh để sau này nuôi cha mẹ và gánh vác những việc lớn trong gia đình.

So với việc đánh đập, mắng mỏ những hành động này của cha mẹ làm trẻ sợ hãi hơn gấp nhiều lần-2

Chính vì vậy, ngay từ tấm bé, con trai được nuông chiều, không được dạy hay sẻ chia việc nhà với mẹ và chị em gái. Thậm chí, có những gia đình chị hoặc em gái phải hy sinh, nghỉ học đi làm để nuôi anh hoặc em trai ăn học.

Những đứa trẻ sinh ra trong những gia đình như vậy thường khiếm khuyết về mặt tính cách. Tâm lý tự ti sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về cả thể chất và tinh thần, gây bất lợi đối với sự trưởng thành của trẻ và tác động đến tương lai trẻ.

Cha mẹ mất bình tĩnh với con 

Một số cha mẹ thường khó kiềm chế cơn nóng nảy của mình, chỉ cần trẻ mắc lỗi một chút là sẽ rất giận trẻ. Những đứa trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố bà mẹ có cái đầu "nóng" thường sẽ mang trong mình nỗi sợ hãi, trở nên rụt rè - e sợ khi làm mọi việc, thiếu tự tin, không dám làm theo ý mình, lúc nào cũng lo lắng sẽ bị mắng nếu làm sai...

Tiết kiệm lời khen với trẻ

Sự trưởng thành của con cái cần có sự khẳng định và động viên của cha mẹ. Một số cha mẹ lại chỉ thích buộc tội trẻ, cho dù trẻ làm tốt việc gì cũng không khen ngợi. Họ còn nghĩ rằng khen ngợi thì trẻ sẽ không cố gắng nữa hoặc sẽ ngủ quên trên thành công. 

Thực tế cho thấy cách làm này sẽ chỉ gây phản tác dụng cho trẻ. Cha mẹ càng muốn trẻ xuất sắc thì càng nên khen ngợi trẻ. Tất cả trẻ đều muốn được khẳng định mình, đặc biệt là sự khẳng định của bố mẹ sẽ tạo cho trẻ động lực rất lớn. Vì vậy cha mẹ nên động viên giúp trẻ phát huy điểm mạnh của mình. Và nếu được, cha mẹ hãy khen ngợi và khích lệ trẻ kèm thêm thái độ chân thành và ấm áp. Một cái đập tay, một cái ôm thật chặt, một cái xoa đầu... tất cả đều là sự khen ngợi và ghi nhận tích cực dành cho trẻ. 

Cha mẹ thích so sánh

So sánh với “con nhà người ta” là một trong những chuyện bố mẹ hay làm với con cái của mình. Xuất phát từ sự kỳ vọng quá nhiều, cha mẹ vô tình tạo áp lực cho con, làm con cảm thấy ngột ngạt, căng thẳng.

So với việc đánh đập, mắng mỏ những hành động này của cha mẹ làm trẻ sợ hãi hơn gấp nhiều lần-3

Khi đã bị tổn thương, thậm chí, trẻ sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi trẻ là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh,  cha mẹ nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.

Luôn miệng kể khổ, nói con cái là gánh nặng của mình 

Cha mẹ hay kể công với con cái về sự vất vả trong việc mưu sinh, nuôi dạy trẻ. Khi nói lời này, họ muốn con của mình có thể thấu hiểu nỗi khổ của họ và cố gắng hơn. Tuy nhiên, không một đứa con nào chịu nổi lời nói này cứ lặp đi lặp lại bên tai trong nhiều ngày. Áp lực này có thể khiến con bị căng thẳng trong thời gian dài, nhất là khi con gặp chuyện hay làm một việc gì đó mà gây thất vọng cho bố mẹ.

Cha mẹ có thể tâm sự với con về nỗi lòng của mình nhưng đừng biến nó thành một gánh nặng cho con cái, ví dụ như hãy nhẹ nhàng nói với con rằng: “Bố mẹ vất vả nuôi con, chỉ mong con trưởng thành, vui vẻ. Bố mẹ tin tưởng con sẽ không làm điều gì khiến bản thân phải nuối tiếc sau này.”


Theo Mộc - VietNamNet


Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.