- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không phải IQ, EQ hay AQ, đây mới là chỉ số giúp trẻ có cuộc sống viên mãn, lớn lên có sự nghiệp thành công như mong đợi
Đây là chỉ số quyết định sự thành công của mỗi chúng ta.
Cha mẹ nào cũng mong con mình thông minh, giỏi giang, mai này "hóa rồng, hóa phượng". Vì thế, nhiều phụ huynh tập trung đầu tư giáo dục cho con ở 3 nhóm chỉ số sau: Chỉ số thông minh – IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc – EQ, chỉ số vượt khó – AQ. Họ không tiếc tiền đăng ký cho con các lớp học thêm, lớp năng khiếu nghệ thuật hay mua đầu tư trang thiết bị học tập hiện đại để con phát triển toàn diện.
Thế nhưng, nhiều đứa trẻ dù được đào tạo cẩn thận vẫn không trưởng thành như mong đợi. Không ít trẻ có thành tích học tập xuất sắc khi thơ ấu nhưng lớn lên không thành công. Thậm chí, nhiều đứa trẻ do không vượt quá cái bóng huy hoàng của mình trong quá khứ dẫn đến mặc cảm, tự ti, sống khép mình.
Thực trạng này đặt ra câu hỏi, liệu có phải cha mẹ đang giáo dục con không đúng hướng, đã tập trung quá trình vào chỉ số IQ, EQ và AQ mà bỏ đi nhiều kỹ năng quan trọng khác? Theo thống kê của các tổ chức giới thiệu việc làm, có hàng chục ngàn nhân viên đã mất việc vì khả năng giao tiếp xã hội yếu kém. Mà trước đó, những người này luôn nghĩ rằng họ đáp ứng đủ chỉ tiêu và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được đề ra.
Trong thời đại mới, có hàng trăm ngàn công việc từ cực kỳ đơn giản đến vô cùng phức tạp. Nhưng yếu tố quan trọng nhất để thăng tiến trong công việc mà hàng triệu người đang quên lãng, đó chính là trí thông minh xã hội SEQ (Social Intelligence Quotient).
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu nhận biết đứa trẻ sở hữu trí thông minh xã hội SEQ
1. Kỹ năng giao tiếp tốt
Nếu trẻ có khả năng kết bạn nhanh chóng, cởi mở trò chuyện, sẵn sàng chia sẻ mọi điều với người khác thì đây là báo hiệu đầu tiên của việc trẻ sở hữu trí thông minh xã hội SEQ.
Những đứa trẻ như vậy luôn đứng ở vị trí trung tâm và luôn lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Trẻ dễ dàng thực hiện các cuộc đối thoại với nhiều người. Trẻ rất khéo léo trong việc sử dụng những câu từ và ngôn ngữ cơ thể để tạo ra một cách diễn đạt lôi cuốn nhất.
2. Hiểu các quy tắc xã hội
Trẻ hiểu các quy tắc xã hội có khả năng kiềm chế cảm xúc cá nhân và luôn trau dồi các kiến thức xã hội mới để điều chỉnh kỹ năng ứng xử với mọi người xung quanh. Những đứa trẻ này là người rất khéo léo, tinh tế, khôn ngoan.
Những quy tắc xã hội đơn giản đối với một đứa trẻ như: Biết xếp hàng nơi đông người, biết giữ gìn môi trường, không gây mất trật tự nơi công cộng,…
3. Có khả năng lắng nghe người khác
Những người nhận được niềm tin chính là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất để tạo ra cảm giác an toàn, bình an cho mọi người xung quanh. Trẻ sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt có thể được coi là hệ thần kinh xương sống của xã hội giúp kết nối tất cả mọi người lại với nhau.
Việc nhận biết dấu hiệu của trẻ sở hữu chỉ số SEQ sớm sẽ giúp cha mẹ có phương pháp giáo dục phù hợp. (Ảnh minh họa)
4. Khả năng ứng biến tốt
Ứng biến tốt là một khả năng tuyệt vời của SEQ. Nếu cha mẹ thấy con mình có khả năng ứng biến hiệu quả có thể sống tốt trong mọi hoàn cảnh dù là những hoàn cảnh khó khăn nhất. Đây chính là dấu hiệu khi lớn lên, trẻ sẽ trở thành người luôn tự tin vào bản thân và sống chan hòa với tất cả mọi người.
Những đứa trẻ này thường biết cách xoa dịu tâm lý của người hay cáu giận hoặc thổi bùng niềm hạnh phúc cho những người đang gặp khó khăn. Đây chính là nhà quản lý, nhà lãnh đạo xuất sắc trong tương lai.
