Trẻ bị bắt nạt, trước khi dạy con đánh lại, hãy dạy chúng điều này!

Nếu một đứa trẻ bị bắt nạt, cha mẹ cũng nên tự suy ngẫm về cách giáo dục của mình. Tại sao trẻ lại bị như vậy?

Càng lớn, trẻ sẽ phải tự lập nhiều hơn, sự xuất hiện của bố mẹ ở bên cạnh cũng ngày càng ít đi, nên nguy cơ trẻ bị bắt nạt cũng tăng lên. Hiện trạng bắt nạt học đường cũng như bắt nạt trong xã hội là việc rất nghiêm trọng, nó xảy ra ở mọi quốc gia, cả ở những nền giáo dục văn minh. Nó gây tổn thương tâm lý cực kỳ nặng nề, thậm chí cả tự tử. Bé trai dễ bị bắt nạt về thể chất, trong khi bé gái dễ bị bắt nạt về tâm lý hơn.

Trẻ bị bắt nạt, trước khi dạy con đánh lại, hãy dạy chúng điều này!-1

Việc bị bạn bè bắt nạt có tác động sâu sắc đến trẻ em. Bởi vì đó là những cách hành xử xấu và sẽ làm tổn thương con ghê gớm. Con bạn lại không dám nói vì sợ bị đánh, mất tình bạn hoặc bị các bạn khác cô lập.

Suy cho cùng, những người bị bắt nạt thường nhút nhát, sống nội tâm và không có bạn bè. Nếu một đứa trẻ bị bắt nạt, cha mẹ cũng nên tự suy ngẫm về cách giáo dục của mình, tại sao trẻ lại hình thánh một tính cách như vậy? Thay vì hành xử nổi nóng, cha mẹ hãy bình tĩnh tìm rõ nguyên nhân, giúp trẻ giải quyết vấn đề cũng như dạy trẻ cách xử lý tình huống khi bị bắt nát như thế nào cho hợp lý.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị bắt nạt?

Dạy con hiểu về bắt nạt

Bắt nạt là một hình thức của hành vi gây hấn biểu hiện bằng việc sử dụng vũ lực cưỡng ép người khác, đặc biệt là khi hành vi này là thường xuyên và liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực.

Theo nghiên cứu cho thấy bắt nạt bắt đầu bằng lời nói. Phản ứng đầu tiên của “nạn nhân” quyết định trẻ còn tiếp tục là đối tượng bị hướng đến hay không.

Trẻ bị bắt nạt, trước khi dạy con đánh lại, hãy dạy chúng điều này!-2

Nếu kẻ bắt nạt thấy trẻ yếu đối, không dám phản kháng thì việc bắt nạt thường sẽ tăng tiến. Do đó, cha mẹ cần dạy con nhân biết rõ đâu mà hành vi bắt nạt và nên thảo luận với con trước khi bắt nạt xảy ra để khi xảy ra tình huống đó, con có thể xử lý thành công khi kẻ bắt nạt “thử” phản ứng của con.

Thường xuyên nói chuyện với con 

Có những cuộc nói chuyện cởi mở và thoải mái cùng con sẽ giúp con phát triển sự tự tin, tự trọng, có mối quan hệ tốt với người khác, sự phối hợp và sự gắn kết với bố mẹ. Do vậy, bố mẹ hãy cố dành thời gian để trò chuyện cùng con nhiều nhất có thể.

Trẻ bị bắt nạt, trước khi dạy con đánh lại, hãy dạy chúng điều này!-3

Khi thấy con có dấu hiệu bị bắt nạt diều đầu tiên bạn cần hỏi con: “con thấy thế nào?”.  Vì có những bạn bình thản, dễ quên khi bị đánh, tẩy chay, nói xấu, nhưng có bé thì cực kỳ tổn thương.

Hãy để cho con hiểu khi con tổn thương, ba mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng cảm và cùng con tìm hướng giải quyết. Khi trẻ con nhút nhát, điều tốt nhất mà bố mẹ có thể làm chính là bảo vệ con mình bằng tình yêu thương thực sự.

Khi trẻ tự tin về bản thân, khả năng bị bắt nạt sẽ ít ảnh hưởng đến trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích sở thích, hoạt động ngoại khóa và các tình huống xã hội mang lại điều tốt nhất cho con bạn.

Tôn vinh sức mạnh của trẻ và khuyến khích kết nối lành mạnh với người khác có thể tăng sự tự tin lâu dài của trẻ, ngăn ngừa mọi tình huống bắt nạt tiềm ẩn.

Dạy trẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ

Nếu trẻ bị bắt nạt khi ở trường, cha mẹ phải dạy trẻ cách kêu cứu và tìm kiếm sự hỗ trợ. Ví dụ, con bạn bị bạn trong lớp trêu trọc, bắt nạt.  Lúc này, các mẹ có thể giáo dục con cái mình đứng lên nói về hành vi trêu trọc của bạn, có thể hét lên trong trường hợp nghiêm trọng hơn. Bằng cách này, nhiều trẻ em và giáo viên sẽ nghe thấy và sẽ ra tay bảo vệ bạn.

