Nguyên nhân sâu xa của việc trẻ học ngày càng kém không phải do nghịch điện thoại hay lười biếng mà vì cha mẹ luôn nói điều này với con

Thành tích học tập của một đứa trẻ ngoài nhờ trí thông minh có sẵn thì còn phụ thuộc lớn vào cách dạy dỗ của bố mẹ.

Khi thấy con cái có kết quả học tập kém đi, cha mẹ thường đổi lỗi cho việc con lười biếng, ham mê ti vi, điện thoại mà không hề suy nghĩ đến nguồn gốc thật sự của việc này. 

Nguyên nhân sâu xa của việc trẻ học ngày càng kém không phải do nghịch điện thoại hay lười biếng mà vì cha mẹ luôn nói điều này với con-1Trên thực tế, nhiều khi con vốn có nền tảng tốt nhưng vì cách dạy sai lầm, nuông chiều quá mức mà cha mẹ đã vô tình gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, tư duy khiến tình trạng con học kém ngày càng trở nên trầm trọng; trẻ bị áp lực, thậm chí trở nên chán nản và buông bỏ việc học. 

Những cách dạy con sai lầm của cha mẹ khiến trẻ ngày càng học hành kém cỏi, tự ti:

1.   Không yêu cầu tính kỷ luật, thời gian biểu cụ thể với con

Ba mẹ nuông chiều con sẽ khiến con mất kỷ luật vì trẻ không được dạy tính này từ nhỏ. Khi không có những quy định và nguyên tắc tại nhà, con cái sẽ không học được giá trị của thời gian, trở nên lười biếng. Thay vì tập trung học bài, trẻ lại dành thời gian để xem phim hay chơi game trong thời gian dài.

Nguyên nhân sâu xa của việc trẻ học ngày càng kém không phải do nghịch điện thoại hay lười biếng mà vì cha mẹ luôn nói điều này với con-2


Sự thiếu kỷ luật dạy cho trẻ em rằng, chúng không cần phải tuân theo các quy tắc. Khi các quy tắc không được thực thi, trẻ bắt đầu tin rằng những luật lệ đó không áp dụng cho chúng. Hậu quá của việc này khiến trẻ thiếu ý thức, sống ỷ lại và khó có thể học tập tốt được.

2.   Nuông chiều theo ý muốn của côn một cách vô điều kiện

Trẻ muốn gì được nấy, đòi hỏi cái gì là được cha mẹ đáp ứng ngay cái đó. Khi trẻ được đáp ứng mọi mong muốn, nhu cầu dù là nhỏ nhất và cha mẹ đáp ứng một cách vô điều kiện, không bao giờ phạt con (hoặc hiếm khi), không giáo dục cho con thông qua các ràng buộc, thì có nghĩa là bạn đang làm hỏng con mình.

Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những trẻ được nuông chiều từ nhỏ cũng dễ trở thành những thành phần cá biệt khó dạy dỗ, học tập kém và dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội trong tương lai.


3.  Không kiểm soát con


Nhiều bậc cha mẹ hiện nay thường xuyên bị căng thẳng và stress vì công việc và cuộc sống. Họ không có nhiều thời gian và cảm xúc để dành cho con. Một số người giao phó hẳn cho ông bà hoặc người giúp việc quyết định mọi chuyện của con. Họ Hầu như không kiểm soát bất kỳ hành vi nào của con, để con tự ý cư xử và hành động theo ý con muốn.

Những đứa trẻ lớn lên như vậy sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về tâm lý như không có khả năng kiểm soát bản thân, chậm phát triển trí não, trầm cảm.

4.  Luôn làm thay việc của con

Nhiều bà mẹ nuông chiều con thường thay tre· làm hết mọi việc vì sợ con làm hỏng, làm bẩn, sợ con không làm được, hoặc không muốn để chúng phải động tay vào.

Nguyên nhân sâu xa của việc trẻ học ngày càng kém không phải do nghịch điện thoại hay lười biếng mà vì cha mẹ luôn nói điều này với con-3

Đừng tự mình tạo ra một đứa trẻ vô cảm, muốn mọi thứ đều được hoàn thành sẵn cho chúng từ những việc nhỏ nhất… Làm một số việc để con trở nên mạnh mẽ và biết tự làm mọi thứ không có nghĩa là cha mẹ yêu trẻ ít hơn, mà ngược lại, cha mẹ đang yêu con rất nhiều.

5.  Dụ dỗ con làm gì đó bằng nhiều phần thưởng

Kiểu cha mẹ nuông chiều con quá mức điển hình đầu tiên là cho con quá nhiều. Quá nhiều ở đây có thể là đồ chơi, hoặc hoạt động giải trí hay thậm chí là quá nhiều thiết bị điện tử.