Cách nào giúp trẻ phát triển chỉ số SEQ?
Dưới đây là 3 nguồn gốc tạo nên trí thông minh xã hội SEQ. Cha mẹ cần lưu ý để có phương pháp trau dồi phù hợp cho trẻ.
1. Rèn luyện cảm xúc từ khi còn nhỏ
Như tất cả mọi loại trí thông minh, trí thông minh xã hội là một trong những khả năng tuyệt vời của bộ não. Những đứa trẻ bị tự kỷ sẽ khó phát triển trí thông minh xã hội hơn những đứa trẻ luôn hoạt bát, nhanh nhẹn và hiếu động.
Những đứa trẻ thích chơi đùa với động vật hoặc anh chị em trong gia đình luôn luôn có những suy nghĩ tích cực hơn về xã hội. Từ đó những trẻ này thường có quá trình học tập và rèn luyện tốt nhất.
Cha mẹ cần là người đồng hành giúp con phát triển trí thông minh xã hội SEQ. (Ảnh minh họa)
2. Rèn luyện khả năng giao tiếp lưu loát
Giao tiếp là phương tiện căn bản nhất để phát triển trí thông minh xã hội. Vì đây là cách dễ dàng nhất để truyền tải ngôn ngữ, diễn tả cảm xúc từ cá nhân này đến những cá nhân khác.
Ca sĩ, diễn viên là những người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Họ là những người sở hữu chỉ số SEQ cao vì ngay từ thuở ấu thơ, họ đã là những đứa trẻ vui vẻ và năng động. Tài năng của họ đa số được xuất phát từ khả năng giao tiếp với xã hội liên tục. Họ luôn được gặp và nói chuyện với rất nhiều người, từ đó học hỏi được kiến thức và trau dồi khả năng giao tiếp.
3. Mang đến cho trẻ không khí gia đình hòa thuận
Môi trường sống xung quanh, gia đình và cách sinh hoạt của gia đình chính là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra trí thông minh xã hội.
Những gia đình đông con, nghèo khổ thường phải đối diện với nhiều khó khăn như bệnh tật, nợ nần, bạo lực. Trẻ sống trong những gia đình này thường phải chịu đựng những cảm xúc tiêu cực đè nén liên tục nên dễ sinh ra những căn bệnh liên quan đến tâm lý. Điển hình là bệnh tự kỷ - kẻ thù lớn nhất của trí thông minh xã hội.
Ngược lại, những đứa trẻ nhận được nhiều tình cảm yêu thương của cha mẹ và được học tập, rèn luyện ở những ngôi trường chuẩn mực sẽ có cơ hội phát triển trí thông minh xã hội tốt hơn nhiều.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ2 giờ trướcKhông có ai muốn vấp phải sai lầm khi nuôi dạy con, nhưng thực tế, đôi khi bản thân các bậc làm cha làm mẹ cũng không biết được rằng mình đang sai lầm, từ trong những việc nhỏ nhất.
-
Làm mẹ5 giờ trướcĐối với giáo dục trẻ, thiết lập các quy tắc là điều vô cùng quan trọng, không thể thiếu.
-
Làm mẹ9 giờ trướcĐôi lúc, sự thờ ơ, mặc kệ của ba mẹ vô tình gây ra vết thương lớn trong lòng con trẻ.
-
Làm mẹ20 giờ trước5 hành vi gây hại cho trẻ này rất phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay, cần sớm thay đổi để tốt cho sự phát triển của trẻ.
-
Làm mẹ2 ngày trướcDưới đây là những triệu chứng bất thường trong thai kỳ mà sản phụ nên lưu ý để kịp thời thăm khám.
-
Làm mẹ2 ngày trướcIQ của một đứa trẻ có liên quan tới nhiều yếu tố, trong đó có cả cân nặng lúc mới sinh.
-
Làm mẹ3 ngày trướcĐây là khoảng thời gian mà ba mẹ và con cái nên dành cho nhau, gắn kết thêm mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
-
Làm mẹ3 ngày trướcKhi hỏi về giáo dục sớm cho con, chị My sẽ đặt giáo dục gia đình - giáo dục từ cảm xúc ấu thơ là nền tảng quan trọng nhất. Giáo dục sớm để con hoàn thiện nhân cách, cho con tình yêu vững vàng, mạnh mẽ để có thể hạnh phúc trong tương lai dù là ai đi chăng nữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcCó câu nói thế này "Giáo dục vĩ đại nhất là cảm xúc ôn hoà của người mẹ". Cảm xúc của người mẹ chính là sự giáo dục để con trưởng thành cả về thể chất và tâm hồn.