Có 4 điều tuyệt đối không than vãn với với con mà cha mẹ già cần nhớ

Những lời nói thường ngày của cha mẹ quyết định thái độ của con cái.

Một số người nhầm lẫn rằng, chỉ cần khôn khéo khi ở ngoài, còn khi về nhà thì điều gì cũng có thể nói. Tuy nhiên, trên thực tế, dù là người thân với nhau cũng có những việc cần sự tinh tế, có những điều không bao giờ nên nói ra.

1. Những điều không hài lòng về bạn đời của mình

Sống bên nhau mấy chục năm cuộc đời, chắc chắn sẽ có không ít điều mâu thuẫn, xích mích giữa hai vợ chồng. Tuy nhiên, càng về già thì bạn càng không nên tỏ thái độ không hài lòng về "nửa kia".

Tốt nhất, hãy giữ điều đó trong lòng, đặc biệt không nên chia sẻ với người thân, con cái trong gia đình. Việc phàn nàn không những không giải quyết vấn đề, mà còn gây ảnh hưởng không tốt tới tình cảm gia đình.

Nếu bạn đời biết, mối quan hệ vợ chồng không thể tránh khỏi tổn thương, khiến cho hạnh phúc tuổi già bị "đe dọa". Nếu con cái biết, chúng có thể sinh ra những suy nghĩ tiêu cực, không hay về các mối quan hệ lâu dài, đánh mất cân bằng cảm xúc. Khi mâu thuẫn giữa cha mẹ tăng lên, dù con cái đứng về phía ai thì chúng cũng làm tổn thương tinh thần cả hai bên.

Do đó, ở tuổi trung niên, hãy học cách giải tỏa cảm xúc của bản thân một cách nhẹ nhàng. Khi xuất hiện vấn đề giữa hai bên, bạn có thể khéo léo tìm một cách nào đó để làm cho "đối tác" thay đổi dần dần mà không làm tổn thương cảm xúc của ai cả. Đó là một cách xử lý khôn ngoan mà những người tinh tế mới có thể làm được.

Có 4 điều tuyệt đối không than vãn với với con mà cha mẹ già cần nhớ-1
Ở tuổi trung niên, hãy học cách giải tỏa cảm xúc của bản thân một cách nhẹ nhàng. Ảnh minh họa

2. Không hài lòng với cuộc sống của chính mình

Trong cuộc sống gia đình, nhiều người cảm thấy nghi ngờ, không hài lòng với bản thân, những cảm xúc này có thể vô tình truyền sang con cái. Tuy nhiên, đối với con cái, chúng không muốn thấy cha mẹ dần mất niềm tin và trở nên chán nản.

Thực ra, một người sống đến tuổi trung niên, về già thì nên xem nhẹ mọi việc. Nếu ngoảnh mặt đi thì cuộc đời chỉ là trải nghiệm, nếm được đủ những vui buồn, đắng cay của cuộc đời cũng là một kiểu thành công rực rỡ.

Chúng ta thực sự không cần phải lúc nào cũng suy ngẫm về tuổi già của mình mà nên thư giãn và tận hưởng chúng. Nếu thực sự muốn nói về quá khứ, bạn cũng nên lựa chọn lời nói cẩn thận, giữ thái độ tích cực và lạc quan, đừng để quá khứ phá hủy vẻ đẹp của hiện tại.

Con người thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về thể chất và tâm lý khi về già như lão hóa, suy giảm trí nhớ, vòng tròn xã hội bị thu hẹp… Những vấn đề này khiến trái tim trở nên mỏng manh và bất lực hơn. Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào, bạn cũng nên tiếp cận cuộc sống trước mắt bằng thái độ tích cực và duy trì sức sống, nhiệt huyết.

3. Oán giận thế hệ trước

Nhiều người có thói quen phàn nàn và đổ lỗi. Họ cho rằng cha mẹ mình không sinh mình ra vào thời điểm nào tốt hơn, không cho mình điều kiện sống tốt hơn, không quan tâm mình…

Những người có EQ thấp luôn nói với con cháu về những điều "sai trái" mà cha mẹ mình đã làm với ngôn ngữ oán giận, cảm xúc công kích. Họ không nhận thức được rằng, việc một đứa trẻ có hiếu thảo hay không phụ thuộc vào giáo dục của cha mẹ.

Nếu bạn thường xuyên nói cho con bạn nghe về sự không hài lòng với thế hệ trước của mình, điều đó đồng nghĩa với việc: Chính bạn đang "nuôi dạy" những đứa trẻ bất hiếu.

Thói quen phàn nàn và đổ lỗi cho đấng sinh thành được chính bạn "gieo trồng" vào đầu con trẻ. Về sau, chúng không chỉ không học được cách biết ơn, yêu thương cha mẹ mà chỉ oán giận thế hệ trước theo đúng tư duy vốn có trong đầu.

Tất cả những lời phàn nàn này vô tình khiến những đứa trẻ nhận thức được rằng số phận của mình, cuộc sống của mình đều do cha mẹ quyết định. Nếu cuộc sống không tốt thì lỗi lầm đều thuộc trách nhiệm của cha mẹ, điều này vô cùng nguy hiểm.

4. Những lời cản trở lý tưởng của con

Cha mẹ hiểu con cái, nhưng chưa chắc họ có thể nắm bắt được hướng đi của cuộc đời con. Họ từng kỳ vọng rất cao vào con cái và hy vọng chúng sẽ thành công. Năm tháng trôi qua, nhiều đứa trẻ dần không đáp ứng được kì vọng từ bố mẹ hoặc chúng có những hướng đi khác với mong muốn của bậc sinh thành.

Lúc này, với tư cách là cha mẹ, dù không nhìn thấy được con đường phía trước cũng không thể tùy tiện buột miệng nói ra lời bỏ cuộc. Bởi không có sức tàn phá nào tàn nhẫn và nghiêm trọng hơn cha mẹ. Có người nói con người thật kỳ lạ, nếu trên đời này chỉ có một người ủng hộ ước mơ của bạn thì bạn sẽ cảm thấy tràn đầy tự tin và sức mạnh.

Là cha mẹ, chúng ta nên là người không ngừng tiếp thêm sức mạnh cho con cái, chứ không phải là những chướng ngại vật cản bước tiến của con. Con bạn phải có ước mơ, nếu không cuộc sống của chúng sẽ trở thành một "thực thể sống" mà thôi.

Cho dù chúng không thể đạt được những gì bạn mong muốn thì vẫn tốt hơn nhiều so với việc chính tay bạn cắt đứt tương lai của con.

Theo GĐXH

Xem link gốc Ẩn link gốc https://giadinh.suckhoedoisong.vn/co-4-dieu-tuyet-doi-khong-than-van-voi-voi-con-ma-cha-me-gia-can-nho-172240612161312532.htm

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.