Có 1 quy tắc thành công đang bị đánh giá cao quá mức, chuyên gia nổi tiếng nói: Đây mới là thứ trẻ cần để "làm nên công chuyện"

Giáo sư Anders Ericsson khẳng định: "Đối với mọi đứa trẻ, nếu muốn đạt được thành quả, không chỉ dựa vào học hành chăm chỉ mà phải tư duy theo kiểu "rèn luyện có chủ đích".

"Quy tắc 10.000 giờ" lần đầu tiên được đề cập trong cuốn sách năm 2008 của Malcolm Gladwell. Ông là nhà báo, nhà văn và diễn giả người Canada gốc Anh nổi tiếng. Trong cuốn sách này, ông tuyên bố rằng "10.000 giờ là một con số kỳ diệu". Cụ thể, 10.000 giờ thực hành là điều kiện tiên quyết để trở thành chuyên gia.

Hầu hết tất cả các nhân vật vĩ đại đều cần phải trải qua giai đoạn này. Nhà thần kinh học Daniel Levitin cũng cho biết: "Nhiều nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như âm nhạc, thể thao, kinh tế, công nghệ và thậm chí tội phạm đã chứng minh quy tắc này. Bạn phải lặp đi lặp lại 10.000 giờ liên tục để trở nên thuần thục".

Quy tắc 10.000 giờ khẳng định bạn phải thực hành trung bình 10 năm, bao gồm 1000 giờ một năm, 20 giờ một tuần và 3 giờ một ngày để đạt được quy tắc 10.000 giờ. Yếu tố quan trọng nhất của quy tắc 10.000 giờ là sự thực hành cẩn thận và vươn tới xuất sắc. Khi đó, con số 10.000 giờ sẽ đem đến sự kỳ diện, đảm bảo rằng bạn có thể tiến bộ vượt bậc.

Thông điệp mà Gladwell muốn truyền tải được hiểu rằng: Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, họ thành công nhờ nỗ lực của bản thân. Quy tắc này đem đến sự động viên và thúc đẩy tất cả mọi người chăm chỉ, cố gắng cải thiện bản thân mỗi ngày. Vì thế, hiện nay quy tắc 10.000 giờ khá phổ biến trong cả công việc và cuộc sống.

Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, bạn có thể thấy tại sao có rất nhiều nhân viên đã làm việc trong nhiều năm nhưng không tiến bộ nhiều. Điều này là do họ đã thành thạo công việc của mình song lại không cố gắng cải thiện kỹ năng hơn nữa. Bàn về vấn đề này, Ông Anders Ericsson – Giáo sư Tâm lý học tại Đại học bang Florida đã đưa ra phản bác.

Có 1 quy tắc thành công đang bị đánh giá cao quá mức, chuyên gia nổi tiếng nói: Đây mới là thứ trẻ cần để làm nên công chuyện-1
"Quy tắc 10.000 giờ" từng vấp phải nhiều tranh cãi. (Ảnh minh họa)

Không phải "quy tắc 10.000 giờ", "thực hành có chủ đích" mới giúp trẻ sớm thành công

Giáo sư Anders Ericsson công khai phản đối "quy tắc 10.000 giờ". Giáo sư cho rằng "quy tắc 10.000 giờ" đã bỏ qua một điều quan trọng, đó là mức độ hiệu quả của việc rèn luyện. 

Vị giáo sư lấy việc tập đàn violon là một ví dụ điển hình. Nhiều người bỏ nhiều năm tập luyện nhưng không thành công. Ngược lại, có những người chỉ tập trong thời gian ngắn nhưng trở thành bậc thầy violon. Họ có thể hướng dẫn cho người khác và đem lại hiệu quả rất tốt. 

