Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần

Việc này đã là nỗi ám ảnh của bà mẹ này trong suốt thời gian qua.

Ngày chị Florence Plant, sinh sống ở Leicester (Anh), nhận được tin thông báo rằng một trong hai đứa con song sinh 25 tuần tuổi thai đã ngừng lại là ngày chị như chết đi một nửa. Nhưng để cứu đứa trẻ còn lại, bác sĩ đã khuyên người mẹ này phải nén đau thương mà chấp nhận chuyện chị sẽ mang bé cho đến khi em bé còn lại chào đời khỏe mạnh. Bác sĩ nói rằng đây là hậu quả của hội chứng truyền máu song thai. Nghĩa là hai em bé đã không nhận được một lượng máu qua nhau thai bằng nhau.

Vì con, vợ chồng chị Leicester và anh Sam đã phải tiếp tục mang cả hai đứa trẻ, trong đó có một đứa đã tử vong, cho đến khi Hettie chào đời ở tuần thứ 35.

Bà mẹ 1 con chia sẻ: "Từng mang trong mình một đứa trẻ đã chết trong vòng 10 tuần là nỗi ám ảnh kinh khủng đối với tôi trong suốt thời gian qua. Tôi cứ luôn nghĩ đến việc đó và tôi không thể chia sẻ cùng ai. Đó là một sự tra tấn. Nhưng may mắn là tôi đã vượt qua được tất cả sự sợ hãi để cố gắng cho Hettie một cơ hội sống tốt nhất có thể".

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-1
Hettie đã chào đời khỏe mạnh ở tuần thứ 35.

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-2
Cô bé đã sống bên cạnh người chị Minnie đã mất của mình trong suốt 10 tuần khi còn đang ở trong bụng mẹ.

Được biết, quá trình mang thai đôi của chị Florence diễn đều bình thường cho đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Lúc đó chị được bác sĩ thông báo rằng hai em bé, Minnie và Hettie, bị mắc phải hội chứng truyền máu song thai. Tình trạng này ảnh hưởng từ 10 đến 15% các cặp song sinh có chung một nhau thai gọi là monochorionic. Nó làm cho các mạch máu trong nhau thai phân tán không đồng đều.

Điều này khiến cho Hettie nhận được nhiều máu hơn trong khi Minnie lại không thể phát triển do nhận ít máu nên bị suy dinh dưỡng. Nhưng vì khi đó thai nhi còn quá nhỏ, không đủ điều kiện để bác sĩ can thiệp bằng cách phẫu thuật nên chỉ có thể theo dõi các em bé thường xuyên. Đến tuần thứ 25, bác sĩ thông báo tin buồn rằng tim của Minnie đã ngừng đập.

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-3
Ở tuần 25 của thai kỳ, chị Florence nhận được tin một tim thai đã ngừng đập.


Chị Florence nhớ lại: "Tôi không thể tin được là Minnie đã qua đời trước cả khi chào đời. Tôi bị sốc nặng. Năm tuần qua, mọi thứ không có gì thay đổi, tôi không có bất kỳ dấu hiệu gì lạ nên tôi nghĩ con vẫn ổn. Vì thế, khi nghe bác sĩ nói xong, tôi đã hoàn toàn bị suy sụp. Chúng tôi đã mua hai cái cũi, một chiếc xe đẩy đôi và nhiều quần áo song sinh giống nhau để dành cho Minnie và Hettie. Cái ý nghĩ phải quay lại cửa hàng và trả lại một cái cũi, đổi xe đẩy đôi thành xe đẩy đơn khiến tôi thất vọng. Tôi không thể nào chịu đựng nổi.

Trong cơn tuyệt vọng, tôi đã nói với bác sĩ là tôi muốn sinh con ngay lập tức để họ có thể làm cách gì đó cứu lấy Minnie. Nhưng bác sĩ đã không đồng ý vì họ không biết Minnie đã chết được bao lâu rồi. Và vì là cặp song sinh cùng trứng, hai bé có chung một nhau thai nên nếu lấy Minnie ra thì Hettie sẽ gặp nguy hiểm".

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-4
Dù rất đau lòng nhưng chị đành phải để Minnie ở trong bụng mẹ thêm 10 tuần nữa nhằm đảm bảo Hettie chào đời khỏe mạnh.

