- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chàng trai 36 tuổi vẫn để mẹ đút cơm, nghiện game online nhiều năm, đưa đi khám bác sĩ nói ra 1 câu đau lòng
Chính bởi sự giáo dục không đúng cách của gia đình đã huỷ hoại cuộc đời của chàng trai này.
- Những đứa trẻ có tính cách “dễ chịu” tuy có vẻ thông minh nhưng chưa chắc đã thành tài trong tương lai
- Con trai lấy điện thoại của mẹ nạp 100 triệu vào game online, mẹ phát hiện chất vấn con thì nhận về một câu nói cứng họng
- Phát hiện trong cặp con gái 6 tuổi có bao cao su, người mẹ nổi giận đùng đùng và chuyển trường ngay lập tức
Mỗi người khi lớn lên đều có những sự khác biệt rõ rệt, một phần là do xuất phát điểm của mỗi người là khác nhau, bên cạnh đó còn là do nền tảng giáo dục của gia đình. Ai cũng muốn con mình lớn lên bình an, giỏi giang nên ra sức chăm bẵm, nhưng nếu dùng sai cách thì sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Pan sinh ra trong một gia đình tương đối giàu có ở tỉnh Hồ Nam, cha anh là một giáo viên và mẹ là kỹ thuật viên nhà máy. Vì gia đình chỉ có một mình anh là con nên cả 2 bố mẹ đều rất nuông chiều. Tuy nhiên, trong suốt quãng thời gian Pan lớn lên, bố anh toàn phải làm việc xa nhà nên trách nhiệm giáo dục anh thuộc về mẹ anh.
Pan và mẹ của mình
Khi còn nhỏ, Pan là một cậu bé ngoan ngoãn, thỉnh thoảng còn giúp mẹ làm việc. Vì vậy, cậu nhận được rất nhiều lời khen của mọi người. Nhưng cũng chính vì những lời khen xuất hiện ngày càng nhiều mà Pan luôn nghĩ mình là một đứa bé ngoan, làm việc gì cũng tốt và dần dần không còn giúp mẹ làm việc nữa.
Đối với Pan, cậu chỉ có việc học và ăn, mọi việc đều có mẹ lo cho hết, bên cạnh đó là nếu cậu muốn gì thì bà mẹ đều đáp ứng. Vì quá được nuông chiều nên Pan chỉ nằm ở nhà và học, không tham gia, hoà nhập cùng những người bạn trong xóm cộng thêm tính tình kiêu căng, tự mãn. Nên đến tận năm 10 tuổi, cậu cũng chẳng có ai chơi cùng.
Khi Pan vào học trung học, vì không hợp khẩu vị với cơm của ký túc xá nên mẹ cậu thường nấu đủ các món sẵn ở nhà và đến giờ trưa, cậu lại trốn về nhà ăn cơm. Sau đó lại nằm nghỉ ở nhà rồi mới đi học. Vì vậy, dù học mấy năm, Pan cũng không thích nghi được với cuộc sống ở nơi tập thể.
Pan quen với cuộc sống được nuông chiều suốt hơn 30 năm
Cũng chính vì thế, Pan lạc lõng giữa mọi người, cậu tìm đến những trò chơi điện tử và ngày càng chìm đắm vào nó. Vốn là một học trò thông minh, sáng dạ nhưng khi quá sa đà vào trò chơi điện tử thì thành tích học tập của cậu tụt dốc không phanh. Nhiều lần cô giáo đã nhắc nhở Pan và gia đình, nhưng cách giải quyết của phụ huynh chỉ là bỏ qua, chiều theo sở thích của Pan.
Tình trạng này cứ thế tiếp diễn, khi Pan trở thành một người trưởng thành thì mọi chuyện lại càng khó kiểm soát. Càng ngày anh ta càng đòi hỏi mua những chiếc máy tính mới để phục vụ cho việc chơi game trong khi bản thân thì lười biếng, không chịu làm lụng. Khi lên đến 30 tuổi, Pan vẫn sống dựa vào đồng lương hưu ít ỏi của cha mẹ mình.
Chưa dừng lại ở đó, việc chơi game nhiều hôm kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, sợ con trai mình đói nên mẹ anh đã phải vào tận nơi để bón cơm cho người con đã sang tuổi 36. Tuy vậy, Pan chỉ coi đây là chuyện đương nhiên vì suốt bao năm qua vẫn diễn ra như vậy. Và suy nghĩ báo hiếu, phụng dưỡng cha mẹ không bao giờ xuất hiện. Anh cứ bị trượt dài trong sự sa đà, vô dụng.
Chàng trai U40 bị nghiện game online không thể thoát ra
Không những thế, trong một lần chơi game bị thua và bị mẹ mình giục ra ăn cơm, vì quá tức giận nên anh ta đã đấm mạnh vào mặt mẹ khiến bà phải đi cấp cứu. Sự việc này đã khiến bố anh vô cùng tức giận và đập hết giàn máy tính của anh. Hai bố con giằng co mạnh, để rồi dẫn đến xô xát.
Sau lần đó, bố mẹ Pan đưa anh đến bác sĩ tâm lý để khám bệnh thì được chẩn đoán mắc chứng rối loạn nhân cách và hoang tưởng, phải nhập viện điều trị ngay. Tình trạng bệnh vô cùng nghiêm trọng vì thời gian chơi game quá nhiều và không tiếp xúc với thế giới thực.
Anh bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm lý và hoang tưởng
Bi kịch này xảy ra là do anh quá được nuông chiều, không được dạy dỗ một cách đúng đắn. Dễ nhận thấy nhất là việc không cho anh tiếp xúc với thế giới bên ngoài nhiều, luôn đáp ứng những nhu cầu ăn chơi quá mức. Ngoài ra, việc người cha không ở bên chăm sóc khi còn nhỏ cũng là lý do gián tiếp dẫn đến việc sa đà này.
Vì vậy, trong việc giáo dục con cái, cha mẹ cần hết sức lưu tâm đến việc cho con phát triển đồng thời các kỹ năng ngoài cuộc sống. Cho con mình tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều hơn, hiểu được giá trị của sức lao động. Và quan trọng nhất là dạy dỗ đúng đắn, không được nuông chiều quá mức và kịp thời ngăn chặn những hành vi xấu xảy ra.
Theo Pháp luật & Bạn đọc
-
Làm mẹ6 giờ trướcNhờ một câu nói của con mà mẹ sửa đổi, dành thời gian ở bên con nhiều hơn.
-
Làm mẹ1 ngày trướcKhông có ai muốn vấp phải sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng thực tế, đôi khi bản thân các bậc làm cha làm mẹ cũng không biết được rằng mình đang sai lầm, từ trong những việc nhỏ nhất.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐối với giáo dục trẻ, thiết lập các quy tắc là điều vô cùng quan trọng, không thể thiếu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcĐôi lúc, sự thờ ơ, mặc kệ của ba mẹ vô tình gây ra vết thương lớn trong lòng con trẻ.
-
Làm mẹ2 ngày trước5 hành vi gây hại cho trẻ này rất phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay, cần sớm thay đổi để tốt cho sự phát triển của trẻ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcKhánh Thi đăng tải công khai khoảnh khắc Phan Hiển nghiêm khắc dạy bảo con trai khi đi thi đấu.
-
Làm mẹ3 ngày trước“Thật không ngờ đứa con gái luôn ngoan ngoãn, lễ phép, học giỏi của tôi lại như thế", ông bố bần thần nói.
-
Làm mẹ3 ngày trướcDưới đây là những triệu chứng bất thường trong thai kỳ mà sản phụ nên lưu ý để kịp thời thăm khám.