Ví như việc muốn con làm hết bài tập về nhà cha mẹ không quy định con cần làm bài trước khi đến lớp mà lại hứa hẹn cho con cái nọ, cái kia nếu con chịu làm bài. Tâm lý của trẻ con là càng năn nỉ thì chúng càng "ưỡn ẹo", càng đề cao đòi hỏi, như vậy không những làm cho con không phân biệt được đúng sai, mà làm cho con trở thành người không có trách nhiệm, tính cách không tự nhiên phóng khoáng. Hơn nữa, trong mắt trẻ sự uy nghiêm của cha mẹ cũng không còn, như vậy giáo dục con lại càng gặp khó khăn.

6.  Không cho con thấy hậu quả về những hành vi của mình

Đôi khi, chính trẻ không biết được hành vi của mình là sai và với việc học tập ngày càng kém đi, trẻ không nghĩ đó là lỗi do mình. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng như vậy sẽ coi việc học, điểm số là của cha mẹ, chả cần cố gắng học tập thì cuộc sống vẫn có đầy đủ mọi thứ trẻ cần. Chính vì vậy, trẻ cần được giáo dục về hành vi và hậu quả của việc mình làm. Giúp trẻ hiểu rõ việc học là việc của con, cho con chứ không phải là học cho cha mẹ. 

Nguyên nhân sâu xa của việc trẻ học ngày càng kém không phải do nghịch điện thoại hay lười biếng mà vì cha mẹ luôn nói điều này với con-4


Trẻ học bị điểm kém thì đúng là điều đáng buồn thật và cần phải được giải quyết, thay vì la mắng trách móc con cha mẹ hãy lựa chọn cách dạy con phù hợp giúp con không chỉ học tốt hơn mà còn phát triển nhân cách toàn diện nhất. 

Khi trẻ có kết quả học tập kém cha mẹ nên làm gì để giúp trẻ học tốt hơn?

* Tìm ra nguyên nhân con học kém

Điều quan trọng nhất để tìm ra phương pháp cho trẻ cải thiện được kết quả học tập đó chính là phải tìm ra nguyên nhân gốc rễ khiến con học kém. Cha mẹ nên tâm sự nhẹ nhàng với con để xem con vướng mắc hoặc gặp khó khăn gì trong học tập, đồng thời trao đổi, kết hợp với giáo viên ở trường để cùng tháo gỡ các khó khăn cho con.

*  Dạy trẻ cách học

Mới đầu, trẻ sẽ bối rối với bài tập về nhà, không biết nên bắt đầu từ đâu. Phụ huynh hãy chỉ cho trẻ từng bước hoàn thành một bài tập cụ thể và giải thích về hậu quả của việc không tuân theo hướng dẫn đó. Điều quan trong, cha mẹ cần ở cạnh giúp đỡ và hướng dẫn con có cách làm tốt hơn, sáng tạo hơn cho bài học.

* Trò chuyện cởi mở với con

Một cuộc trò chuyện cởi mở và nhẹ nhàng với con sẽ giúp phụ huynh hiểu được những khó khăn con đang gặp phải xoay quanh việc học. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc học kém của trẻ, có thể do trẻ thiếu tự tin, sợ việc thi cử…Ngoài ra, nếu một đứa trẻ sáng dạ bỗng chốc sa sút kết quả thi, không thể loại trừ những vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn như con bị bắt nạt, lạm dụng hoặc chấn thương tâm lý.

Nguyên nhân sâu xa của việc trẻ học ngày càng kém không phải do nghịch điện thoại hay lười biếng mà vì cha mẹ luôn nói điều này với con-5


Bằng sự trò chuyện, quan tâm trẻ sẽ mở lòng hơn để nói lên những khó khăn mà con đang gặp phải. Mối quan hệ giữa cha mẹ – con cái xây đắp trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau sẽ đóng vai trò quan trọng trong thành tích học tập của con.

* Thể hiện sự trân trọng với sự cố gắng của con

 Bất kể con đạt được kết quả tiến bộ trong việc gì, phụ huynh hãy nhận ra và trân trọng sự tiến bộ đó. Cho dù thành tích học tốt chỉ ở những muôn phụ thì cha mẹ cũng cần trân trọng điều đó, từ đó động viên và tạo động lực giúp con có cảm hứng học tâp trong tất cả các môn. Hãy dành những phần thưởng xứng đáng cho việc cố gắng của trẻ để giúp trẻ tiếp tục phát huy năng lực của mình hơn nữa.

* Cha mẹ học cách kiên nhẫn với cảm xúc của chính mình và với con

Kiên nhẫn là yếu tố luôn được đề cao khi cha mẹ muốn con học tốt. Rất nhiều mẹ không đủ bình tĩnh để khuyên dạy con khiến con sợ hãi, trầm cảm, stress. Không những vậy, khi con học kém họ thấy hụt hẫng, xấu hổ và đổ lỗi cho chính mình.  

Việc kiên nhẫn không chỉ tốt cho cha mẹ trong quá trình giáo dục con cái mà còn tốt cho sự phát triển về tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ không cảm thấy áp lực và thay đổi kết quả học tập bằng sự nỗ lực từ bản thân chứ không phải từ sự thúc ép của cha mẹ.


Theo Mộc - VietNamNet


Dạy con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.