Cha mẹ thông minh nuôi dạy con rất khác: Họ làm 4 điều này để con lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc phơi phới

Không có công thức chung trong việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, cha mẹ thông thái đều dùng chung một số nguyên tắc trong việc giáo dục con thành tài.

Trẻ nhỏ cần phải được uốn nắn đúng cách thì mới nên người. Nếu không được nuôi dạy đúng phương pháp đôi khi sẽ tạo nên những thói quen tật xấu khó bỏ khi lớn lên. Cũng chính vì vậy mà nuôi dạy trẻ nhỏ không phải là việc đơn giản mà ai cũng có thể làm tốt. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, vị tha và tình yêu thương vô bờ bến dành cho con từ cha mẹ. 

Đối với những cha mẹ thông thái, họ có cách nuôi dạy con rất khác. Để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã áp dụng một số nguyên tắc sau.

1. Cho con thất vọng đúng mức

Những đứa trẻ mới tập đi luôn dễ ngã. Có phải khi nhìn thấy con loạng choạng, phản ứng của cha mẹ là lo lắng, bất an và ngay lập tức lao đến đỡ con. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không làm như vậy. Thấy con nằm trong phạm vi an toàn, họ không hề lo sợ, sẵn sàng để con ngã. Bởi với họ, trẻ không thể biết đi nếu không ngã vài lần. Trẻ cần có vấp ngã, có thách thức đầu đời, cha mẹ đừng quá bao bọc con. 

Lại có nhiều cha mẹ nuông chiều con hết mực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của con, dù điều đó là vô lý. Khi con gặp khó khăn hay gây ra lỗi lầm, họ sẵn sàng thay con giải quyết càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đứa trẻ sống trong môi trường như vậy sẽ thiếu đi khả năng chịu đựng, kiểm soát cảm xúc. 

Cha mẹ thông minh nuôi dạy con rất khác: Họ làm 4 điều này để con lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc phơi phới-1

Vấp ngã, thất vọng sẽ giúp trẻ trưởng thành hơn. (Ảnh minh họa)

Trên đời không có điều gì là miễn phí, đứa trẻ thiếu kiên nhẫn, chưa nếm trải thất vọng sẽ khó có được thành quả. Ngược lại, những đứa trẻ từng trải qua thất bại sẽ biết rằng, chỉ cần chăm chỉ và nỗ lực, thành công ắt tới. 

Cho dù là việc nhỏ, cha mẹ nên để trẻ tự thực hiện. Điều này mang đến cho trẻ cảm giác chinh phục được mục tiêu, giúp trẻ dũng cảm đối mặt với những nhiệm vụ hóc búa hơn. Đặc biệt, dù thử thách có gian nan, có thất bại, trẻ cũng được rèn luyện tinh thần can đảm. 

2. Dành nhiều thời gian bên con hơn

Rất nhiều cha mẹ vì bận rộn công việc nên ít dành thời gian bên con. Không ít lần, họ cảm thấy dằn vặt, tủi hổ nhưng không biết cách làm thế nào để sắp xếp công việc. Liệu một đứa trẻ không có cha mẹ đồng hành có thể hạnh phúc? 

Theo một nghiên cứu công bố gần đây: 70% các cha mẹ đang cảm thấy có lỗi vì dành ít thời gian bên con, 25% ông bố bà mẹ sẵn sàng thay đổi công việc, thậm chí nhận mức lương thấp hơn nhiều để có thời gian dành cho con cái.

Cha mẹ không nên đổ lỗi cho bản thân bởi không thể làm mọi thứ một cách hoàn hảo. Cảm giác tội lỗi gây hại nhiều hơn là có lợi cho cả cha mẹ lẫn con cái. Nếu cha mẹ tiếp tục lo lắng không thể chăm sóc con tốt vì công việc thì sự căng thẳng tích tụ cuối cùng có thể bùng nổ trước mặt con. Vì thế, hãy cố gắng sắp xếp thời gian, cân bằng công việc, giải quyết mọi việc theo thứ tự ưu tiên để có thêm thời gian dành cho con cái. 

Sau khi tan sở, cha mẹ có thể dành 15 – 20 phút để trò chuyện, chia sẻ mọi điều diễn ra trong ngày trước khi tất bật vào bếp nấu cơm. Hoặc trước khi con đi ngủ, cha mẹ có thể dành thời gian tâm sự cùng con. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương, quan tâm. 

Cha mẹ thông minh nuôi dạy con rất khác: Họ làm 4 điều này để con lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc phơi phới-2

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian bên con. (Ảnh minh họa)

 3. Học cách nói không với trẻ

Cha mẹ không phải đầu bếp cá nhân, tài xế riêng hay là một chiếc máy ATM vô đáy. Do vậy, hãy dạy trẻ sự khác biệt giữa "muốn" và "cần". Là cha mẹ, bạn là người quyết định hướng đi của trẻ. Trẻ cần có ranh giới, tiêu chuẩn và sự dẫn dắt của người lớn. Đừng ngại nói "không" trước những yêu cầu hay đòi hỏi vô lý của trẻ.

Cha mẹ nên cố gắng thường xuyên trò chuyện để giải thích cho trẻ hiểu những gì trẻ có thể và không thể. Hãy tùy tình huống mà tỏ ra cương quyết hay mềm mỏng với trẻ. Ban đầu, cha mẹ có thể bối rối khi trẻ ăn vạ, khóc lóc hay giận dữ nhưng nhất định phải giữ vững lập trường. Chỉ sau một thời gian, trẻ nhất định sẽ biết chừng mực và không còn đòi hỏi những điều vô lý.

4. Không can thiệp sâu vào cuộc sống của con

Những người lớn lên trong gia đình không hạnh phúc có nhiều khả năng tự ép mình phải trở thành những ông bố, bà mẹ mẫu mực. Họ không cho phép mình có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Họ cho rằng nhiệm vụ duy nhất của mình là dành tất cả thời gian cho con cái. 

Nhưng nếu cha mẹ đã rất mệt mỏi và chán chường khi ép mình phải kiên nhẫn với con có thực sự tốt cho đứa trẻ? 

Thật ra những đứa trẻ rất nhạy cảm. Trẻ luôn nhìn vào nét mặt của cha mẹ để hiểu được suy nghĩ, tâm trạng. Trẻ cảm nhận được nụ cười gượng gạo, ánh mắt giận dữ và cả nét mặt lo lắng của cha mẹ. Lúc đó, trong trẻ sẽ vô cùng sợ hãi xen lẫn băn khoăn không hiểu mình đã làm sai điều gì. 

Nếu bạn muốn trở thành bậc cha mẹ tốt, bạn phải bắt đầu bằng việc chăm sóc cuộc sống của chính mình. Con cái có cuộc sống của con cái, cha mẹ có cuộc sống của cha mẹ. Việc cha mẹ từ bỏ cuộc sống của mình để hết lòng vun đắp cho con cái không phải là điều những đứa con mong muốn. Cha mẹ ép con thực hiện ước mơ còn dang dở của mình càng không phải là cha mẹ tốt. 

Vì vậy, cha mẹ không nên can thiệp sâu vào cuộc sống của con. Điều những đứa trẻ cần nhất là nhận được sự hỗ trợ, động viên, quan tâm kịp thời. 

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phunuvietnam.vn/4-dieu-giup-con-tro-thanh-dua-tre-hanh-phuc-20230127113601232.htm

Nuôi Dạy Con


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.