Đã mất một đứa con rồi, chị Florence không thể mạo hiểm để mất đi Hettie nữa, vì nếu sinh ra ở tuần thứ 25, bác sĩ cảnh báo khả năng sống sót của con rất thấp. Chẳng còn cách nào khác, bà mẹ này đành phải mang cả hai con cho đủ tháng. Song, dù đã chọn phương án đau lòng này, nhưng bác sĩ vẫn cảnh báo có thể Hettie cũng sẽ chết hoặc bị tổn thương não nghiêm trọng.

"Mọi thứ lúc ấy mông lung như một trò đùa. Tôi không thể nhìn thấy ánh sáng nằm cuối đường hầm. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng bất kỳ quyết định nào của mình cũng đều có tính may rủi, vậy nên thay vì lo lắng, tôi đã chọn cách giữ cho cuộc sống của mình bình lặng, không suy nghĩ quá nhiều đến chuyện buồn để giữ cho Hettie được an toàn", bà mẹ 1 con tâm sự.

May mắn là ở tuần thứ 30, kết quả quét não cho thấy em bé còn lại không có vấn đề gì về não. Tuy Hettie có một lỗ thủng ở tim nhưng nó sẽ được phẫu thuật để "sửa chữa" lại sau khi bé chào đời.

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-5
Hettie vui vẻ bên bố mẹ.

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-6
Vào tháng 12 sắp tới đây, Hettie sẽ đón sinh nhật đầu tiên của mình.

Ở tuần thứ 35, Hettie chào đời và chỉ nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh 1 ngày trước khi về giường nằm cùng mẹ. Chị Florence không được gặp Minnie vì bác sĩ muốn người mẹ này lưu giữ hình ảnh đẹp của Minnie trong ký ức. Một đứa trẻ chết lưu 10 tuần thật sự không phải là một hình ảnh đẹp.

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-7
Cô bé thường được mẹ đưa đi thăm mộ của chị Minnie.

Vào tháng 12 sắp tới đây, Hettie sẽ đón sinh nhật đầu tiên của cuộc đời và cũng là lần giỗ đầu của Minnie. Dù không biết con có hiểu mình đã từng có một người chị song sinh hay không nhưng chị Florence đã luôn nói về Minnie với Hettie và cả gia đình thường cùng nhau đến thăm mộ Minnie.

Hội chứng truyền máu song thai (TTTS) là gì?

Hội chứng truyền máu song thai là một tình trạng xảy ra trước khi sinh, trong đó các cặp song sinh chia sẻ lượng máu cung cấp từ nhau thai không bằng nhau, dẫn đến hai thai nhi phát triển với hai tốc độ khác nhau. Trên thực tế có 70% các cặp song sinh cùng trứng có chung một bánh nhau, và 15-20% các cặp song sinh này bị TTTS. Tuy nhiên, hội chứng này không liên quan đến bất cứ điều gì người mẹ đã làm hoặc không làm trong thai kỳ.

Chưa hết đau đớn vì con chết lưu, bà mẹ còn sốc khi bác sĩ yêu cầu giữ đứa trẻ đã mất trong bụng 10 tuần-8


Thông thường, những cặp song sinh giống hệt nhau sẽ có chung một nhau thai và nằm trong hai túi ối khác nhau. Các mạch máu chứa chất dinh dưỡng sẽ được lưu chuyển đồng đều đến nuôi dưỡng cả hai em bé. Tuy nhiên, nếu lượng máu chia sẻ giữa hai em bé không bằng nhau thì hội chứng truyền máu song thai xảy ra. Thai nhi nhận được nhiều máu hơn gọi là người nhận. Thai nhi nhận được ít máu hơn gọi là người cho.

Bởi vì nhận được ít máu hơn nên em bé này sẽ phát triển chậm hơn và nhỏ hơn. Bé có biểu hiện mất nước và không đi tiểu nhiều. Do đó, bàng quang nhỏ và lượng nước ối cũng bắt đầu giảm dần. Trong khi đó, em bé nhận lại phát triển nhanh, nên luôn cố gắng tiểu ra lượng nước dư thừa vì có nhiều máu hơn nên bàng quang của bé sẽ lớn và có nhiều nước ối.

Do đó, các bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên đi khám siêu âm sàng lọc hai tuần một lần vào khoảng giữa tuần 16 và 24 của thai kỳ nếu bạn mang đa thai. Việc này sẽ giúp bác sĩ phát hiện xem bạn có bị TTTS hay không, từ đó họ sẽ đưa ra hướng giải quyết để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

 


Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chua-het-dau-don-vi-con-chet-luu-ba-me-con-soc-khi-bac-si-yeu-cau-giu-dua-tre-da-mat-trong-bung-10-tuan-162202711192928030.htm

mang thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.