Cháu gái 11 tuổi mượn điện thoại của bà dùng, lát sau bà kiểm tra thấy mất 400 triệu đồng vì lý do không tưởng

Vì muốn có được chữ ký kèm ảnh của thần tượng, bé gái 11 tuổi đã bị lừa mất 400 triệu đồng.

Việc cha mẹ cho con cái sử dụng điện thoại không phải là điều gì quá ngạc nhiên trong thời đại hiện nay. Thế nhưng, ít ai nghĩ tới những tình huống con mình có thể bị lừa gạt tiền chỉ qua vài dòng tin nhắn trên điện thoại. Trên thực tế, việc lừa đảo hiện nay rất tinh vi, kẻ lừa đảo có thể giả danh dưới nhiều dạng khác nhau và đánh vào nhiều đối tượng, trong đó có trẻ nhỏ. Câu chuyện sau đây là một ví dụ điển hình.

Cách đây không lâu, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin một cô bé tên Tiểu Y, sống ở thành phố Khải Đông, tỉnh Giang Tô. Vì muốn có được bức ảnh kèm chữ ký của thần tượng mà Tiểu Y mà đã bị lừa mất 110.000 tệ (khoảng 400 triệu đồng).

Được biết, Tiểu Y thường xuyên mượn điện thoại của ông bà để tham gia một nhóm ủng hộ thần tượng. Sau đó, có một người nhắn tin riêng cho cô bé nói rằng, họ có 2 bức ảnh kèm chữ ký của thần tượng, hỏi cô bé có muốn mua không. Tất nhiên, cô bé vì quá muốn có món quà này nên ngay lập tức đồng ý.

Cháu gái 11 tuổi mượn điện thoại của bà dùng, lát sau bà kiểm tra thấy mất 400 triệu đồng vì lý do không tưởng-1
Tiểu Y bị kẻ lừa đảo qua mạng lừa mất 400 triệu đồng. (Ảnh minh họa)

Theo đoạn chat của Tiểu Y và kẻ lừa đảo, người này đã nói với cô bé mượn điện thoại của ông bà, hướng dẫn chuyển tiền qua điện thoại. Cô bé đã chuyển 60 lần mệnh giá 200 tệ vào 5 tài khoản khác nhau của kẻ lừa đảo. Số tiền này được lấy từ tài khoản ngân hàng của ông bà liên kết với điện thoại, chỉ cần thêm ID qua ứng dụng Alipay là có thể chuyển tiền rất dễ dàng. Mọi thao tác đều được kẻ lừa đảo hướng dẫn cho cô bé rất chi tiết.

Cô bé nhận ra có điều gì đó không ổn và muốn lấy lại tiền, bên kia nói dối rằng tiền sẽ được hoàn trả trong vòng 24 giờ, đồng thời hối thúc thêm việc chuyển tiền để đẩy nhanh tốc độ. Tiểu Y tiếp tục chuyển thêm 1999 tệ, 4999 tệ, 9999 tệ. Chỉ trong vòng 3 tiếng, cô bé đã chuyển cho kẻ lừa đảo 110.000 tệ.

Chưa dừng lại ở đó, kẻ lừa đảo tiếp tục nói dối để Tiểu Y xóa thông tin tài khoản chuyển tiền trước đó, nói cô bé cần phải tháo sim điện thoại, cho vào bồn cầu và quăng điện thoại từ trên lầu xuống để tiêu hủy toàn bộ bằng chứng. Khi sự việc được phát hiện thì mọi việc không thể kiểm soát được nữa, số tiền trên không thể lấy lại.

Cháu gái 11 tuổi mượn điện thoại của bà dùng, lát sau bà kiểm tra thấy mất 400 triệu đồng vì lý do không tưởng-2
Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng được kẻ lừa đảo nhắm đến. (Ảnh minh họa)

Trên thực tế, trong những năm gần đây, những vụ lừa đảo trẻ nhỏ như thế này không phải là hiếm xảy ra. Nhiều trường hợp phát hiện tại Trung Quốc cho thấy, kẻ lừa đảo giả dạng người nổi tiếng, kết bạn với người hâm mộ, gửi mã QR và lừa chuyển tiền. Hay như trường hợp khác, kẻ lừa đảo sử dụng các hoạt động giảm giá như chuyển 999 tệ 10 lần sẽ được hoàn lại và thưởng gấp đôi số tiền ban đầu.

Trẻ em là đối tượng dễ bị lừa gạt nhất, vì vậy cha mẹ nên sớm trang bị kiến thức để bảo vệ con mình. Sau đây là một số phương pháp bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi trên Internet được Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên.

Cha mẹ phải luôn để ý đến những trang web con mình truy cập

Bạn nên thường xuyên quan sát con mình đang sử dụng điện thoại như thế nào, nhìn xem chúng đang xem chương trình gì, nói chuyện với ai. Thỉnh thoảng, bố mẹ hãy kiểm tra lịch sử duyệt web hoặc thùng rác trong máy để kịp thời phát hiện việc trẻ truy cập vào những nội dung nguy hiểm. 

Dạy con không được tiết lộ thông tin cá nhân

Bạn cần nhấn mạnh với trẻ rằng, chúng không được phép tiết lộ tên thật, nơi ở, trường học… cho bất kỳ ai trên mạng. Ngay cả với anh chị em họ, trẻ cũng không được phép tiết lộ khi nói chuyện qua mạng.

Cháu gái 11 tuổi mượn điện thoại của bà dùng, lát sau bà kiểm tra thấy mất 400 triệu đồng vì lý do không tưởng-3
Cha mẹ cần theo dõi việc con mình sử dụng điện thoại.

Theo dõi những cuộc trò chuyện trực tuyến của con cái

Nếu bạn cho phép con mình nói chuyện trực tuyến với bạn bè, cần đảm bảo rằng đó đều là những người bạn thực sự ngoài đời. Nhấn mạnh với con cái rằng, nếu nói chuyện với người lạ, đó có thể là kẻ bắt cóc, kẻ lừa gạt… đang giả danh bạn bè. Cha mẹ có thể khuyên trẻ nên sử dụng video call khi nói chuyện trên mạng để xác minh đó có phải là bạn của mình không trong một số trường hợp.

Cài đặt phần mềm lọc nội dung dành cho người lớn

Có một số phần mềm giúp tự động xóa sạch hoặc chặn truy cập vào những trang web có nội dung không lành mạnh, bố mẹ có thể sử dụng để đảm bảo con không có cơ hội tiếp xúc với những nội dung không phù hợp. 

Đừng để con cái mua sắm trực tuyến mà không có sự giám sát của cha mẹ

Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp khả năng nhớ của trẻ về những con số của thẻ tín dụng, mật khẩu, mã bảo mật 3 chữ số... chúng hoàn toàn có thể ghi nhớ và sử dụng, gây hậu quả khó lường. Chính vì thế, bố mẹ nên hạn chế cho con tiếp xúc những chiếc thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng của mình. Đồng thời, khi mua bán thứ gì đó trên mạng, phụ huynh hãy kín đáo, tự nhập mật khẩu tránh để chúng biết. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chau-gai-11-tuoi-muon-dien-thoai-cua-ba-dung-lat-sau-ba-kiem-tra-thay-mat-400-trieu-dong-vi-ly-do-khong-tuong-162210906133829208.htm

Nuôi Dạy Con


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.