- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Có 3 loại tổn thương gây hại cho cuộc đời 1 đứa trẻ: Loại thứ nhất dễ phát hiện, loại thứ ba âm thầm mà nguy hiểm cực kỳ
Trong quá trình dạy con, các bậc cha mẹ nên cố gắng đừng làm tổn thương con.
Có câu: “Trồng cây mười năm, trồng người trăm năm”. Sinh con đã khó, nuôi dạy con ngoan càng khó hơn. Theo tiến sĩ Naveen Sharma, chuyên gia tư vấn tâm thần ở Anh, trở thành cha mẹ là một hành trình tuyệt vời nhưng cũng có nghĩa phải đối mặt với những thách thức và học hỏi những điều mới. Không có gì ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ mắc sai lầm trong quá trình này.
Có ba kiểu nuôi dạy gây tổn thương cho trẻ nhất thời thậm chí đến suốt cuộc đời, cha mẹ cần lưu ý:
1. Tổn thương cơ thể
Trong suy nghĩ của nhiều cha mẹ vẫn tồn tại quan niệm giáo dục "Không đánh thì không thể thành tài". Họ cho rằng nếu đứa trẻ không nghe lời thì có thể nhanh chóng thay đổi bằng cách dùng đòn roi.
Trên thực tế, một đứa trẻ luôn bị đánh đập sẽ không thể cảm nhận được tình yêu của người khác, cũng sẽ không học được cách yêu thương người khác. Trẻ trở nên ích kỷ và có nhân cách méo mó.
Tiến sĩ Julie Ma, Đại học Michigan-Flint và nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu tác động của đòn roi so với những trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu (còn gọi là ACEs, gồm: ngược đãi, bỏ bê, bạo lực gia đình, các chất kích thích và bạo hành tinh thần với trẻ).
Để làm rõ tác động của ACEs so với đánh đòn, các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ hơn 2.300 gia đình. Sau đó so sánh những trẻ bị các hành vi ACEs và những trẻ chỉ bị kỷ luật bằng roi. Qua đó thấy một đứa trẻ bị các hành vi của ACEs và đánh đòn khi 3 tuổi thì có xu hướng hung hăng, bạo lực, bắt nạt ở tuổi lên 5, hơn những trẻ không phải chịu một hình thức nào.
"Điều này cho thấy tác động có hại của việc đánh đòn và ACEs đối với trẻ em có khả năng tương tự nhau. Ngay cả sau khi chúng tôi kiểm soát được những gì xảy ra vì ACEs, thì việc đánh đòn vẫn là một dấu hiệu dự báo về hành vi hung hăng của trẻ em", TS Julie nói.
2. Tổn thương bởi lời nói
Một số bậc cha mẹ cho rằng khi trẻ mắc lỗi, phải nói nặng lời để con không tái phạm nữa. Nhưng những gì trẻ thực sự cần là khen ngợi chứ không phải chỉ trích gay gắt. Trẻ cần được đánh giá cao và khẳng định chứ không phải đổ lỗi và tấn công.
Cha mẹ giáo dục con cái luôn cảm thấy rằng họ có nhiều kinh nghiệm hơn, vì vậy họ có thói quen sử dụng tư cách người lớn tuổi và thái độ trịch thượng của mình để đưa ra những chỉ dẫn bắt buộc đối với con cái. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể khơi dậy sự chống đối lớn hơn từ những đứa trẻ.
Khi trẻ thường xuyên nghe những từ tiêu cực, chúng sẽ nghĩ rằng chúng xấu xa và không quan trọng, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Tổn thương ngôn ngữ là loại tổn thương thứ hai có thể ám ảnh một đứa trẻ trong cuộc đời.
Cha mẹ nên học cách đồng cảm khi giáo dục con cái và nhìn nhận vấn đề nhiều hơn từ góc độ của con cái. Để trẻ biết rằng cha mẹ đang cố gắng thấu hiểu và giúp đỡ mình thì không dễ nảy sinh tâm lý nổi loạn, dễ đạt được hiệu quả giáo dục tốt.
3. Tổn thương tình cảm
Sự tổn thương về mặt tinh thần của cha mẹ đối với con cái thường thể hiện ở: cha mẹ thường xuyên có cảm xúc tức giận, áp đặt hay phàn nàn. Thờ ơ, thiếu kiên nhẫn và không đáp ứng kịp thời các nhu cầu thiết yếu về thể lý, an toàn và cảm xúc của trẻ. Tổn thương tinh thần là loại tổn thương thứ ba của một đứa trẻ trong cuộc đời, nó phổ biến và khó phát hiện.
Các nghiên cứu cũng cho thấy việc trẻ bị bỏ mặc hay bị kiểm soát quá mức về hành vi hay cảm xúc cũng ảnh hưởng đến khả năng thiết lập sự tự chủ và hình thành bản thể riêng. Khả năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ cũng bị ảnh hưởng, kéo theo những vấn đề về lòng tin tưởng bản thân, khả năng thích ứng, điều chỉnh trong tương lai.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Làm mẹ13 giờ trướcĐại học Harvard đã khảo sát 10.000 để thống kê, phân tích và kết luận: Thành công của một người liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm thời thơ ấu.
-
Làm mẹ1 ngày trướcYêu thương vốn là thứ vô hình, vô thanh. Nên nhiều khi cha mẹ hay nói: Lớn lên con sẽ hiểu cha mẹ yêu con nhường nào.
-
Làm mẹ2 ngày trước“Tôi không đối xử với các con như trẻ con, không la mắng chúng. Tôi không bao giờ bắt chúng phải học. Tôi không kiểm tra bài tập về nhà của chúng. Đó là trách nhiệm của bọn trẻ”.
-
Làm mẹ2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Làm mẹ3 ngày trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Làm mẹ3 ngày trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Làm mẹ3 ngày trướcThực tế, có những khuyết điểm ở trẻ không thực sự là khuyết điểm mà lại là dấu hiệu cho thấy trẻ rất có triển vọng trong tương lai.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
-
Làm mẹ4 ngày trướcTrong nhịp sống hiện đại, nhiều bậc phụ huynh lo ngại khi con mình ngày càng ít vận động, chủ yếu dành thời gian cho việc học và các thiết bị điện tử. Thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Giúp con cân bằng giữa học tập, thư giãn và vận động là điều trăn trở của nhiều bậc cha mẹ.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTheo các chuyên gia, thế hệ gen Z rất mong muốn được tôn trọng sự khác biệt, khao khát được lắng nghe, thấu hiểu. Chỉ khi đó mới có thể “bắt sóng” được các em và đồng hành về tinh thần.
-
Làm mẹ4 ngày trướcTỷ phú Bill Gates từng có thái độ cứng đầu và thách thức cha mẹ thời niên thiếu. Ông bà Gates đã làm gì để giải quyết chuyện đó?
-
Làm mẹ5 ngày trướcTS. Vũ Việt Anh - Chuyên gia giáo dục nhận định, vấn đề trẻ chịu áp lực từ học tập dẫn tới hành động tiêu cực như bỏ nhà đi, thậm chí tìm đến cái chết là thực trạng đau lòng mà những người làm giáo dục và tâm lý phải đối mặt hàng ngày.
-
Làm mẹ5 ngày trướcCha của tỷ phú Facebook từng đưa ra 2 lựa chọn cho con trai: Hoặc là có cơ hội học tại Harvard, hoặc là ông sẽ mua một cửa hàng nhượng quyền McDonald's để anh điều hành.