Cách chi tiêu của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn tiền của con, đừng biến con thành nô lệ của đồng tiền nếu cứ nói với con những điều này

Nếu trẻ không biết gì quý trọng tiền bạc, không hiểu giá trị của đồng tiền thì không nên phàn nàn về trẻ mà hãy ngẫm lại xem chính chúng ta đã hướng dẫn trẻ nhận thức đúng về tiền bạc hay chưa.

Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ nuôi dạy con cái bằng cách đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ hết mức có thể, họ cho rằng như vậy là sống có tình thương và đó là cách để trẻ lớn lên sẽ hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra rằng những đứa trẻ được nuôi dưỡng như vậy lớn lên sống không tình cảm, không biết quý trọng những gì mình đang có và đặc biết là không hiểu rõ về giá trị của đồng tiền.

Yangyang là một đứa trẻ sống “tình cảnh” như vậy, trong nhà có vô số đồ chơi nhưng mẹ của bé vẫn mua đồ chơi cho con hàng tuần, hễ thấy đồ chơi nào con thích là cô lại mua về nhà ngay. Hơn nữa, mỗi khi Yangyang khóc hoặc ăn vạ người mẹ sẽ ra ngoài mua đồ chơi về dỗ danh, cô ấy sử dụng đồ chơi mới như một sự an ủi và phần thưởng cho đứa trẻ.

Cách chi tiêu của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn tiền của con, đừng biến con thành nô lệ của đồng tiền nếu cứ nói với con những điều này-1

Vì luôn được nuông chiều nên Yangyang không quý trọng những món đồ mà cô bé có, rất nhiều đồ chơi vừa mua về đã bị ném vào một góc chỉ  đơn giản vì "chán rồi". Không những vậy, do tính cách bị hình thành từ nhỏ nên cô bé rất dễ nổi giận khi không được người lớn đáp ứng theo yêu cầu của mình, tất cả những gì cô bé thích dù đắt tiền hay rẻ tiền đều phải được cha mẹ đáp ứng. 

Trong xã hội hiện nay những đứa trẻ được nuông chiều như cô bé Yangyang không phải là ít. Các bậc cha mẹ luôn cho rằng con mình còn nhỏ chưa nhận thức được mọi chuyện, việc dạy trẻ biết quý trọng đồ đạc cũng như biết giá trị về tiền cần trẻ lớn hơn chút nữa mới nên dạy. 

Theo các chuyên gia giáo dục, biết cách tiêu tiền, quản lý tiền bạc và quý trọng giá trị của đồng tiền chính là những bài học cơ bản giúp trẻ trưởng thành và bản lĩnh hơn trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng nên hướng dẫn con em mình về vấn đề này ngay từ khi còn nhỏ, chứ không phải đợi tới lúc lớn hẳn mới bắt đầu quan tâm.

Trẻ nhỏ rất đơn giản, ban đầu chỉ là một tờ giấy trắng, những gì trẻ được cha mẹ dạy hằng ngày sẽ hình thành lên tính cách của trẻ về sau. Nếu trẻ không biết gì quý trọng tiền bạc, không hiểu giá trị của đồng tiền thì không nên phàn nàn về trẻ mà hãy ngẫm lại xem chính chúng ta đã hướng dẫn trẻ nhận thức đúng về tiền bạc hay chưa.

Những hậu quả mà trẻ sẽ nhận lại khi không biết gì về tiền?

1. Trẻ em thích so sánh

Một đứa trẻ không có khái niệm về tiền bạc, không hiểu rằng tiền bạc là công sức kiếm được của cha mẹ... sẽ coi việc chúng phải có những thứ mà những đứa trẻ khác có là điều hiển nhiên. Do việc dạy trẻ sai ngay từ đầu nên cha mẹ đã vô tình gây ra tâm lý so sánh của trẻ.

2. Không biết quý trọng những gì mình đang có 

Nếu một đứa trẻ không có khái niệm về tiền bạc, không biết giá trị của mọi thứ mình đang sở hữu, nghĩ rằng mọi thứ mình muốn đều có thể dễ dàng có được và không bao giờ cần tính đến các giá trị khác của nó thì trẻ sẽ không biết trân trọng món đồ đó.

3. Gây căng thẳng cho cha mẹ

Khi con cái không có khái niệm về tiền bạc, chúng sẽ không coi trọng sự vất vả khó khăn của cha mẹ. Khi con muốn gì, con cũng không cảm thấy tội lỗi, điều này sẽ gây ra nhiều áp lực về tài chính cho cha mẹ. Vốn dĩ cái giá phải trả cho việc giáo dục con cái sai là rất cao, trẻ luôn có xu hướng gia tăng sự đòi hỏi của mình một cách không cần thiết, áp lực đối với cha mẹ lại càng nặng nề hơn.

Cách chi tiêu của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn tiền của con, đừng biến con thành nô lệ của đồng tiền nếu cứ nói với con những điều này-2

Muốn hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc cho trẻ thì bạn phải trau dồi ngay từ khi trẻ còn nhỏ, đừng đợi đến khi hình thành tính cách của trẻ rồi mới sửa. Cha mẹ cần chú ý điều này không được bỏ lỡ mọi thời kỳ nhạy cảm để dạy con về tiền bạc.

Khi nào cha mẹ nên hình thành khái niệm tiền bạc cho con cái?

1. Từ 3 tuổi có thể nhận biết tiền giấy

Trẻ ba tuổi đã có khái niệm sơ khai về tiền.  Vì vậy, cha mẹ nên dạy trẻ nhận biết tiền giấy lúc này, cho trẻ biết tiền là gì và dùng để làm gì, để thỏa mãn trí tò mò của trẻ. Và tương lai việc này sẽ mở đường cho giáo dục tiền bạc cho trẻ.