Trẻ bị bắt nạt, trước khi dạy con đánh lại, hãy dạy chúng điều này!-4

Trong trường hợp bị bắt nạt ở ngoài trường học, hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên khi cần thiết. Nếu bị bắt đi hoặc đánh, chúng cần biết mình phải làm gì trong trường hợp này. Dạy cho bé cách đối phó trường hợp đó là hét lên “cứu với” la hét, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp hay chạy thật nhanh đến người lớn gần đó.  Một tiếng kêu cứu lớn như vậy cũng sẽ răn đe những kẻ muốn làm tổn thương chúng.

Dạy trẻ cách tranh luận

Khi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ nên giáo dục con cái và học cách đấu tranh bằng lý trí. Con nên đứng trước mặt đối phương và chỉ ra lỗi lầm của người kia, đừng không dám lên tiếng vì ngại hoặc xấu hổ, càng không nên rơi vào trạng thái quá cô lập. Con nên mạnh dạn phản đối và sử dụng một số sự kiện có cơ sở để khiến đối phương cảm thấy áp lực. Ngay cả khi con bạn làm khó giáo viên, con cũng phải nói ra ý kiến của riêng mình và không được sợ hãi.

Đừng gây rắc rối, nhưng đừng sợ rắc rối

Khi một đứa trẻ bị bắt nạt, liệu nó có nên chống trả lại ngay lập tức hay không là một vấn đề còn nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nên tiết chế hơn chứ không nên giáo dục trẻ trực tiếp đáp trả lại. Suy cho cùng, đánh là sai, không thể để con cái học hỏi lẫn nhau. Trong trường hợp đối thủ quá cao và khỏe khi trẻ lao vào đánh đối thủ thì cuối cùng bản thân trẻ sẽ bị thiệt hại. Cha mẹ có thể dặn con tránh xa những kẻ thích bắt nạt và tốt nhất là không nên chơi với những đứa trẻ thô lỗ đó. Nếu có đứa trẻ khác đang cố tình bắt nạt con mình, thì cha mẹ nên nói với trẻ đừng sợ hãi. Dù con có làm gì đi chăng nữa, bố và mẹ sẽ cùng đứng về phía con.

Trẻ bị bắt nạt, trước khi dạy con đánh lại, hãy dạy chúng điều này!-5

Những lúc bình thường, mẹ nên nói với con rằng thế giới này không chỉ có tươi đẹp mà còn có rất nhiều mâu thuẫn, xung đột. Mẹ hy vọng rằng con sẽ là một người tốt và hiền lành khi con lớn lên. Tuy nhiên, tử tế không có nghĩa là hèn nhát. Khi bị ai đó xâm phạm đến quyền và lợi ích, đừng sợ hãi, hãy dũng cảm từ chối và bảo vệ chính mình.

Dạy cho con kỹ năng tự bảo vệ    

Hãy dạy trẻ tính tự lập. Trang bị cho con những cách đối phó với việc này: Cách chọn bạn, tránh xa những bạn không tốt, mở rộng mối quan hệ bạn bè thông qua việc tham gia các hoạt động trường lớp, cho con học võ. Dạy con đi đâu cũng nên đi đông, tránh đi một mình vào chỗ khuất tầm nhìn của người lớn. Và tuyệt đối không đáp trả bạn bằng vũ lực.

Sự can thiệp của cha mẹ 

Khi nhận ra những dấu hiệu bắt nạt học đường đầu tiên đối với con, hãy can thiệp từ góc độ của những đứa trẻ trước. Thông qua những mối quan hệ của con như bạn bè, thầy cô cha mẹ sẽ nắm được phần nào thông tin và giúp con xử lý tình huống khi bị bắt nạt. 

Trẻ bị bắt nạt, trước khi dạy con đánh lại, hãy dạy chúng điều này!-6

Nhưng trong trường hợp nhận ra vấn đề bắt nạt học đường khi đã ở mức độ nghiêm trọng, cha mẹ cần chủ động can thiệp kịp thời từ góc độ người lớn. Phụ huynh cần liên hệ với thầy, cô giáo chủ nhiệm, nhà trường cũng như bố mẹ phụ huynh bắt nạt con mình. Khi có thể biết chính xác việc con mình bị bắt nạt, hãy làm việc rõ ràng đề giải quyết vấn đề tận gốc. Nếu những người lớn có liên quan không xử lý dù đã được thông báo, hãy mạnh dạn xem xét việc chuyển trường vì sự an toàn của con trẻ là điều quan trọng nhất.

Khi con bạn đã là một nạn nhân của nạn bắt nạt học đường, hãy giúp con hiểu rằng nạn bắt nạn học đường không có gí quá đáng sợ. Con cần dũng cảm để mạnh mẽ chống lại nọ, vượt qua nó. Hãy học cách tự tin, mạnh mẽ để đón nhận một tương lai tươi sáng.

 

Theo Mộc - VietNamNet


Bắt nạt học đường


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.