Chăm con mắc tự kỷ, bố mẹ rơi vào trầm cảm

Chị Mai rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, tinh thần luôn căng thẳng, thường xuyên cáu gắt khi chăm con mắc bệnh tự kỷ.

Vào sinh nhật 1 tuổi của con trai, dù đúng dịch COVID-19 không có ai đến dự nhưng chị Đặng Thị Mai (29 tuổi, ở Hà Nội) vẫn một mình chuẩn bị hoa, bóng, bánh để cả nhà mừng tuổi mới, hi vọng con lớn lên khoẻ mạnh.

Tuy nhiên, những năm sau đó, chị Mai không còn muốn làm gì nữa khi con trai bị chẩn đoán mắc chứng phổ tự kỷ.

Bắt đầu từ lúc con được 21 tháng, chị Mai phát hiện trẻ gọi không có phản ứng, nói hay sai làm việc gì đều không biết. “Con tôi không bao giờ nhìn vào mặt mẹ, cũng chẳng nói chuyện” , chị Mai nói và cho biết, dù đã cố gắng dạy con nhưng trẻ không tiến bộ. Chị đưa con đi khám được chẩn đoán chậm phát triển, nguy cơ cao bị tử kỷ.

Người mẹ như sụp đổ, chị khóc nhiều những ngày sau đó, cố tìm mọi cách giáo dục, can thiệp với mong muốn con sớm quay trở lại bình thường nhưng vô vọng.

Chăm con mắc tự kỷ, bố mẹ rơi vào trầm cảm-1

Con chị Mai chẳng bao giờ nhìn vào mặt mẹ. (Ảnh minh họa)

Vợ chồng chị liên tục chuyển trường mần non cho con vì không tìm được môi trường học thích hợp, tuy nhiên, mọi nỗ lực đều không có kết quả. Hết giáo viên, thạc sĩ, rồi tiến sĩ, chị tìm đủ nơi để cho con có một môi trường can thiệp tốt nhất nhưng lên 2 tuổi, 3 tuổi con vẫn không thể nói được ngay cả từ đơn giản.

Con cái bệnh tật, chị phải chuyển việc về nhà làm để chăm con, kinh tế gia đình rơi vào khó khăn khi vừa nợ nần, vừa lo tiền học cho con, mỗi tháng tháng tiêu tốn tới vài chục triệu đồng. Lương chị Mai ít ỏi, phần lớn dồn cho chồng gồng gánh, quá mệt mỏi nên hai vợ chồng càng thường xuyên cãi vã.

Chị Mai rơi vào stress, mất ngủ, tinh thần luôn căng thẳng, luôn cáu gắt. Có lúc chị không làm chủ được hành vi đã đánh con, nhưng khi bình tĩnh lại chị giận mình, ôm con khóc nức nở.

Không ít lần chị rơi vào tuyệt vọng, sinh ra ý định muốn tự tử. Người mẹ ôm con lên tầng thượng chung cư muốn kết thúc hết mọi thứ, may mắn chồng phát hiện ra. Chị được chẩn đoán mắc trầm cảm sau đó.

Cùng cảnh với chị Mai, chị Vân Anh (28 tuổi ở Hải Phòng) có con gái bị chẩn đoán mắc hội chứng phổ tự kỷ khi hơn 1 tuổi. Bé gái chẳng thể đến trường vì không thích nghi nổi, cô bé thường xuyên đánh bạn và tự làm đau mình. Điều đó khiến chị Vân Anh khổ sở đến phát điên.

Con đi học được 3 ngày lại bị trả về, cuối cùng chị cắn răng cho con đi trung tâm ” người mẹ tâm sự.

Hàng ngày con gái tiếp xúc với các bạn tự kỷ ở trung tâm, lâu dần học những hành vi không đúng, về nhà liên tục cáu gắt, tình trạng không cải thiện mà còn nặng hơn khiến chị Vân chán nản, lo lắng.

Mỗi lần nhìn thấy con ngồi một góc không giao tiếp, liên tục khóc lóc, ăn vạ, không nói được, không giải thích được chị cảm thấy bất lực.

Người mẹ sợ ánh mắt của người khác mỗi lần đưa con gái ra ngoài, khi bé không làm chủ được hành vi thường xuyên gây rối cho mọi người. Chị sợ các cuộc điện thoại của giáo viên mỗi lần gọi thông báo con lại cắn, lại đánh bạn ở lớp, đề nghị chuyển trường.

Hai năm nuôi con mang bệnh chị Vân Anh dần rơi vào trầm cảm, chị không còn tinh thần làm việc, không muốn ra đường cũng chẳng muốn giao tiếp với ai.

Chăm con mắc tự kỷ, bố mẹ rơi vào trầm cảm-2

Chăm con mắc tự kỷ, lâu dần người mẹ rơi vào trầm cảm. (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho biết, bố mẹ chăm sóc con có vấn đề về thần kinh thường bị gặp nhiều áp lực.

Bố mẹ có thể chịu áp lực từ chính con mình, từ những lời nhận xét bên ngoài nhưng không thể phản kháng mà luôn phải chịu đựng, kìm nén trong thời gian dài.

Thực tế, nhiều bố mẹ chăm sóc con cái mắc bệnh đều nhận thấy sức khỏe tâm lý ngày càng xấu đi. Các triệu chứng trầm cảm mà họ chưa từng trải qua trước đây như lo lắng, ít giao tiếp, suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, lặp đi lặp lại.

Theo bác sĩ Thu, khi người chăm sóc chịu áp lực tinh thần, nhưng không thể chia sẻ hoặc không có các nguồn lực giúp đỡ kịp thời, sức khỏe tâm thần của họ cũng bị xấu đi, nguy cơ mắc các bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu nghiêm trọng

Vì thế, bác sĩ khuyến cáo người chăm sóc cần ưu tiên sức khỏe tâm thần của mình, trước khi nghĩ đến việc giúp đỡ người trong gia đình. Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trầm cảm, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được đánh giá, phát hiện sớm và hỗ trợ kịp thời.

Theo VTC


tự kỷ


Phụ nữ cần chứng minh những gì khi chia tài sản lúc ly hôn?
Trong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.