2. 5 tuổi, trẻ bắt đầu hiểu tiền là thu nhập từ lao động

Khi đứa trẻ lên năm tuổi, cha mẹ có thể giáo dục đứa trẻ về tiền bạc, giá trị của đồng tiền và giải thích cho trẻ hiểu tiền là thu nhập của sức lao động. Hãy để trẻ hiểu rằng tiền rất khó giành được và chỉ có thể kiếm được bằng cách bỏ ra sự chăm chỉ, lao động trí óc tương đương.

3. Bắt đầu tiết kiệm khi 6 tuổi

Khi trẻ được sáu tuổi, có thể hướng dẫn trẻ tiết kiệm tiền. Cha mẹ có thể từ từ dạy trẻ cách tiết kiệm để mua những thứ trẻ cần và dần dần trau dồi khả năng tài chính của trẻ.

Cách chi tiêu của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cách nhìn tiền của con, đừng biến con thành nô lệ của đồng tiền nếu cứ nói với con những điều này-3

Khi trẻ hình thành khái niệm về tiền bạc, sự hướng dẫn của cha mẹ là rất quan trọng. Chỉ số tài chính của trẻ lớn lên ở một mức độ nhất định là kết quả của sự dạy dỗ của cha mẹ trong giai đoạn khi trẻ còn nhỏ. Nếu cha mẹ không dạy dỗ con cái, con cái sẽ có xu hướng tiêu xài hoang phí khi lớn lên nhưng nếu dạy dỗ quá nghiêm khắc, con cái sẽ dễ trở nên bủn xỉn khi lớn lên. Chính vì vậy, cách cư xử của cha mẹ quyết định trực tiếp đến cách nhìn nhận tiền của trẻ về sau.

Cha mẹ nên thiết lập quan niệm về tiền bạc cho con cái như thế nào?

1. Dạy con bạn biết tiền đến từ đâu

Một số cha mẹ luôn nghĩ rằng kiếm tiền là việc của người lớn, trẻ vẫn còn nhỏ nên không cần phải nói cho trẻ biết điều này hoặc họ không hiểu trẻ, họ không nghĩ rằng việc nói với trẻ về tiền là hữu ích. Vì vậy, hầu hết mọi người không nói với đứa trẻ cha mẹ làm thế nào để kiếm tiền. Tuy nhiên, nếu bạn không nói với trẻ rằng trẻ không biết bố mẹ đang làm gì, trẻ sẽ cảm thấy bố mẹ kiếm tiền rất dễ dàng và bố mẹ là “cỗ máy rút tiền” của chính mình. Cha mẹ có thể mua bất cứ thứ gì trẻ cần. Sự hiểu lầm như vậy chỉ có thể được xóa bỏ bằng cách dạy cho trẻ biết cách kiếm tiền.

2. Nói với trẻ rằng mọi thứ đều có giá riêng của nó

Khi cùng con đi mua sắm, cha mẹ có thể nói cho con biết cái này bao nhiêu, cái kia bao nhiêu, giá trị của từng món là khác nhau. Điều này không chỉ có thể giúp trẻ xác định giá trị của hàng hóa, mà còn giúp trẻ thiết lập các giá trị và cách tính toán ban đầu.

3. Hãy để trẻ sử dụng sức lao động của mình để kiếm tiền

Hiểu rằng những thứ khác nhau thì giá cả khác nhau, và cái gì cũng có giá của nó nên muốn có được những thứ đó thì cần phải trả công lao động tương ứng. Sau đó hướng dẫn trẻ biết tự kiếm tiền bằng những việc trẻ có thể làm. Ví dụ như việc con có thể kiếm được bao nhiêu tiền từ việc giặt  hay giúp mẹ làm việc nhà. Với những đồ đắt tiền, trẻ cần tích cóp từng chút một, bằng cách này cha mẹ sẽ giúp trẻ biết nâng niu thành quả của mình hơn. 

4. Giúp trẻ nuôi heo đất hoặc một tài khoản tiết kiệm lâu dài

Nuôi heo đất là một trong những hình thức tiết kiệm lâu đời và phổ biến được nhiều người thường dùng nhất. Bố mẹ có thể đưa ra cho trẻ gợi về cách tiết kiệm những khoản tiền mà trẻ có được như tiền lì xì, tiền thưởng học sinh giỏi, tiền tiêu vặt… để tạo ra một tài khoản lớn hơn. Một điều quan trọng là trước khi đút heo thì bố mẹ cũng cần giải thích cho con hiểu việc nuôi heo để làm gì và số tiền nuôi heo đất sẽ do trẻ có toàn quyền quản lý. Khi đã hiểu về giá trị của đồng tiền, trẻ sẽ thích thú hơn và tự giác hơn với việc tiết kiệm.

Ngoài ra, hiện nay nhiều cha mẹ cũng tiết kiệm cho con bằng cách mở tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, hoặc đóng bảo hiểm cho con để đảm bảo tương lai của con sau này.

5. Dạy trẻ lập kế hoạch với tiền bạc

Bố mẹ nên hướng dẫn con lập kế hoạch cụ thể con sẽ sử dụng các khoản tiền của như thế nào, để con tự quyết định xem mình cần gì và dùng số tiền đó để mua sắm chi tiêu như thế nào. Cách hướng dẫn này sẽ giúp trẻ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng số tiền mà mình có vào những việc cần thiết, trong giới hạn cho phép.



Theo Mộc - VietNamNet


tiền tiết kiệm


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.