Vậy sự khác biệt ở đây là gì? Giáo sư Anders Ericsson cho rằng người tập luyện trong thời gian ngắn nhưng nỗ lực, dành sự tập trung cao độ vẫn sẽ đạt hiệu quả. Đây gọi là "thực hành có chủ đích". Không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc, vị giáo sư còn tiến hành nghiên cứu tương tự đối với những nhân vật kiệt xuất trong chơi thể thao, y học, quân sự,… Kết quả đem lại không ngoại lệ, điều này càng khẳng định sự quan trọng của "thực hành có chủ đích". 

Giáo sư Anders Ericsson khẳng định: "Đối với mọi đứa trẻ, nếu muốn đạt được thành quả, không chỉ dựa vào học hành chăm chỉ mà phải tư duy theo kiểu "rèn luyện có chủ đích". Nghĩa là trẻ phải lập ra được kế hoạch học tập, phương pháp tập luyện, có mục tiêu rõ ràng. 

Có 1 quy tắc thành công đang bị đánh giá cao quá mức, chuyên gia nổi tiếng nói: Đây mới là thứ trẻ cần để làm nên công chuyện-2
Ông Anders Ericsson – Giáo sư Tâm lý học tại Đại học bang Florida.

Đâu là cách "thực hành có chủ đích"?

1. Đặt mục tiêu cụ thể

"Thực hành có chủ đích" chủ yếu để đạt được mục đích lâu dài thông qua việc "tích tiểu thành đại". Mục tiêu càng rõ ràng thì việc hướng dẫn trẻ học tập, rèn luyện càng hiệu quả. 

Chẳng hạn như trong việc tập đàn, nếu cha mẹ đưa ra mục tiêu đơn thuần cho trẻ là "mỗi ngày tập đàn nửa tiếng" thì trẻ sẽ kiên trì làm theo. Nhưng thực chất trẻ tập đàn cẩu thả, không tập trung và không có mục đích.

Nhưng nếu mục tiêu cụ thể là "chơi bản nhạc trong 3 lần liên tiếp với điều kiện không mắc lỗi và hoàn thành trong thời gian quy định" thì hiệu quả mang đến sẽ khác. Trẻ sẽ nâng cao sự tập trung và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Khi đạt được thành quả, trẻ sẽ khát khao chinh phục những thử thách tiếp theo.

2. Quá trình thực hành có trọng tâm

Để tiến bộ nhanh chóng, trẻ phải hoàn toàn tập trung vào nhiệm vụ đang thực hiện. Điều này đòi hỏi gia đình phải tạo một môi trường giúp trẻ tập trung dễn dàng hơn, tránh bị xao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài. 

Chẳng hạn, trong quá trình học, trẻ không được sử dụng điện thoại, không thể vừa học vừa xem ti vi hay tranh thủ làm những việc khác. Điều này khiến trẻ mất tập trung, kéo dài thời gian hoàn thành bài tập. 

3. Cần có những phản hồi phù hợp

Cho dù trẻ đặt mục tiêu rõ ràng nhưng nếu không có sự góp ý, phản hồi, trẻ sẽ không biết những điều mình làm có đúng không, còn sai sót ở đâu. Do đó, cha mẹ cần là người cố vấn cho trẻ theo từng lộ trình phát triển. Như vậy, trẻ mới có những bước đi chính xác, phù hợp. 

4. Cần thoát ra khỏi vùng an toàn

Trong quá trình học tập hay làm bất kỳ công việc nào, nếu trẻ chỉ chọn những điều dễ dàng mà không phấn đấu với những thử thách mới sẽ không bao giờ tiến bộ.

Vì thế, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thoát ra khỏi vùng an toàn, tiếp tục trau dồi những nội dung mới. Quá trình học tập cần liên tục, không được ngừng lại. Chỉ như vậy mới giúp trẻ nâng cao tư duy và có thêm những trải nghiệm thú vị. 

Theo Tổ Quốc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://toquoc.vn/giao-su-tam-ly-my-chi-ra-day-moi-la-thu-tre-thuc-su-can-de-thanh-cong-20230214115646705.htm?fbclid=IwAR1oWngdWW52aowPBl56lRQ6wjmX4mGMJoD3sgmkk75JPvCkE9ikUth1rSo

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.